giundangngoe_girl_hehehe
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đạt được mục tiêu đó. Khác với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia – nơi được kế hoạch hóa và cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ngày nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong cơ chế thị trường chịu sự tác động của các quy luật thị trường, bất cứ một sai lầm nào đều có thể dẫn đến hậu quả khó lường, thậm chí là phá sản. Do đó, việc ra quyết định đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị. Các nhà quản trị sẽ tổ chức, phối hợp, ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong doanh nghiệp, nhằm mục tiêu chỉ đạo, hướng dẫn để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích, đánh giá và đề ra những dự án chiến lược cho tương lai.
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ kế hoạch hóa và quản lý hữu dụng. Qua việc phân tích này, các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá cả, sản lượng, cơ cấu mặt hàng và đặc biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận doanh nghiệp như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả hoạch định kế hoạch trong tương lại. Từ đó cho phép nhà quản trị đi đến nhiều quyết định quan trọng như: Chọn lựa dây truyền sản xuất, xác định giá bán sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm và xây dựng thị trường tiêu thụ, lựa chọn nguyên vật liệu thích hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Với những đặc điểm trên việc vận dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, tuy nhiên việc vận dụng nó là một vấn đề còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà”.
1.2.Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Vận dụng việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của kế toán quản trị vào lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Đức Hà, từ đó giúp cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản lý.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Làm rõ cơ sở lý luận của phương pháp phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong quản lý kinh doanh.
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của công ty, nhằm giúp các nhà quản lý của doanh nghiệp xác định được khả năng hòa vốn và khả năng tăng lợi nhuận trong kinh doanh.
Đưa ra một số biện pháp nhằm áp dụng có hiệu quả hơn phương pháp phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi, các khoản mục phí.
Chi phí biến đổi đơn vị.
Giá bán xe máy.
Lợi nhuận kinh doanh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty thương mại Đức Hà.
Về nội dung:
Phân tích hòa vốn và phân tích các quyết định trong kinh doanh của 2 loại xe máy Drama và Model II trong công ty.
Một số biện pháp nhằm nhanh chóng đạt hòa vốn và tăng lợi nhuận qua việc ứng xử chi phí, ra quyết định quản lý.
Về thời gian: Từ ngày 17/01/2007 đến ngày 17/05/2007.
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận là mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng (số lượng, mức độ hoạt động), kết cấu hàng bán, chi phí (cố định, biến đổi) và sự tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp. [Thông tư 53/2006/TT-BTC]
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (cost – volume – profit relationship analysics) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố giá bán, sản lượng, CPCĐ, CPBĐ và kết cấu mặt hàng đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. [Giáo trình kế toán quản trị- Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2000].
Việc phân tích thông qua mô hình CVP không chỉ giúp việc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược tiêu thụ, chiến lược marketing nhằm khai thác có hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp ích nhiều cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp
2.1.2. Mục đích phân tích CVP
Mục đích của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Để có thể thực hiện phân tích CVP đòi hỏi người quản lý phải nắm vững cách ứng xử của chi phí, phân biết được CPCĐ, CPBĐ, phải hiểu rõ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo LĐG, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP như LĐG, tỷ lệ LĐG.
2.1.3. Vận dụng phân tích CVP trong kinh doanh
Phân tích CVP có thể dùng cho các tổ chức tìm kiếm lợi nhuận và các tổ chức không vì lợi nhuận. Với các tổ chức tìm kiếm lợi nhuận, người quản lý thường nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng đầu ra tới thu nhập (doanh thu), chi phí, lãi ròng. Các tổ chức không vì lợi nhuận cũng nghiên cứu mối quan hệ CVP vì các tổ chức này đều có nguồn lực hạn chế và cần hiểu kinh phí thay đổi thế nào khi khối lượng thay đổi để giúp cho người quản lý kiểm soát kinh phí.
