kimbdoan

New Member
Download Khóa luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược, vật tư y tế Nghệ An trong giai đoạn 1999-2003

Download Khóa luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược, vật tư y tế Nghệ An trong giai đoạn 1999-2003 miễn phí





Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Phần 2. TỔNG QUAN.
2.1. Vài nét về trị trường thuốc thế giới và Việt Nam.
2.1.1. Thị trường thuốc thế giới.
2.1.2. Thị trường thuốc Việt Nam.
2.2. Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Dược nhà nước.
2.2.1. Doanh nghiệp Nhà nước.
2.2.1.1. Khái niệm.
2.2.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước.
2.2.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước.
2.2.1.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của DNNN.
2.2.2. Những hạn chế của DN nhà nước ở Việt Nam.
2.2.3. Sự cần thiết phải CPHDNNN ở Việt Nam.
2.2.3.1. CPH các DNNN ở Việt Nam là một tất yếu.
2.2.3.2. Tính ưu việt của CTCP.
2.2.3.3. Một số điểm hạn chế của công ty cổ phần.
2.2.4. Doanh nghiệp Dược nhà nước.
2.2.4.1. Thành tựu cơ bản.
2.2.4.2. Những tồn tại và thách thức.
2.3. Công ty cổ phần và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
2.3.1. Khái quát về công ty cổ phần.
2.3.1.1. Công ty cổ phần - một số khái niệm.
2.3.1.2. Một số hình thức cổ phần hoá các DNNN.
2.3.1.3. Đặc điểm của công ty cổ phần.
2.4. Vài nét về quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An.
2.4.1. Quá trình hình thành.
2.4.2. Chức năng nhiệm vụ.
2.5. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.5.1. Khái niệm.
2.5.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh.
2.5.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh.
2.5.4. Nội dung của phân tích hoạt động kinh.
2.5.5. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh.
2.5.5.1. Phương pháp cân đối.
2.5.5.2. Phương pháp so sánh.
2.5.5.3. Phương pháp tỷ trọng.
2.5.5.4. Phương pháp liên hệ.
2.5.5.5. Phương pháp tìm xu hướng phát triển.
2.5.5.6. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
Phần 3. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.4. Nội dung nghiên cứu.
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
VÀ BÀN LUẬN.
4.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu nhân lực.
4.1.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý.
4.1.2. Chỉ tiêu về cơ cấu nhân lực.
4.2. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về vốn.
4.2.1. Chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn của doanh nghiêp.
4.2.2. Chỉ tiêu phân tích về tình hình phân bổ vốn.
4.2.3. Chỉ tiêu phân tích về hiệu quả sử dụng vốn.
4.2.4. Các hệ số về khả năng thanh toán.
4.3. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về doanh số.
4.3.1. Chỉ tiêu về doanh thu.
4.3.2. Chỉ tiêu về doanh số mua.
4.3.3. Chỉ tiêu về doanh số bán.
4.4. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về tình hình sử dụng phí.
4.5. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về lợi nhuận.
4.6. Chỉ tiêu đánh giá về nộp ngân sách nhà nước.
4.7. Chỉ tiêu phân tích thu nhập bình quân CBCNV.
4.8. Chỉ tiêu phân tích năng suất bình quân CBCNV.
4.9. Mạng lưới phục vụ.
4.10. Chất lượng thuốc.
4.11. Tình hình sản xuất.
Phần 5. BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
5.1. Bàn luận.
5.2. Kiến nghị.
5.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và Bộ y tế.
5.2.2. Kiến nghị với tỉnh Nghệ An.
5.2.3. Kiến nghị đối với CTCP Dược phẩm Nghệ An.
Phần 6. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
6.1. Định hướng phát triển của công ty.
6.2. Chiến lược phát triển.
6.3. Chiến lược phát triển cụ thể của công ty.
Phần 7. KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

chuyển vốn lưu động trong một kỳ.
D
C = ( Công thức 2 )
VLĐ
Trong đó C : Số vòng quay VLĐ.
D : Doanh thu thuần ( Doanh thu - Thuế ).
VLĐ : Số dư bình quân VLĐ.
+ Số ngày luân chuyển VLĐ.
T T.VLĐ
N = = ( Công thức 3 )
C D
Trong đó N : Số ngày luân chuyển của một vòng quay.
T : Số ngày trong kỳ.
Hiệu quả sử dụng VLĐ : nói lên một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
LN
H = ´ 100% ( Công thức 4 )
VLĐ
Hiệu quả sử dụng TSCĐ.
DT
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = ( Công thức 5 )
Nguyên giá TSCĐ
LN
Tỷ suất LN/ TSCĐ = ´ 100% ( Công thức 6 )
TSCĐ
d, Các hệ số về khả năng thanh toán.
+ Hệ số về khả năng thanh toán tổng quát: nói lên mối quan hệ tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng với tổng số nợ phải trả.
Tổng tài sản
Hệ số thanh toán tổng quát = (lần) ( Công thức 7)
Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Nếu hệ số < 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hưu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có (TSLĐ, TSCĐ) không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.
+ Hệ số khả năng thanh toán tạm thời: là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ nhắn hạn.
Tổng tài sản lưu động
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = (lần)
Nợ ngắn hạn
( Công thức 8 )
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá.
Tiền + Tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (lần)
Nợ ngắn hạn
( Công thức 9 )
3.4.3. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về doanh số.
A Doanh số : là chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực phục vụ cộng đồng của doanh nghiệp. Phân tích về doanh số nhằm đánh giá những mặt mạnh và những điểm còn hạn chế, những tác động từ sau CPH mang lại, từ đó có những nhận xét đánh giá giúp cho công tác quản lý bán hàng tại CTCP Dược ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
A Doanh số mua : thể hiện năng lực luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời tìm ra được dòng hàng “ nóng ” mang lại nhiều lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch mua hàng, đảm bảo đủ số lượng, kết cấu chủng loại thì sẽ góp phần vào việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và tăng hiệu quả kinh tế.
Doanh số bán hàng
Hệ số tiêu thụ hàng hoá/mua =
Tổng doanh số mua
( Công thức 10 )
Cho biết mối quan hệ giữa lượng hàng mua vào và bán ra.
+ Chỉ tiêu này ≥ 1 và tăng lên thì đánh giá hàng trong kỳ là tốt, vì tồn kho cuối kỳ giảm.
+ Chỉ tiêu nay< 1 và giảm thì mua vào quá nhiều, bán ra chậm, hàng tồn kho cuối kỳ tăng lên là không tốt.
A Doanh số bán: ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán, tỷ lệ giữa bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng của doanh nghiệp từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao.
3.4.4. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về tình hình sử dụng phí.
Qua phân tích tình hình sử dụng phí để nhận biết được tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có mang lại hiệu quả kinh tế hay không?. Để từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn.
3.4.5. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về lợi nhuận.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận tính bằng con số tuyệt đối mới nói lên quy mô hoạt động chưa đủ để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích bên cạnh việc xem xét mức biến động của tổng số lợi nhuận, còn phải đánh giá bằng con số tương đối, thông qua việc so sánh giữa tổng lợi nhuận trong kỳ so với vốn sản xuất sử dụng để sinh ra số lợi nhuận đó. Tỷ suất lợi nhuận được tính như sau.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất.
Tổng LN
TSLN = ´ 100% ( Công thức 11 )
Tổng VSX
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định.
Tổng LN
TSLN = ´ 100% ( Công thức 12 )
VCĐ
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động.
Tổng LN
TSLN = ´ 100% ( Công thức 13 )
VLĐ
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tổng LN
TSLN = ´ 100% ( Công thức 14 )
Tổng DT
Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên một đồng vốn hay một đồng doanh thu trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu lợi nhuận giữa các năm có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm tìm ra các biện pháp để nâng cao các chỉ tiêu này.
3.4.6. Chỉ tiêu đánh giá về nộp ngân sách.
Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, thể hiện hiệu quả đầu tư vào các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu quả, bao gồm:
+ Các khoản nộp thuế của doanh nghiệp cho nhà nước.
+ Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
3.4.7. Chỉ tiêu phân tích thu nhập bình quân CBCNV.
Phân tích hoạt độnh của doanh nghiệp không phải chỉ tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên thông qua thu nhập bình quân của họ.
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là lượng và các khoản khác thể hiện lợi ích đồng thời là sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, là động lực vật chất khuyến khích, kích thích người lao động.
+ Tiền lương bình quân của CBCNV.
Tổng lương
Tiền lương bình quân = ( Công thức 15 )
Số CBCNV
+ Thu nhập bình quân của CBCNV.
Tổng thu nhập
Thu nhập bình quân = ( Công thức 16 )
Số CBCNV
3.4.8. Chỉ tiêu phân tích năng suất bình quân CBCNV.
Năng suất lao động bình quân được thể hiện bằng chỉ tiêu doanh số bán ra chia cho tổng số cán bộ công nhân trong sản xuất và kinh doanh. Năng suất lao động tăng thể hiện hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại. Khi phân tích các chỉ tiêu trên cần nghiên cứu.
+ Doanh số bán.
+ Số cán bộ công nhân viên.
+ Năng suất bình quân của cán bộ công nhân viên.
DSB
Năng suất lao động bình quân = ( Công thức 17 )
Số CBCNV
3.4.9. Mạng lưới phục vụ.
Ngành dược có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu to lớn và bức súc về thuốc cho bệnh nhân. Trong đó, doanh nghiệp dược giữ vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ cung ứng đầy đủ thuốc cho nhân dân. Từ đó, phân tích chỉ tiêu này sẽ đánh giá đóng góp vai trò của doanh nghiệp với ngành, doanh nghiệp có đạt chỉ tiêu về xã hội của ngành hay không?
+ Số dân mà một điểm bán thuốc của doanh nghiệp dược phục vụ
N
P = ( Công thức 18 )
M
Trong đó
P : Chỉ tiêu số dân một điểm bán thuốc phục vụ (người).
N : Tổng số dân trong khu vực khảo sát (người).
M : Tổng số điểm bán thuốc trong khu vực khảo sát.
+ Diện tích phục vụ của một điểm bán thuốc của doanh nghiệp.
S
s = ( Công thức 19 )
M
Trong đó
s : Diện tích phục vụ của một điểm bán thuốc (Km 2).
S : Diện tích khu vực khảo sát (Km 2).
+ Bán kính của một điển bán thuốc.
S
R = ( Công thức 20 )
p.M
3.4.10. Chất lượng thuốc.
Chỉ tiêu chất l...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top