miuxinh241
New Member
Download Đề tài Phân tích đầu tư tài chính công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Tỷ số đảm bảo dòng tiền cho 3 năm 2006-2008 bé hơn 1 cho thấy nguồn tiền nội bội của công ty LSS không đủ để duy trì cổ tức và đảm bảo tăng trưởng, chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu tiền mặt. Mức tiền mặt của 3 năm có thể khiến công ty lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Tỷ số này bé hơn 1 cũng cho thấy trung bình trong 3 năm này công ty tài trợ cho tăng trưởng bằng nguồn vốn bên ngoài khá nhiều và phụ thuộc khá nhiều vào nguồn bên ngoài. Tuy nhiên với một công ty đang tăng trưởng và cần nhiều nhu cầu đầu tư như LSS thì điều này cũng bình thường.
Tính cho 3 năm 2007-2009 thì tỷ số đảm bảo dòng tiền lớn hơn 1, điều này là do dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh tăng đột biến trong năm 2009 nhờ lợi nhuận sau thuế của công ty tăng. Tỷ số này lớn hơn 1 cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng tự tài trợ cổ tức và tăng trưởng bằng nguồn tiền nội bộ. Tuy nhiên, do tỷ số này bé hơn 1 đối với 3 năm 2006-2008 và lớn hơn 1 đối với 3 năm 2007-2009 nên vẫn chưa thể khẳng định được khả năng tự tài trợ của công ty có bền vững hay không, hay chỉ là do dòng tiền vào đột biến của năm 2009, sang năm 2010 lại quay lại như cũ. Do đó cần quan sát và tính toán số liệu tỷ số đảm bảo dòng tiền cho các năm tiếp theo trước khi kết luận về khả năng tự tài trợ bằng nguồn tiền nội bộ của công ty.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Đơn vị: ngàn đồng
Năm 2006 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương do bên cạnh việc chi đầu tư tài sản cố định và chi cho vay, mua các công cụ nợ, công ty có nguồn thu từ thu hồi cho vay và bán các công cụ nợ của đơn vị khác.
Năm 2007 dòng tiền từ đầu tư âm mạnh do công ty chi cho vay, mua các công cụ nợ đồng thời chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. So với năm 2006, công ty đầu tư thêm vào trái phiếu chứng khoán ngắn hạn (19,4 tỷ đồng), tăng cho vay dài hạn thêm gần 10 tỷ đồng, làm khoản cho vay dài hạn lên đến 11,1 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là khoản vay của Công ty Cổ phần giấy Lam Sơn. Đồng thời công ty tăng mạnh đầu tư góp vốn thêm 130 tỷ đồng vào Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương tín ( 46,07% tổng vốn đầu tư 2007), Chứng chỉ quỹ đầu tư Vietnam Tiger Fund (18,35%), Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (14,01%), Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (10,71%), Công ty cổ phần mía đường Sơn La (6,81%) và một số công ty khác như Công ty cổ phần thực phẩm công nghệ TPHCM, Công ty cổ phần vận tải Lam Sơn…Dòng chi đầu tư chủ yếu là chi đầu tư tài chính, do đó phản ánh phần nào rủi ro của công ty.
Năm 2008 công ty giảm chi cho vay và giảm đầu tư vào công cụ nợ, đồng thời giảm chi đầu tư góp vốn. Công ty tăng đầu tư vào trái phiếu nhưng giảm mạnh tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống đồng thời trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Năm 2009 dòng tiền đầu tư thuần âm mạnh trở lại do năm 2009 thị trường tài chính dần phục hồi, công ty tăng đầu tư vào các công cụ tài chính ( tăng từ 23,376 tỷ lên 48,9 tỷ) đồng thời tăng đầu tư vào tài sản cố định. Dòng tiền thu từ các công cụ tài chính cũng giảm ( 77,6 tỷ năm 2008 còn 18,65 tỷ năm 2009).
Ba quý đầu năm 2010 dòng tiền đầu tư rất dương so với dòng tiền đầu tư âm của 3 quý đầu năm 2009. Dòng đầu tư dương không phải vì công ty không có dự án đầu tư. Trong ba quý năm 2010, công ty đang tiến hành các dự án:
Hệ thống tưới ngầm (Netafim-Israel)
Khu VH-TT LS
Trường cao đẳng nghề Nam Kinh
Dự án làm mới cây mía hạt đường Lam Sơn
Khách sạn Lam Sơn
Nâng cấp hai nhà máy đường
Dự án dịch hèm cô đặc….
Dòng tiền đầu tư thuần dương là do công ty thu hồi khoản vay, bán các công cụ nợ và thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ:
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ của LSS biến động rất phức tạp. Năm 2006 dòng tài trợ thuần dương do công ty nhận được khoản vay lớn và nhận vốn góp bằng tiền của cổ đông 118,75 tỷ ( Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2007- mục V25_Bảng đối chiếu biến động vốn chủ sở hữu).
Năm 2007 dòng thu từ nhận vốn góp và vay giảm, công ty nhận được 51,148 tỷ vốn góp bằng tiền. Đồng thời công ty chi trả nợ gốc vay, làm cho dòng tiền tài trợ âm. Trong năm 2007 công ty tiến hành chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 33,326 tỷ và chi trả bằng tiền 10,028 tỷ đồng.
Đơn vị: ngàn đồng
Năm 2008 dòng tiền tài trợ rất âm do công ty không nhận được thêm vốn góp cổ đông và công ty tiến hành chi ra 93,93 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông (số tiền chi ra trong năm 2008). Nghị quyết Đại Hội cổ đông thường niên năm 2008 họp ngày 26 tháng 04 năm 2008 đã thống nhất quyết nghị việc chi trả cổ tức năm 2007 bằngtiền mặt với tỷ lệ chi trả cổ tức 20%/vốn cổ phần (2.000 đồng/cổ phiếu). Công ty đã thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông và số tiền cổ tức đã chia cho các cổ đông là 57,41 tỷ đồng. Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị số 691/NQ/ĐLS-HĐQT ngày 14/11/2008 công ty đã chia cổ tức năm 2008 bằng tiến mặt với tỷ lệ 15% mệnhgiá (1.500 đồng/cổ phiếu). Công ty đã thực hiện chi trảcổ tức năm 2008 và tiền cổ tức đã chia cho các cổ đồng là 44,26 tỷ đồng.
Năm 2009 dòng tiền từ hoạt động tài chính tăng do khoản vay nhận được tăng và giảm chi trả cổ tức, công ty tiếp tục chi trả nợ gốc vay. 3 quý đầu năm 2009 dòng tài trợ dương do lúc này công ty chưa chi trả cổ tức nhiều, cổ tức chủ yếu được chi trả vào cuối năm.
Sang 3 quý đầu năm 2010, dòng tiền thuần từ tài trợ lại âm trở lại gần như mẫu hình của năm 2008. Điều này do khoản vay nhận được trong năm 2010 giảm và công ty tăng chi trả cổ tức. Trong 3 quý đầu 2010 công ty nhận được 189,17 tỷ đồng tiền vay ( so với 313,27 tỷ của năm 2009) và tiến hành chi trả 50,698 tỷ đồng cổ tức ( so với cả năm 2009 chỉ chi trả 23,39 tỷ đồng cổ tức).
Như vậy qua phân tích dòng tiền từ hoạt động tài trợ của LSS, ta có thể nhận thấy dòng tiền thuần tài trợ của LSS chịu ảnh hưởng mạnh của hoạt động đi vay và hoạt động chi trả cổ tức. Dòng tiền chi trả nợ gốc vay gần như không biến động nhiều. Do đó ta có thể nói rằng chính sách đi vay và chính sách cổ tức của LSS là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền hoạt động tài trợ. Ta nhận thấy là năm nào công ty tăng đi vay thì năm đó công ty cũng giảm khoản chi trả cổ tức. Điều này khá hợp lý vì một công ty không nên dùng khoản vay để chi trả cổ tức, cổ tức chỉ nên được chi trả hcông ty có lợi nhuận và cổ tức lấy từ lợi nhuận, không dùng nguồn tài trợ bên ngoài, trừ trường hợp bất khả kháng công ty đi vay để chi trả cổ tức nhằm duy trì mức cổ tức, tránh tạo tín hiệu xấu cho cổ đông.
Với tình hình kinh doanh khá tốt trong các năm qua của LSS thì việc tăng giảm khoản vay, theo quan điểm người phân tích, là xuất phát từ chiến lược của công ty, chứ không phải do ràng buộc của nhà cung cấp tín dụng.
Khoản vay ngắn hạn và dài hạn qua các năm khá lớn, cho thấy công ty sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài khá nhiều.
Biểu đồ sau cho thấy chiến lược đi vay và chi trả cổ tức của công ty:
Đơn vị: ngàn đồng
Các tỷ số dòng tiền chuyên biệt:
Tỷ số đảm bảo dòng tiền:
Tỷ số đảm bảo dòng tiền là thước đo khả năng tạo ra lượng tiền mặt đủ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho và chia cổ tức tiền mặt, tức là đo lường liệu tiền mặt tạo ra từ hoạt động kinh doanh có đủ để duy trì hoạt động kinh doanh hiện hữu hay không. Để có thể loại trừ tác động ngẫu nhiên và tác động chu kỳ, ta tính tỷ số này theo 3 năm:
Tổng tiền mặt từ hoạt độộng trong ba nămTổng chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho và cổ tức tiền mặt trong ba...
Download Đề tài Phân tích đầu tư tài chính công ty cổ phần mía đường Lam Sơn miễn phí
Tỷ số đảm bảo dòng tiền cho 3 năm 2006-2008 bé hơn 1 cho thấy nguồn tiền nội bội của công ty LSS không đủ để duy trì cổ tức và đảm bảo tăng trưởng, chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu tiền mặt. Mức tiền mặt của 3 năm có thể khiến công ty lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Tỷ số này bé hơn 1 cũng cho thấy trung bình trong 3 năm này công ty tài trợ cho tăng trưởng bằng nguồn vốn bên ngoài khá nhiều và phụ thuộc khá nhiều vào nguồn bên ngoài. Tuy nhiên với một công ty đang tăng trưởng và cần nhiều nhu cầu đầu tư như LSS thì điều này cũng bình thường.
Tính cho 3 năm 2007-2009 thì tỷ số đảm bảo dòng tiền lớn hơn 1, điều này là do dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh tăng đột biến trong năm 2009 nhờ lợi nhuận sau thuế của công ty tăng. Tỷ số này lớn hơn 1 cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng tự tài trợ cổ tức và tăng trưởng bằng nguồn tiền nội bộ. Tuy nhiên, do tỷ số này bé hơn 1 đối với 3 năm 2006-2008 và lớn hơn 1 đối với 3 năm 2007-2009 nên vẫn chưa thể khẳng định được khả năng tự tài trợ của công ty có bền vững hay không, hay chỉ là do dòng tiền vào đột biến của năm 2009, sang năm 2010 lại quay lại như cũ. Do đó cần quan sát và tính toán số liệu tỷ số đảm bảo dòng tiền cho các năm tiếp theo trước khi kết luận về khả năng tự tài trợ bằng nguồn tiền nội bộ của công ty.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
ộp tăng. Điều này cho thấy công ty đang mở rộng chính sách tín dụng, dùng lợi nhuận trả bớt các khoản nợ phải trả ( hay có thể nhà cung cấp thắt chặt tín dụng, công ty mất bớt những ưu đãi tín dụng từ nhà cung cấp, tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra hơn vì tình hình kinh doanh công ty đang tốt thì có lẽ điều khoản tín dụng cũng không có lý do gì mà bị thắt chặt). Lưu chuyển tiền thuần giảm nhưng lợi nhuận tăng nên không phản ánh một sự xấu đi trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cho thấy công ty đã thanh toán bớt những khoản nợ và nghĩa vụ, đây là một điều tốt. Tuy nhiên công ty cũng cần quan tâm đến lưu chuyển tiền thuần nếu nó giảm thấp quá, đồng thời phải quan tâm đến chất lượng của thu nhập khi mà thu nhập nhiều nhưng tiền mặt lại ít.Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Đơn vị: ngàn đồng
Năm 2006 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương do bên cạnh việc chi đầu tư tài sản cố định và chi cho vay, mua các công cụ nợ, công ty có nguồn thu từ thu hồi cho vay và bán các công cụ nợ của đơn vị khác.
Năm 2007 dòng tiền từ đầu tư âm mạnh do công ty chi cho vay, mua các công cụ nợ đồng thời chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. So với năm 2006, công ty đầu tư thêm vào trái phiếu chứng khoán ngắn hạn (19,4 tỷ đồng), tăng cho vay dài hạn thêm gần 10 tỷ đồng, làm khoản cho vay dài hạn lên đến 11,1 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là khoản vay của Công ty Cổ phần giấy Lam Sơn. Đồng thời công ty tăng mạnh đầu tư góp vốn thêm 130 tỷ đồng vào Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương tín ( 46,07% tổng vốn đầu tư 2007), Chứng chỉ quỹ đầu tư Vietnam Tiger Fund (18,35%), Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (14,01%), Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (10,71%), Công ty cổ phần mía đường Sơn La (6,81%) và một số công ty khác như Công ty cổ phần thực phẩm công nghệ TPHCM, Công ty cổ phần vận tải Lam Sơn…Dòng chi đầu tư chủ yếu là chi đầu tư tài chính, do đó phản ánh phần nào rủi ro của công ty.
Năm 2008 công ty giảm chi cho vay và giảm đầu tư vào công cụ nợ, đồng thời giảm chi đầu tư góp vốn. Công ty tăng đầu tư vào trái phiếu nhưng giảm mạnh tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống đồng thời trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Năm 2009 dòng tiền đầu tư thuần âm mạnh trở lại do năm 2009 thị trường tài chính dần phục hồi, công ty tăng đầu tư vào các công cụ tài chính ( tăng từ 23,376 tỷ lên 48,9 tỷ) đồng thời tăng đầu tư vào tài sản cố định. Dòng tiền thu từ các công cụ tài chính cũng giảm ( 77,6 tỷ năm 2008 còn 18,65 tỷ năm 2009).
Ba quý đầu năm 2010 dòng tiền đầu tư rất dương so với dòng tiền đầu tư âm của 3 quý đầu năm 2009. Dòng đầu tư dương không phải vì công ty không có dự án đầu tư. Trong ba quý năm 2010, công ty đang tiến hành các dự án:
Hệ thống tưới ngầm (Netafim-Israel)
Khu VH-TT LS
Trường cao đẳng nghề Nam Kinh
Dự án làm mới cây mía hạt đường Lam Sơn
Khách sạn Lam Sơn
Nâng cấp hai nhà máy đường
Dự án dịch hèm cô đặc….
Dòng tiền đầu tư thuần dương là do công ty thu hồi khoản vay, bán các công cụ nợ và thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ:
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ của LSS biến động rất phức tạp. Năm 2006 dòng tài trợ thuần dương do công ty nhận được khoản vay lớn và nhận vốn góp bằng tiền của cổ đông 118,75 tỷ ( Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2007- mục V25_Bảng đối chiếu biến động vốn chủ sở hữu).
Năm 2007 dòng thu từ nhận vốn góp và vay giảm, công ty nhận được 51,148 tỷ vốn góp bằng tiền. Đồng thời công ty chi trả nợ gốc vay, làm cho dòng tiền tài trợ âm. Trong năm 2007 công ty tiến hành chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 33,326 tỷ và chi trả bằng tiền 10,028 tỷ đồng.
Đơn vị: ngàn đồng
Năm 2008 dòng tiền tài trợ rất âm do công ty không nhận được thêm vốn góp cổ đông và công ty tiến hành chi ra 93,93 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông (số tiền chi ra trong năm 2008). Nghị quyết Đại Hội cổ đông thường niên năm 2008 họp ngày 26 tháng 04 năm 2008 đã thống nhất quyết nghị việc chi trả cổ tức năm 2007 bằngtiền mặt với tỷ lệ chi trả cổ tức 20%/vốn cổ phần (2.000 đồng/cổ phiếu). Công ty đã thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông và số tiền cổ tức đã chia cho các cổ đông là 57,41 tỷ đồng. Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị số 691/NQ/ĐLS-HĐQT ngày 14/11/2008 công ty đã chia cổ tức năm 2008 bằng tiến mặt với tỷ lệ 15% mệnhgiá (1.500 đồng/cổ phiếu). Công ty đã thực hiện chi trảcổ tức năm 2008 và tiền cổ tức đã chia cho các cổ đồng là 44,26 tỷ đồng.
Năm 2009 dòng tiền từ hoạt động tài chính tăng do khoản vay nhận được tăng và giảm chi trả cổ tức, công ty tiếp tục chi trả nợ gốc vay. 3 quý đầu năm 2009 dòng tài trợ dương do lúc này công ty chưa chi trả cổ tức nhiều, cổ tức chủ yếu được chi trả vào cuối năm.
Sang 3 quý đầu năm 2010, dòng tiền thuần từ tài trợ lại âm trở lại gần như mẫu hình của năm 2008. Điều này do khoản vay nhận được trong năm 2010 giảm và công ty tăng chi trả cổ tức. Trong 3 quý đầu 2010 công ty nhận được 189,17 tỷ đồng tiền vay ( so với 313,27 tỷ của năm 2009) và tiến hành chi trả 50,698 tỷ đồng cổ tức ( so với cả năm 2009 chỉ chi trả 23,39 tỷ đồng cổ tức).
Như vậy qua phân tích dòng tiền từ hoạt động tài trợ của LSS, ta có thể nhận thấy dòng tiền thuần tài trợ của LSS chịu ảnh hưởng mạnh của hoạt động đi vay và hoạt động chi trả cổ tức. Dòng tiền chi trả nợ gốc vay gần như không biến động nhiều. Do đó ta có thể nói rằng chính sách đi vay và chính sách cổ tức của LSS là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền hoạt động tài trợ. Ta nhận thấy là năm nào công ty tăng đi vay thì năm đó công ty cũng giảm khoản chi trả cổ tức. Điều này khá hợp lý vì một công ty không nên dùng khoản vay để chi trả cổ tức, cổ tức chỉ nên được chi trả hcông ty có lợi nhuận và cổ tức lấy từ lợi nhuận, không dùng nguồn tài trợ bên ngoài, trừ trường hợp bất khả kháng công ty đi vay để chi trả cổ tức nhằm duy trì mức cổ tức, tránh tạo tín hiệu xấu cho cổ đông.
Với tình hình kinh doanh khá tốt trong các năm qua của LSS thì việc tăng giảm khoản vay, theo quan điểm người phân tích, là xuất phát từ chiến lược của công ty, chứ không phải do ràng buộc của nhà cung cấp tín dụng.
Khoản vay ngắn hạn và dài hạn qua các năm khá lớn, cho thấy công ty sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài khá nhiều.
Biểu đồ sau cho thấy chiến lược đi vay và chi trả cổ tức của công ty:
Đơn vị: ngàn đồng
Các tỷ số dòng tiền chuyên biệt:
Tỷ số đảm bảo dòng tiền:
Tỷ số đảm bảo dòng tiền là thước đo khả năng tạo ra lượng tiền mặt đủ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho và chia cổ tức tiền mặt, tức là đo lường liệu tiền mặt tạo ra từ hoạt động kinh doanh có đủ để duy trì hoạt động kinh doanh hiện hữu hay không. Để có thể loại trừ tác động ngẫu nhiên và tác động chu kỳ, ta tính tỷ số này theo 3 năm:
Tổng tiền mặt từ hoạt độộng trong ba nămTổng chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho và cổ tức tiền mặt trong ba...
Tags: tỷ số đảm bảo dòng tiền