Trong các quyết định kinh doanh có thể vận dụng phân tích CVP vào hai nhóm quyết định là quyết định kinh doanh hoà vốn gắn với nội dung phân tích hoà vốn và các biện pháp chóng đạt hoà vốn, quyết định kinh doanh có lợi nhuận gắn các phương án lựa chọn làm tăng lợi nhuận.
2.2. Báo cáo kết quả theo LĐG
Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo kết quả theo 2 phương pháp là phương pháp tài chính và phương pháp LĐG.
Phương pháp tài chính: Đây là phương pháp truyền thống của cách lập báo cáo tài chính. Phương pháp này coi tất cả các chi phí sản xuất chung là chi phí sản phẩm và trở thành chi phí dưới dạng chi phí sản xuất của hàng bán.
Báo cáo kết quả theo phương pháp tài chính có dạng sau:
Doanh thu xxxxx
(Trừ) Chi phí sản xuất hàng bán xxxx
Nguyên vật liệu trực tiếp
Lao động trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Lãi gộp xxx
(Trừ) Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý xx
Lãi thuần hoạt động x
Phương pháp LĐG: Theo phương pháp này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 yếu tố CPCĐ và CPBĐ, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.
Báo cáo kết quả theo phương pháp LĐG có dạng sau:
Doanh thu xxxxx
(Trừ) CPBĐ xxxx
Nguyên vật liệu trực tiếp
Lao động trực tiếp
CPBĐ sản xuất chung
CPBĐ bán hàng
CPBĐ quản lý
LĐG xxx
(Trừ) CPCĐ xx
CPCĐ sản xuất chung
CPCĐ bán hàng
CPCĐ quản lý
Lãi thuần hoạt động x
So sánh báo cáo kết quả theo phương pháp LĐG và phương pháp tài chính.
Theo phương pháp tài chính Theo phương pháp LĐG
Doanh thu xxxxx Doanh thu xxxxx
Giá vốn hàng bán xxxx CPBĐ xxxx
Lãi gộp xxx LĐG xxx
Chi phí bán hàng, quản lý xx CPCĐ xx
Lãi thuần hoạt động x Lãi thuần hoạt động x
Sự giống nhau của 2 loại báo cáo này là cùng xem xét tới các chỉ tiêu như doanh thu, lãi thuần, cùng nguồn số liệu chi phí nhưng giữa 2 loại báo cáo này có rất nhiều điểm khác nhau.
Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 báo cáo kết quả là tên gọi và cách phân loại chi phí: Báo cáo tài chính phân biệt chi phí thành chi phí trong sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, phương pháp này coi tất cả chi phí sản xuất là chi phí sản phẩm và trở thành chi phí sản xuất của hàng bán trừ giá vốn hàng bán, báo cáo kiểu LĐG phân biệt chi phí thành 2 loại CPCĐ và CPBĐ. Các nhà quản lý sẽ chia chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ra CPCĐ và CPBĐ, còn các chi phí trực tiếp nghiễm nhiên là CPBĐ. CPBĐ sẽ được xem xét trước sau đó là CPCĐ.
Phương pháp LĐG nhấn mạnh số CPCĐ sẽ được trừ đi để có lãi thuần. Đặc điểm này của CPCĐ tập trung sự chú ý quản lý vào ứng xử và kiểm tra CPCĐ trong cả quản lý ngắn hạn và dài hạn.
Kế toán tài chính chỉ sử dụng và lập báo cáo kết quả theo phương pháp tài chính còn kế toán quản trị sử dụng cả 2 loại báo cáo nhưng có sự phân biệt như sau: báo cáo kiểu tài chính thường nhấn mạnh vào việc lập cho từng mặt hàng, từng hoạt động hơn là cho toàn doanh nghiệp, báo cáo này để theo dõi thực hiện. Báo cáo kiểu LĐG có thể lập và sử dụng cho theo dõi thực hiện và ra quyết định, đặc biệt có tác dụng trong việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn.
