Download Tiểu luận Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức





Vì các cá nhân và tổ chức khi tham gia các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách chủ thể khác nhau nên năng lực chủ thể của họ cũng có nhiều điểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức chúng ta cần xem xét trên bốn khía cạnh sau:
- Thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt
- Tư cách chủ thể
- Nội dung
- Yếu tố chi phối
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội, luôn tồn tại mối quan hệ giữa các chủ thể, người ta gọi đó là quan hệ xã hội, các quan hệ này cần thiết phải có sự điều chỉnh nếu không các quan hệ sẽ phát triển tự nhiên dẫn đến lệch lạc. Trong các loại quan hệ pháp luật đó phải kể đến quan hệ pháp luật hành chính, đó là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp “quyền lực – phục tùng” tới các quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Với điều kiện chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính ( các cơ quan, tổ chức, cá nhân) phải cónăng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. Để làm rõ ý trên nhóm chúng em xin trình bày vấn đề: “ Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức ( hay với năng lực chủ thể của cán bộ, công chức)”.
 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
1. Các khái niệm
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Như bất kì quan hệ pháp luật nào, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó phải có năng lực chủ thể, đồng thời năng lực chủ thể đó cũng phải đáp ứng được những điều kiện của quan hệ pháp luật đó. Và chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính cũng không phải một ngoại lệ. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật.
Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính phải là các cơ quan, tổ chưc, cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia.
Năng lực chủ thể hành chính
Xét về mặt thuật ngữ, năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính có thể được định nghĩa như sau: “ năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức hay cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó”.
2.Phân tích năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Các cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản của luật hành chính
Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan nhà nước đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan nhà nước đó bị giải tán. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong quản lý hành chính nhà nước.
Cách đây 65 năm, vào ngày 23-11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, là tổ chức tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam. Ban Thanh tra đặc biệt có nhiệm vụ: “xét và giải quyết những vụ tham ô, bắt người trái phép, thu thập ý kiến của nhân dân, thực hiện giám sát các UBND trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Từ đây hoạt động thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước, là công cụ thiết yếu của quản lý nhà nước, là phương tiện để kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy chính quyền, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân, hoạt động thanh tra đã góp phần thiết lập, giữ gìn trật tự, kỹ cương trong quản lý nhà nước và trong xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân với chính quyền cách mạng. Từ đây, năng lực chủ thể của Ban Thanh Tra được phát sinh, có nghĩa là Ban này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính về xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Cán bộ, công chức.
Để trở thành cán bộ, công chức thì cá nhân phải trải qua những vòng sơ khảo kĩ lưỡng. Ví dụ: để trở thành cán bộ thì “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Điều đó chứng tỏ họ cũng phải có năng lực pháp luật, đặc biệt là năng lực hành vi đầy đủ. Khi trở thành cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, họ sử dụng quyền lực của nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của mình tác động tới đối tượng quản lý để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ được giao.
Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức được pháp luật quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ công chức đó. Họ là cán bộ, công chức khi họ thực hiện công việc của mình. Còn ngoài chức vụ quyền hạn của mình thì cán bộ công chức không còn là cán bộ công chức nhà nước sử dụng quyền lực nữa mà trở thành cá nhân bình thường.
Ví dụ: cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình, họ có quyền xử phạt hành chính cá nhân vi phạm trật tự an toàn giao thông. Nhưng trong cuộc sống đời thường, họ có thể bị chủ thể khác xử phạt nếu như họ vi phạm.
Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính sự nghiệp
Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế , đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính – sự nghiệp… (gọi chung là tổ chức) phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hàn chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hay tổ chức bị giải thể. Như vậy sự tồn tại của các tổ chức này quyết định năng lực chủ thể của họ, khi các tổ chức này tồn tại thì nó mới có năng lực chủ thể, khi bị giải thể thì đồng nghĩa với việc mất năng lực chủ thể. Ví dụ như một trường đại học, là một đơn vị hành chính-sự nghiệp. khi nhận thấy sự cần thiết phải cho ra đời đơn vi này, nhà nước ra quyết định thành lập, từ đó năng lực chủ thể của nó phát sinh. Đến khi khôgn cần đến sự tồn tại của ngôi trường đo thì nhà nước ra quyết định giải thể, từ đó nó mất năng lực chủ thể.
Do không có chức năng quản lý nhà nước nên các tổ chức nêu trên thường tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách chủ thể thường. cá biệt trong một số trường hợp được nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước đối với một số công việc cụ thể, các tổ chức này có thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể đặc biệt.
II. .Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức ( hay cán bộ, công chức )
Vì các cá nhân và tổ chức khi tham gia các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách chủ thể khác nhau nên năng lực chủ thể của họ cũng có nhiều điểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực của tổ chức chúng ta cần xem xét trên bốn kh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Phân tích các khái niệm: Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý và sự thể hiện trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Khái quát hoá cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản Việt nam trong thời gian qua (1998 - 2002) Luận văn Kinh tế 2
A Vận dụng khái niệm phủ định biện chứng để phân tích quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Khái niệm phủ định biện chứng với việc phân tích quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Tài liệu chưa phân loại 0
M Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
M Phân tích các khái niệm: Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý và sự thể hiện trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
M Phân tích khái niệm, đặc điểm va bộ máy của công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 0
A Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý nhà nước Luận văn Luật 6
K Phân tích khái niệm và đặc điểm của các cơ quan hành chính nhà nước, Chứng minh rằng: Cơ quan hành chính là chủ thể quản lí hành chính nhà nước quan trọng nhất Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top