Download miễn phí Tiểu luận Phân tích khái niệm, đặc điểm va bộ máy của công ty hợp danh
Mục lục
MỞ ĐẦU . 2
1. Khái quát chung về công ty hợp danh . 3
1.1 Khái niệm về công ty hợp danh . 3
1.2 Đặc điểm của công ty hợp danh . 4
2. Cơ cấu tổ chức . 13
2.1 Hội đồng thành viên . 13
2.2 Ban giám đốc công ty. 15
2.3 Ban Kiểm soát . 16
Một số phòng ban khác. 16
KẾT LUẬN . 17
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-20-tieu_luan_phan_tich_khai_niem_dac_diem_va_bo_may.Pv7QL4DP6Z.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-46610/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰCKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “ phân tích khái niệm , đặc điểm va bộ máy của công ty hợp danh ”
SINH VIÊN : TRẦN CAO KỲ
LỚP : Đ5 –QTKD2
Mục lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 2
1. Khái quát chung về công ty hợp danh ................................................................ 3
1.1 Khái niệm về công ty hợp danh .............................................................................. 3
1.2 Đặc điểm của công ty hợp danh ............................................................................. 4
2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................. 13
2.1 Hội đồng thành viên ................................................................................................. 13
2.2 Ban giám đốc công ty.............................................................................................. 15
2.3 Ban Kiểm soát ........................................................................................................... 16
Một số phòng ban khác.................................................................................................. 16
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 17
1
Mở Đầu
Hiện nay, nước ta trong nền kinh tế hội nhập thế giới, việc kinh doanh ngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh dẫn đến nhu cầu cần có sự góp sức, kinh nghiệm, khả năng, vốn liếng của nhiều người hơn.
Những nhà đầu tư riêng lẻ bắt đầu tìm cách liên kết kinh doanh để nhanh chóng tập hợp một số vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh, có thể giảm chi phí sản xuất thu lợi nhuận cao hơn, khả nănh cạnh tranh tốt hơn, bên cạnh đó các nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro. Công ty là mô hình kinh doanh nhiều chủ bắt đầu được ra đời. Một trong những công ty đó là công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam
chưa lâu. Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ở Luật Doanh nghiệp năm 1999. Những quy định hiện hành về công ty hợp danh tập trung trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Để hiểu rõ về loại hình công ty này chúng ta cùng đi tìm hiểu bên trong .
2
1. Khái quát chung về công ty hợp danh
1.1 Khái niệm về công ty hợp danh
Công ty hợp danh la loại hình công ty đối nhân , ra đời khá sớm trong lịch sử nhân loại, hiện phổ biến ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển như Hoa Kỳ , Nhật Bản …. ,Ở Việt Nam , laoị hình công ty này được chính thức thừa nhận trong luật doanh nghiệp ( 12/06/1999). Nhưng qua hơn sáu năm thực hiện Luật doanh nghiệp (12/06/1999),công ty hợp danh hầu như không phát triển mấy ở Việt Nam nếu so sánh với các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên , cũng là 1 doanh nghiệp mới được thừa nhận và phát triển nhưng số lượng mà nhà đầu tư thành lập ở công ty này là rất đáng kể. nguyên nhân cơ bản khiến cho công ty hợp danh không thành công như mong đợi là do khung pháp lý điều chỉnh công ty hợp danh vẫn còn nhiều bất cập , vướng mắc . Vi thế khi ban hành luật doanh nghiệp (29/11/2005) thì một trong những nội dung quan trọng mà các nhà lập pháp Việt Nam phải thực hiện được là hoàn thiện hành lang pháp lí để phát triển công ty hợp danh cho phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay .
Điều 130 Luật Doanh nghiệp xác định Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:
-Phải có ít nhất là hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
-Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
3
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.( khoản 1 điều 130 luật DN 2005)
1.2 Đặc điểm của công ty hợp danh
1.2.1 Đặc điểm về thành viên
- Thứ nhất , là đặc điểm về tư cách của thành viên của công ty hợp danh
Vai trò của thành viên hợp danh tại công ty hợp danh
Bất kỳ công ty hợp danh nào phải được thành lập trên cơ sở liên kết góp vốn của ít nhất 2 thành viên hợp danh . thành viên hợp danh phải là cá nhân và thường là cá nhân đó có trình độ chuyên môn , uy tín nghề nghiệp trong 1 lĩnh vực , ngành nghề nhất định.Thực tiễn kinh tế thị trường thì công ty hợp danh chủ yếu được nhà đầu tư thành lập trong 1số ngành nghề đặc thù như kinh doanh dịch vụ kiểm toán, kinh doanh dịch vụ pháp lí , kinh doanh dich vụ thẩm định giá …
Vì vai trò quan trọng trong công tác quản lí điều hành công ty hợp danh cho nên trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát của công ty là vô hạn . nghĩa là thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, không kể tài sản đó có chuyển quyền sở hữu vào công ty hay không đối với các rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ kinh doanh của thành viên hợp danh .Bên cạnh đó , để nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư khác khi kinh doanh chung ở loại hình công ty này , Luật Doanh Nghiệp quy định 3 hạn chế với thành viên hợp danh :
4
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên công ty hợp danh của công ty hợp danh khác , trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại .
-Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hay nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề , nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hay phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác .
-Thành viên hợp danh không được quyền chuyển 1 phần hay toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại .
Khi 1 nhà đầu tư tham gia công ty hợp danh với tư cách thành viên hợp danh thì họ có các quyền hạn sau :
-Được tham gia họp , thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty , mỗi thành viên hợp danh có 1 phiếu biểu quyết hay có số phiếu khác quy định tại Điều lệ của công ty.
-Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng kí ; đàm phán và kí kết hợp đồng, thỏa thuận hay giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó đánh giá là có lợi nhất cho công ty.
-Được sử dụng con dấu , tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng kí ; nếu ứng trước tiền của mình để thực hiện kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất của thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước.
5
- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai xót cá nhân của chính thành viên đó .
-Yêu cầu công ty , thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty ; ki...