Khi nhận được báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu, lợi nhuận vì hình thức báo cáo của kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó báo cáo của kế toán tài chính cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo LĐG lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó qua báo cáo kết
quản trị công ty có các biện pháp hữu hiệu để giảm các khoản chi phí không cần thiết, giảm giá thành sản phẩm tạo ra thế cạnh tranh vững vàng cho sản phẩm của công ty đứng vững trên thị trường.
Về hình thức trả lương: Công ty nên có hình thức trả lương cho phòng bán hàng cho phù hợp vì đây là bộ phận liên quan trực tiếp đến việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cho công ty.
Về tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty: Công ty là doanh nghiệp thương mại nên vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Công ty nên có biện pháp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn nữa, tránh tình trạng lãi vay ngân hàng quá lớn hay chiếm dụng vốn của người bán quá lâu, làm giảm uy tín của công ty.
MỤC LỤC
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 4
2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 4
2.1.2. Mục đích phân tích CVP 4
2.1.3. Vận dụng phân tích CVP trong kinh doanh 5
2.2. Báo cáo kết quả theo LĐG 5
2.3. Các tính toán liên quan đến phân tích CVP 8
2.3.1.Chi phí sản xuất kinh doanh 8
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh khối lượng 12
2.3.2.1. Doanh thu 12
2.3.2.2. Sản phẩm 12
2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận 12
2.4. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP 13
2.4.1. LĐG 13
2.4.2. Tỷ lệ LĐG 15
2.4.3. Đòn bẩy hoạt động kinh doanh 16
2.5. Phân tích điểm hòa vốn 18
2.5.1. Khái niệm điểm hòa vốn 18
2.5.2. Phương pháp xác định điểm hòa vốn 19
2.5.2.1. Phương pháp đại số 19
2.5.2.2. Phương pháp đồ thị 24
2.6. Hạn chế của phương pháp phân tích CVP 26
PHẦN III 27
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Thương mại Đức Hà 27
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty 28
3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh 28
3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 28
3.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 30
3.1.3.1.Đặc điểm bộ máy kế toán 30
3.1.3.2. Hình thức kế toán sử dụng 31
3.1.4. Tình hình lao động 33
3.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn 34
3.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh 36
3.2. Phương pháp nghiên cứu 38
PHẦN IV 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
4.1. Các yếu tố CVP 40
4.1.1.Xác định chỉ tiêu phản ánh khối lượng 40
4.1.2. Các tính toán và phân loại chi phí 41
4.1.2.1. Chi phí nhân công 41
4.1.2.2. Giá mua xe tại nhà máy sản xuất và lắp ráp 43
4.1.2.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định 44
(Nguồn: Phòng kế toán) 45
4.1.2.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 45
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán) 46
4.1.2.5. Chi phí trả lãi vay ngân hàng và chi phí bằng tiền khác 46
4.1.2.6. Chi phí thuê văn phòng, thuê kho 46
4.1.2.7. Chi phí vận chuyển hàng hóa 47
4.1.2.8. Phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm 48
4.2. Phân tích điểm hòa vốn 49
4.2.1. Lãi đóng góp 49
4.2.2.Tỷ lệ lãi đóng góp 50
4.2.3. Đòn bẩy kinh doanh 52
4.2.4. Xác định điểm hòa vốn 52
4.2.4.1. Phương pháp đại số 52
4.2.4.2. Phương pháp đồ thị 57
Đồ thị dạng phân biệt 59
4.3. Phân tích các quyết định làm tăng lợi nhuận 60
4.3.1. Dự toán mức hoạt động theo kế hoạch lợi nhuận 60
4.3.2. Thay đổi định phí và doanh thu 61
4.3.3. Thay đổi biến phí và doanh thu 62
4.3.4. Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu 63
4.3.5. Quyết định khung giá bán của sản phẩm 64
4.4. Một số biện pháp nhằm vận dụng tốt hơn phương pháp phân tích CVP vào công ty 64
PHẦN V 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1. Kết luận 66
5.2. Kiến nghị 66
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đạt được mục tiêu đó. Khác với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia – nơi được kế hoạch hóa và cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ngày nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong cơ chế thị trường chịu sự tác động của các quy luật thị trường, bất cứ một sai lầm nào đều có thể dẫn đến hậu quả khó lường, thậm chí là phá sản. Do đó, việc ra quyết định đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị. Các nhà quản trị sẽ tổ chức, phối hợp, ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong doanh nghiệp, nhằm mục tiêu chỉ đạo, hướng dẫn để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích, đánh giá và đề ra những dự án chiến lược cho tương lai.
