thesun_goesdown_lp
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Lời mở đầu 1
Chương I: Giao dịch dân sự vô hiệu. Các trường hợp làm
giao dịch dân sự vô hiệu 2
I. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu 2
II. Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu 3
Chương II: Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu 6
I. Hậu quả pháp lí chung của giao dịch dân sự vô hiệu 6
II. Bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi GDDS vô hiệu 8
Chương III: một số tình huống cụ thể làm giao dịch dân sự vô hiệu 9
Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 14
LỜI MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là một trong những cách hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, và trong sản xuất kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa qua trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiều và giải quyết hậu quả pháp lí khi giao dịch dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp, gây ra nhiều vướng mắc. Việc nắm vững và hiểu rõ về giao dịch dân sự vô hiệu có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người trong xã hội hiện nay. Vì vậy nhóm 8 xin trình bày đề tài thảo luận:
“ Phân tích các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu.
Hãy xây dựng 4 tình huống cụ thể làm giao dịch dân sự vô hiệu. Nêu rõ qua điểm của anh chị về lí do làm giao dịch đó bị vô hiệu và đường lối xử lí đối với từng trường hợp cụ thể.”
CHƯƠNG I
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU. CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU.
I. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
1. Khái niệm giao dịch dân sự
Theo điều 121 BLDS giao dịch dân sự là hợp đồng hay hành vi pháp lí đơn phương là phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Một giao dịch dân sự chỉ được xác lập, thay đổi hay chấm dứt khi có ít nhất là một trong các bên tham gia giao dịch dân sự thể hiện ý chí của mình dưới 1 hình thức nhất định nhằm mục đích ghi nhận, thay đổi, hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ dân sự.
2. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 127 BLDS quy định: Giao dịch dân sự vô hiệu là các giao dịch không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 BLDS.
Điều 122 BLDS quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự bao gồm:
a. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
b. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
c. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
d. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy những giao dịch dân sự nếu vi phạm 1 trong 4 điều kiện nêu trên thì bị coi là vô hiệu.
3. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu
a. Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ
Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ xảy ra khi toàn bộ nội dung của giao dịch dân sự đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hay một trong các bên tham gia giao dịch đó không có quyền xác lập giao dịch dân sự.Khi đó toàn bộ nội dung của giao dịch đó không có hiệu lực.
Ví dụ: A và B giao kết với nhau 1 hợp đồng mua bán ma túy tổng hợp. Hành vi này đã vi phạm điều cấm của pháp luật nước ta =>đây là 1 hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ.
b. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
Giao dịch vô hiệu từng phần là giao dịch mà trong đó chỉ có 1 phần hay một số phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại. Khi đó chỉ phần vô hiệu là không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.
Ví dụ: công ti A và công ti B kí kết hợp đồng giao nhận hàng hóa địa điểm giao hàng là cảng C nhưng người giao hàng lại đưa tới cảng D gần đó => trường hợp này hợp đồng bị vô hiệu 1 phần do vi phạm về địa diểm giao nhận hàng hóa nhưng không ảnh hưởng tới hiệu lực của những phần khác như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, …
II. Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm xã hội, trái đạo đức xã hội
Điều 128 BLDS quy định Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Điều 129 BLDS quy định:
“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo bị vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”
Trong thực tế ta cần xác định đủ cả hai vế của quy định là có sự giả tạo và có sự trốn tránh nghĩa vụ. Nếu chỉ có 1 vế thì chưa thể quy kết giao dịch vô hiệu.
Ví dụ: Bà A vay nợ của B số tiền 1 tỉ đồng. bà đã kí giấy vay nợ và đồng ý bán đứt căn nhà cho B để trả nợ. Việc mua bán này chưa được thực hiện thì bà A lại bán căn nhà này cho C (hợp đồng mua bán đã qua công chứng). Trong tình huống này hợp đồng mua bán giữa bà A với C chưa hẳn bị vô hiệu do giả tạo để trốn tránh trách nhiệm với người thứ 3 bởi sau khi bán nhà cho C xong thì bà A vẫn trả tiền nợ cho B nên không thể nói bà A trốn tránh nghĩa vụ. Nếu như sau khi bán nhà xong bà A vẫn không chịu trả tiền nợ cho B thì hợp đồng mua bán giữa A và C mới bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3.
3. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Điều 131 BLDS quy định:
Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại điều 132 bộ luật này.
Tuy nhiên trong thực tế khi áp dụng chế định này thì xuất hiện không ít bất cập về khái niệm “nhầm lẫn” hay nguyên nhân gây nhầm lẫn.
Ví dụ: A bán cho B một món đồ cổ. Cả 2 đã cùng nghĩ món đồ cổ này thuộc thế kỉ 16 nên định giá nó là 100 triệu. Một thời gian sau cả 2 lại biết được món đồ đó ở thế kỉ 11 và giá trị của nó là 300 triệu. Rõ ràng ở đây 2 bên đều nhầm lẫn. Nhầm lẫn của A xuất phát từ chính anh ta , không hề có tác động nào từ B, tức là không hề có lỗi của bên B.Vì vậy A không thể yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch này vô hiệu do nhầm lẫn và đòi B phải trả đúng giá trị của món đồ cổ được.
4. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Điều 132 BLDS quy định
Khi một bên tham gia giao dịch do bị lừa dối, đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó bị vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hay của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hay nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hay của người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hay của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
Lừa dối và nhầm lẫn đều là những khiếm khuyết của sự thể hiện ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Song sự lừa dối khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầm lẫn vốn do người kí kết hợp đồng tự mình hiểu sai còn sự lừa dối là sự hiểu sai do đối phương gây ra. Sự phân biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn được xác định bởi tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên.
Để có thể xem xét một hành vi có phải là sự lừa dối trong giao kết hợp đồng hay không người ta căn cứ vào các yếu tố sau đây: Một là, phải có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hay bỏ qua sự thật của một bên, Hai là, người nghe phải không biết đến sự sai lệch đó. Ba là, người nghe đã tin vào sự sai lệch do một bên đưa ra mà giao kết hợp đồng. Và bốn là, phải có thiệt hại xảy ra.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời mở đầu 1
Chương I: Giao dịch dân sự vô hiệu. Các trường hợp làm
giao dịch dân sự vô hiệu 2
I. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu 2
II. Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu 3
Chương II: Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu 6
I. Hậu quả pháp lí chung của giao dịch dân sự vô hiệu 6
II. Bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi GDDS vô hiệu 8
Chương III: một số tình huống cụ thể làm giao dịch dân sự vô hiệu 9
Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 14
LỜI MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là một trong những cách hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, và trong sản xuất kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa qua trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiều và giải quyết hậu quả pháp lí khi giao dịch dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp, gây ra nhiều vướng mắc. Việc nắm vững và hiểu rõ về giao dịch dân sự vô hiệu có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người trong xã hội hiện nay. Vì vậy nhóm 8 xin trình bày đề tài thảo luận:
“ Phân tích các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu.
Hãy xây dựng 4 tình huống cụ thể làm giao dịch dân sự vô hiệu. Nêu rõ qua điểm của anh chị về lí do làm giao dịch đó bị vô hiệu và đường lối xử lí đối với từng trường hợp cụ thể.”
CHƯƠNG I
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU. CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU.
I. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
1. Khái niệm giao dịch dân sự
Theo điều 121 BLDS giao dịch dân sự là hợp đồng hay hành vi pháp lí đơn phương là phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Một giao dịch dân sự chỉ được xác lập, thay đổi hay chấm dứt khi có ít nhất là một trong các bên tham gia giao dịch dân sự thể hiện ý chí của mình dưới 1 hình thức nhất định nhằm mục đích ghi nhận, thay đổi, hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ dân sự.
2. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 127 BLDS quy định: Giao dịch dân sự vô hiệu là các giao dịch không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 BLDS.
Điều 122 BLDS quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự bao gồm:
a. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
b. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
c. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
d. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy những giao dịch dân sự nếu vi phạm 1 trong 4 điều kiện nêu trên thì bị coi là vô hiệu.
3. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu
a. Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ
Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ xảy ra khi toàn bộ nội dung của giao dịch dân sự đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hay một trong các bên tham gia giao dịch đó không có quyền xác lập giao dịch dân sự.Khi đó toàn bộ nội dung của giao dịch đó không có hiệu lực.
Ví dụ: A và B giao kết với nhau 1 hợp đồng mua bán ma túy tổng hợp. Hành vi này đã vi phạm điều cấm của pháp luật nước ta =>đây là 1 hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ.
b. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
Giao dịch vô hiệu từng phần là giao dịch mà trong đó chỉ có 1 phần hay một số phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại. Khi đó chỉ phần vô hiệu là không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.
Ví dụ: công ti A và công ti B kí kết hợp đồng giao nhận hàng hóa địa điểm giao hàng là cảng C nhưng người giao hàng lại đưa tới cảng D gần đó => trường hợp này hợp đồng bị vô hiệu 1 phần do vi phạm về địa diểm giao nhận hàng hóa nhưng không ảnh hưởng tới hiệu lực của những phần khác như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, …
II. Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm xã hội, trái đạo đức xã hội
Điều 128 BLDS quy định Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Điều 129 BLDS quy định:
“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo bị vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”
Trong thực tế ta cần xác định đủ cả hai vế của quy định là có sự giả tạo và có sự trốn tránh nghĩa vụ. Nếu chỉ có 1 vế thì chưa thể quy kết giao dịch vô hiệu.
Ví dụ: Bà A vay nợ của B số tiền 1 tỉ đồng. bà đã kí giấy vay nợ và đồng ý bán đứt căn nhà cho B để trả nợ. Việc mua bán này chưa được thực hiện thì bà A lại bán căn nhà này cho C (hợp đồng mua bán đã qua công chứng). Trong tình huống này hợp đồng mua bán giữa bà A với C chưa hẳn bị vô hiệu do giả tạo để trốn tránh trách nhiệm với người thứ 3 bởi sau khi bán nhà cho C xong thì bà A vẫn trả tiền nợ cho B nên không thể nói bà A trốn tránh nghĩa vụ. Nếu như sau khi bán nhà xong bà A vẫn không chịu trả tiền nợ cho B thì hợp đồng mua bán giữa A và C mới bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3.
3. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Điều 131 BLDS quy định:
Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại điều 132 bộ luật này.
Tuy nhiên trong thực tế khi áp dụng chế định này thì xuất hiện không ít bất cập về khái niệm “nhầm lẫn” hay nguyên nhân gây nhầm lẫn.
Ví dụ: A bán cho B một món đồ cổ. Cả 2 đã cùng nghĩ món đồ cổ này thuộc thế kỉ 16 nên định giá nó là 100 triệu. Một thời gian sau cả 2 lại biết được món đồ đó ở thế kỉ 11 và giá trị của nó là 300 triệu. Rõ ràng ở đây 2 bên đều nhầm lẫn. Nhầm lẫn của A xuất phát từ chính anh ta , không hề có tác động nào từ B, tức là không hề có lỗi của bên B.Vì vậy A không thể yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch này vô hiệu do nhầm lẫn và đòi B phải trả đúng giá trị của món đồ cổ được.
4. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Điều 132 BLDS quy định
Khi một bên tham gia giao dịch do bị lừa dối, đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó bị vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hay của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hay nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hay của người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hay của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
Lừa dối và nhầm lẫn đều là những khiếm khuyết của sự thể hiện ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Song sự lừa dối khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầm lẫn vốn do người kí kết hợp đồng tự mình hiểu sai còn sự lừa dối là sự hiểu sai do đối phương gây ra. Sự phân biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn được xác định bởi tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên.
Để có thể xem xét một hành vi có phải là sự lừa dối trong giao kết hợp đồng hay không người ta căn cứ vào các yếu tố sau đây: Một là, phải có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hay bỏ qua sự thật của một bên, Hai là, người nghe phải không biết đến sự sai lệch đó. Ba là, người nghe đã tin vào sự sai lệch do một bên đưa ra mà giao kết hợp đồng. Và bốn là, phải có thiệt hại xảy ra.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật luận văn, phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự từng phần, Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ, giao dịch dân sự vô hiệu một phần và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch vô hiệu?, kiến nghị về tình huống giao dịch dân sự vô hiệu, luận văn: Hợp đồng vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba