Download miễn phí Tiểu luận Phân tích giá trị thặng dư về mặt chất và mặt lượng. Ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu vấn đề này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường





Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với mục đích phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là sử dụng các hình thức và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, khuyến khích tinh thần năng động, sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng là để đi lên chủ nghĩa xã hội. Với mục đích đó thì vấn đề đặt ra là các hoạt động kinh tế phải có lợi nhuận cao, mà lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, để có lợi nhuận cao thì phải sản xuất ra một lượng giá trị thặng dư cao tương ứng. Việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư sẽ cho ta những giải pháp để tăng khối lượng giá trị thặng dư của nền kinh tế.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trị thặng dư cao hơn giá trị thặng dư bình thường do có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó. Thực chất của giá trị thặng dư siêu ngạch chính là giá trị thặng tương đối, bởi vì nó đều do tăng năng suất lao động mà có. Chỉ khác ở chỗ: giá trị thặng dư tương đối do tăng năng suất lao động xã hội, do đó, tất cả các nhà tư bản đều được hưởng. Còn giá trị thặng dư siêu ngạch là do tăng năng suất lao động cá biệt, nên chỉ có những nhà tư bản nào có năng suất lao động cá biệt cao hơn năng suất lao động xã hội thì mới được hưởng giá trị thặng dư siêu ngạch này.
Khi các doanh nghiệp đều ứng dụng công nghệ mới và hạ giá trị cá biệt của hàng hoá thì giá trị thị trường sẽ giảm xuống, người tiêu dùng được mua hàng hoá rẻ hơn trước, tức là giá của những tư liệu sinh hoạt giảm, nhờ đó sẽ hạ được thời gian lao động xã hội cần thiết xuống, và nhà tư bản thu giá trị thặng dư tương đối. Do các doanh nghiệp đều có trình độ công nghệ như nhau nên không ai thu được giá trị thặng dư siêu ngạch nữa, giá trị thặng dư siêu ngạch khi đó chuyển thành giá trị thặng dư tương đối.
Cần để ý rằng, máy móc (máy móc tiên tiến cũng vậy) không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng nó tạo điều kiện để tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị của thị trường, nhờ đó mà giá trị thặng dư tăng lên.
Mặt lượng của giá trị thặng dư
Mặt lượng của giá trị thặng dư biểu hiện ở tỷ suất giá trị thặng dư, ở khối lượng giá trị thặng dư, và ở trong các hình thức của giá trị thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ tính theo phầm trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến (ký hiệu là m’).
Như vậy, ta có thể thấy tỷ suất giá trị thặng dư phụ thuộc vào mối quan hệ giữa phần ngày lao động cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động, và thời gian lao động thặng dư. Mà dưới CNTB, phần thời gian lao động thặng dư là phần thời gian lao động không công của người công nhân cho nhà tư bản. Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ (mức độ) bóc lột của nhà tư bản với công nhân, tức là nói lên sự bóc lột theo chiều sâu. Để chứng minh cho kết luận này, ta hãy đi so sánh giá trị thặng dư và phần tư bản trực tiếp sinh ra nó.
Nhà tư bản ứng trước một số tư bản là C để tiến hành sản xuất, tìm kiếm giá trị thặng dư, giá trị thặng dư đó được biểu hiện ở phần dư trong giá trị của sản phẩm so với tổng số giá trị của các yếu tố sản xuất ra sản phẩm ấy.
Ta có giá trị của sản phẩm (ký hiệu là C’) là: C’ = C + m, trong đó m là giá trị thặng dư.
Tư bản C được phân chia thành hai phần: một phần được gọi là tư bản bất biến, ký hiệu là c, chi cho những tư liệu sản xuất; một phần được gọi tư bản khả biến, ký hiệu là v, chi ra để mua sức lao động. Vậy C = c + v. Ví dụ như nhà tư bản đã ứng trước 16 đồng, trong đó c = 12 đồng, v = 4 đồng. Đến đây ta có thể viết lại công thức tính giá trị của một sản phẩm như sau: C’ = c + v + m. Ví dụ như giá trị của sản phẩm đó là C’ = 20 đồng, vậy giá trị thặng dư m = 4 đồng.
Như đã làm rõ ở phần trên, thì c là bộ phận giá trị được chuyển hoá toàn bộ vào trong giá trị của sản phẩm, còn v là bộ phận giá trị trực tiếp sinh ra m.
Chúng ta đã thấy rằng, trong một ngày lao động, người công nhân không chỉ sản xuất ra giá trị của sức lao động của mình, tức là chỉ sản xuất ra giá trị những tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết cho anh ta mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Vì anh ta sản xuất trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội, cho nên anh ta không trực tiếp sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, mà chỉ sản xuất ra giá trị bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt của anh ta. Phần ngày lao động mà anh ta dùng để sản xuất ra giá trị những tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết đó, ta gọi là thời gian lao động cần thiết, lao động trong thời gian ấy gọi là lao động cần thiết, và lao động này của người công nhân được nhà tư bản trả bằng phần tư bản v. Hay lao động cần thiết được biểu hiện bằng số tư bản v. Phần thứ hai trong ngày lao động, hay là phần thời gian người công nhân làm quá thời gian lao động cần thiết, mà lao động trong phần thời gian này, cũng làm cho người công nhân phải hao phí sức lao động của mình, nhưng lại không tạo ra giá trị nào cho mình cả, mà giá trị tạo ra khi đó là giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Ta gọi phần thời gian này là thời gian lao động thặng dư, lao động trong thời gian này là lao động thặng dư, lao động thặng dư này được biểu hiện bằng giá trị thặng dư m.
Tỷ suất giá trị thặng dư theo khái niệm trên là: m’ = m = 4 = 100%
v 4
Và theo phân tích trên thì m = lao động thặng dư
v lao động cần thiết
Công thức tỷ suất giá trị thặng dư : m’= lao động thặng dư , chỉ ra chính
lao động cần thiết
xác tỷ lệ giữa hai bộ phận cấu thành của ngày lao động. Nếu tỷ lệ đó là 100% , thì người công nhân đã làm nửa ngày cho bản thân, và nửa ngày cho nhà tư bản.
Tóm lại, tỷ suất giá trị thặng dư đã biểu hiện chính xác mức độ tư bản bóc lột sức lao động, hay mức độ nhà tư bản bóc lột người công nhân.
Khối lượng giá trị thặng dư
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng số tư bản khả biến được sử dụng. Ký hiệu là M.
Như vậy, khối lượng giá trị thặng dư có thể được biểu hiện bằng công thức:
M = m’.V
(Trong đó, V là tổng số tư bản khả biến được sử dụng.)
Nhìn vào công thức trên ta thấy,ở cùng một trình độ bóc lột (m’) nhất định, nếu nhà tư bản sử dụng càng nhiều tư bản khả biến thì khối lượng giá trị thặng dư thu được sẽ càng lớn. Như vậy,có thể kết luận là, khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột, hay đó là sự bóc lột theo chiều rộng.
Sự thay đổi trong đại lượng của giá trị thặng dư
Chúng ta giả định rằng: hàng hoá được bán theo giá trị của nó, và giá cả sức lao động có thể cao hơn giá trị của nó, nhưng không bao giờ thấp hơn giá trị của nó. Khi đã giả định như thế thì sự thay đổi của đại lượng giá trị thặng dư sẽ được quyết định bởi 3 nhân tố sau: một là độ dài của ngày lao động; hai là cường độ bình thường của lao động; ba là sức sản xuất của lao động. Mà 3 nhân tố này có thể kết hợp với nhau để tạo ra sự thay đổi của đại lượng giá trị thặng dư.
Đại lượng của ngày lao động và cường độ lao động không đổi (cho sẵn), sức sản xuất của lao động thay đổi
Đại lượng của ngày lao động không đổi, có nghĩa là giá trị của ngày lao động đó không đổi, hay giá trị mới được tạo ra trong ngày lao động là không đổi. Giá trị mới tạo ra này bao gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư . Vì thế, trong điều kiện sản xuất nhất định, thì không thể có sự cùng tăng lên hay cùng giảm xuống của giá trị sức lao động và giá trị thặng dư. Do giá trị của sức lao độn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp ELISA để phân tích Clenbuterol trong thịt lợn Nông Lâm Thủy sản 0
B Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam Sinh viên chia sẻ 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đánh giá hệ thống kênh phân phối bia Huda của Công ty TNHH Bia Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích chiến lược Sản Phẩm và Chiến lược Giá của Công ty Adidas Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đánh giá hệ thống thang bảng lương trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các hoạt động marketing, marketing online và chiến lược cung ứng giá trị của Vinfast Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top