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ kế hoạch hóa và quản lý hữu dụng. Qua việc phân tích này, các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá cả, sản lượng, cơ cấu mặt hàng và đặc biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận doanh nghiệp như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả hoạch định kế hoạch trong tương lại. Từ đó cho phép nhà quản trị đi đến nhiều quyết định quan trọng như: Chọn lựa dây truyền sản xuất, xác định giá bán sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm và xây dựng thị trường tiêu thụ, lựa chọn nguyên vật liệu thích hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Với những đặc điểm trên việc vận dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, tuy nhiên việc vận dụng nó là một vấn đề còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà”.
1.2.Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Vận dụng việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của kế toán quản trị vào lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Đức Hà, từ đó giúp cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản lý.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Làm rõ cơ sở lý luận của phương pháp phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong quản lý kinh doanh.
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của công ty, nhằm giúp các nhà quản lý của doanh nghiệp xác định được khả năng hòa vốn và khả năng tăng lợi nhuận trong kinh doanh.
Đưa ra một số biện pháp nhằm áp dụng có hiệu quả hơn phương pháp phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi, các khoản mục phí.
Chi phí biến đổi đơn vị.
Giá bán xe máy.
Lợi nhuận kinh doanh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty thương mại Đức Hà.
Về nội dung:
Phân tích hòa vốn và phân tích các quyết định trong kinh doanh của 2 loại xe máy Drama và Model II trong công ty.
Một số biện pháp nhằm nhanh chóng đạt hòa vốn và tăng lợi nhuận qua việc ứng xử chi phí, ra quyết định quản lý.
Về thời gian: Từ ngày 17/01/2007 đến ngày 17/05/2007.
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận là mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng (số lượng, mức độ hoạt động), kết cấu hàng bán, chi phí (cố định, biến đổi) và sự tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp. [Thông tư 53/2006/TT-BTC]
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (cost – volume – profit relationship analysics) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố giá bán, sản lượng, CPCĐ, CPBĐ và kết cấu mặt hàng đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. [Giáo trình kế toán quản trị- Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2000].
Việc phân tích thông qua mô hình CVP không chỉ giúp việc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược tiêu thụ, chiến lược marketing nhằm khai thác có hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp ích nhiều cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp
2.1.2. Mục đích phân tích CVP
Mục đích của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Để có thể thực hiện phân tích CVP đòi hỏi người quản lý phải nắm vững cách ứng xử của chi phí, phân biết được CPCĐ, CPBĐ, phải hiểu rõ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo LĐG, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP như LĐG, tỷ lệ LĐG.
2.1.3. Vận dụng phân tích CVP trong kinh doanh
Phân tích CVP có thể dùng cho các tổ chức tìm kiếm lợi nhuận và các tổ chức không vì lợi nhuận. Với các tổ chức tìm kiếm lợi nhuận, người quản lý thường nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng đầu ra tới thu nhập (doanh thu), chi phí, lãi ròng. Các tổ chức không vì lợi nhuận cũng nghiên cứu mối quan hệ CVP vì các tổ chức này đều có nguồn lực hạn chế và cần hiểu kinh phí thay đổi thế nào khi khối lượng thay đổi để giúp cho người quản lý kiểm soát kinh phí.
Trong các quyết định kinh doanh có thể vận dụng phân tích CVP vào hai nhóm quyết định là quyết định kinh doanh hoà vốn gắn với nội dung phân tích hoà vốn và các biện pháp chóng đạt hoà vốn, quyết định kinh doanh có lợi nhuận gắn các phương án lựa chọn làm tăng lợi nhuận.
2.2. Báo cáo kết quả theo LĐG
Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo kết quả theo 2 phương pháp là phương pháp tài chính và phương pháp LĐG.
Phương pháp tài chính: Đây là phương pháp truyền thống của cách lập báo cáo tài chính. Phương pháp này coi tất cả các chi phí sản xuất chung là chi phí sản phẩm và trở thành chi phí dưới dạng chi phí sản xuất của hàng bán.
Báo cáo kết quả theo phương pháp tài chính có dạng sau:
Doanh thu xxxxx
(Trừ) Chi phí sản xuất hàng bán xxxx
Nguyên vật liệu trực tiếp
Lao động trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Lãi gộp xxx
(Trừ) Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý xx
Lãi thuần hoạt động x
Phương pháp LĐG: Theo phương pháp này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 yếu tố CPCĐ và CPBĐ, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.
Báo cáo kết quả theo phương pháp LĐG có dạng sau:
Doanh thu xxxxx
(Trừ) CPBĐ xxxx
Nguyên vật liệu trực tiếp
Lao động trực tiếp
CPBĐ sản xuất chung
CPBĐ bán hàng
CPBĐ quản lý
LĐG xxx
(Trừ) CPCĐ xx
CPCĐ sản xuất chung
CPCĐ bán hàng
CPCĐ quản lý
Lãi thuần hoạt động x
So sánh báo cáo kết quả theo phương pháp LĐG và phương pháp tài chính.
Theo phương pháp tài chính Theo phương pháp LĐG
Doanh thu xxxxx Doanh thu xxxxx
Giá vốn hàng bán xxxx CPBĐ xxxx
Lãi gộp xxx LĐG xxx
Chi phí bán hàng, quản lý xx CPCĐ xx
Lãi thuần hoạt động x Lãi thuần hoạt động x
Sự giống nhau của 2 loại báo cáo này là cùng xem xét tới các chỉ tiêu như doanh thu, lãi thuần, cùng nguồn số liệu chi phí nhưng giữa 2 loại báo cáo này có rất nhiều điểm khác nhau.
Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 báo cáo kết quả là tên gọi và cách phân loại chi phí: Báo cáo tài chính phân biệt chi phí thành chi phí trong sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, phương pháp này coi tất cả chi phí sản xuất là chi phí sản phẩm và trở thành chi phí sản xuất của hàng bán trừ giá vốn hàng bán, báo cáo kiểu LĐG phân biệt chi phí thành 2 loại CPCĐ và CPBĐ. Các nhà quản lý sẽ chia chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ra CPCĐ và CPBĐ, còn các chi phí trực tiếp nghiễm nhiên là CPBĐ. CPBĐ sẽ được xem xét trước sau đó là CPCĐ.
Phương pháp LĐG nhấn mạnh số CPCĐ sẽ được trừ đi để có lãi thuần. Đặc điểm này của CPCĐ tập trung sự chú ý quản lý vào ứng xử và kiểm tra CPCĐ trong cả quản lý ngắn hạn và dài hạn.
Kế toán tài chính chỉ sử dụng và lập báo cáo kết quả theo phương pháp tài chính còn kế toán quản trị sử dụng cả 2 loại báo cáo nhưng có sự phân biệt như sau: báo cáo kiểu tài chính thường nhấn mạnh vào việc lập cho từng mặt hàng, từng hoạt động hơn là cho toàn doanh nghiệp, báo cáo này để theo dõi thực hiện. Báo cáo kiểu LĐG có thể lập và sử dụng cho theo dõi thực hiện và ra quyết định, đặc biệt có tác dụng trong việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn.
Khi nhận được báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu, lợi nhuận vì hình thức báo cáo của kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó báo cáo của kế toán tài chính cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo LĐG lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó qua báo cáo kết
quản trị công ty có các biện pháp hữu hiệu để giảm các khoản chi phí không cần thiết, giảm giá thành sản phẩm tạo ra thế cạnh tranh vững vàng cho sản phẩm của công ty đứng vững trên thị trường.
Về hình thức trả lương: Công ty nên có hình thức trả lương cho phòng bán hàng cho phù hợp vì đây là bộ phận liên quan trực tiếp đến việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cho công ty.
Về tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty: Công ty là doanh nghiệp thương mại nên vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Công ty nên có biện pháp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn nữa, tránh tình trạng lãi vay ngân hàng quá lớn hay chiếm dụng vốn của người bán quá lâu, làm giảm uy tín của công ty.
MỤC LỤC
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 4
2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 4
2.1.2. Mục đích phân tích CVP 4
2.1.3. Vận dụng phân tích CVP trong kinh doanh 5
2.2. Báo cáo kết quả theo LĐG 5
2.3. Các tính toán liên quan đến phân tích CVP 8
2.3.1.Chi phí sản xuất kinh doanh 8
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh khối lượng 12
2.3.2.1. Doanh thu 12
2.3.2.2. Sản phẩm 12
2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận 12
2.4. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP 13
2.4.1. LĐG 13
2.4.2. Tỷ lệ LĐG 15
2.4.3. Đòn bẩy hoạt động kinh doanh 16
2.5. Phân tích điểm hòa vốn 18
2.5.1. Khái niệm điểm hòa vốn 18
2.5.2. Phương pháp xác định điểm hòa vốn 19
2.5.2.1. Phương pháp đại số 19
2.5.2.2. Phương pháp đồ thị 24
2.6. Hạn chế của phương pháp phân tích CVP 26
PHẦN III 27
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Thương mại Đức Hà 27
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty 28
3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh 28
3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 28
3.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 30
3.1.3.1.Đặc điểm bộ máy kế toán 30
3.1.3.2. Hình thức kế toán sử dụng 31
3.1.4. Tình hình lao động 33
3.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn 34
3.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh 36
3.2. Phương pháp nghiên cứu 38
PHẦN IV 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
4.1. Các yếu tố CVP 40
4.1.1.Xác định chỉ tiêu phản ánh khối lượng 40
4.1.2. Các tính toán và phân loại chi phí 41
4.1.2.1. Chi phí nhân công 41
4.1.2.2. Giá mua xe tại nhà máy sản xuất và lắp ráp 43
4.1.2.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định 44
(Nguồn: Phòng kế toán) 45
4.1.2.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 45
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán) 46
4.1.2.5. Chi phí trả lãi vay ngân hàng và chi phí bằng tiền khác 46
4.1.2.6. Chi phí thuê văn phòng, thuê kho 46
4.1.2.7. Chi phí vận chuyển hàng hóa 47
4.1.2.8. Phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm 48
4.2. Phân tích điểm hòa vốn 49
4.2.1. Lãi đóng góp 49
4.2.2.Tỷ lệ lãi đóng góp 50
4.2.3. Đòn bẩy kinh doanh 52
4.2.4. Xác định điểm hòa vốn 52
4.2.4.1. Phương pháp đại số 52
4.2.4.2. Phương pháp đồ thị 57
Đồ thị dạng phân biệt 59
4.3. Phân tích các quyết định làm tăng lợi nhuận 60
4.3.1. Dự toán mức hoạt động theo kế hoạch lợi nhuận 60
4.3.2. Thay đổi định phí và doanh thu 61
4.3.3. Thay đổi biến phí và doanh thu 62
4.3.4. Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu 63
4.3.5. Quyết định khung giá bán của sản phẩm 64
4.4. Một số biện pháp nhằm vận dụng tốt hơn phương pháp phân tích CVP vào công ty 64
PHẦN V 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1. Kết luận 66
5.2. Kiến nghị 66
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: đề tài “Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam", Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của một doanh nghiệp tmu, KET LUAN MO HINH CVP, Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Last edited by a moderator: