tigerous_4787

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Nước Việt Nam là một, dân Việt Nam là một”
Đề cương
1. Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin
1.1. Lý luận chung
Quán triệt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin: chủ nghĩa duy vật lịch sử
1.2. Tính thực tiễn của lý luận
Tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới
1.2.1 Tư tưởng tập hợp lực lượng của Phan Bội Châu
1.2.2 cách tập hợp lực lượng của Tôn Dật Tiên
1.2.3 Tư tưởng đoàn kết dân tộc của Mahatma Gandhi
2. Thực tiễn Việt Nam
2.1. Khách quan
Bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ cách mạng các nước trên thế giới như Liên Xô, Ấn Độ,
Trung Quốc
2.2. Chủ quan
Các phong trào cứu nước đầu thế kỉ XX thất bại do chưa biết cách tổ chức, chưa đủ sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
3. Nội dung của luận điểm
3.1. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
3.2. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa– đoàn kết của dân tộc đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.
4. Tính đúng đắn của luận điểm
4.1 Thực tiễn
4.2 Nội dung
Nội dung luận điểm cốt lõi của tư tưởng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh
4.3 Thành tựu
Đảng cộng sản ra đời và thành tựu đạt được qua từng giai đoạn cụ thể


LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.Yêu nước – đoàn kết – nhân nghĩa, với các thế hệ người Việt Nam đã trở thành một tình cảm tự nhiên:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
đã trở thành một triết lý nhân sinh.
Nước ta đã phải trải qua các cuộc kháng chiến trường kì. Để có đ ược thắng lợi như ngày nay ta đã phải thực hiên cách mạng. Muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng.
Như Hồ Chí Minh đã nói sức mạnh mà Người đã tìm được là đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Có như vậy đất nước ta mới hoàn toàn thống nhất, dân tộc ta mới có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc.
Chính vì lẽ đó mà tui đã lựa chọn đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Nước Việt Nam là một, dân Việt Nam là một”. Đây là một đề tài hay có nội dung và ý nghĩa to lớn, nó còn là bài học sâu sắc cho mỗi thế hệ.













1. Lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin
1.1. Lý luận chung chủ nghĩa duy vật lịch sử
Cơ sở quan trọng nhất của chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Mác đã nêu ra một công thức hoàn chỉnh về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật áp dụng vào xã hội loài người và lịch sử loài người. Công thức đó là “ Trong sự sản xuất ra đời sống của mình, con người có những quan hệ với nhau, những quan hệ nhất định, tất yếu, độc lập với ý muốn của họ, tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ sản xuất này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ.
Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội, tức là cơ sở thực tại, trên đấy dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, và thích ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái nhất định của ý thức xã hội. cách sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại xã hội của học; trái lạo chính tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Tới một trình độ phát triên nào đó, lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay đây chỉ là các lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất đó trở thành những trở ngại cho những lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu một thời đại cách mạng xã hội. Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng. Khi nghiên cứu những sự đảo lộn ấy, người ta phải luôn luôn phân biệt sự đảo lộn vật chất – mà người ta có thể lấy sự chính xác của khoa học tự nhiên ra để chứng thực- của những điều kiện kinh tế của sản xuất, với những hình thái pháp lí, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật hay triết học, tóm lại là với những hình thái tư tưởng đó người ta nhận thức được xung đột ấy và đấu tranh khắc phục nó”.
Chủ nghĩa Mác- Lênin phát hiện ra quy luật xã hội là sản xuất vật chất, nhờ đó phát hiện ra vai trò quyết định sự phát triển xã hội của quần chúng nhân dân.
Sự vận động của xã hội luôn gắn với một giai cấp nhất định mà giai cấp đó đứng ở một trung tâm của thời đại. Thời đại ngày nay giai cấp công nhân là giai cấp đứng ở trung tâm thời đại mới, có lợi ích phù hợp với lợi ích của nông dân và các giai tầng lao động khác, vì thế giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, tổ chức đoàn kết mọi giai tầng xã hội, đoàn kết cả dân tộc, cả quốc tế, các dân tộc bị áp bức để thủ tiêu chủ nghĩa tư bản,
xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Để đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng, trước hết phải thiết lập liên minh công nông, lấy đó làm nòng cốt, sau đó sẽ đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng bên trong và bên ngoài.
Bác viết: “Lênin là hiện thân của tình anh em bốn bể, là tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng trên thế giới vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc”.
1.2. Quan điểm cụ thể
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là vì chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. V.I. Lênin cho rằng, sự liên minh giai cấp, trước hết là liên minh công nông là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản, rằng nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.
Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong cách mạng vô sản. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
1.2.1. Tư tưởng tập hợp lực lượng của Phan Bội Châu
Theo cụ Phan Bội Châu, tất cả dân tộc Việt đều là “cháu con một họ”, “chú bác anh em”, đều có tài sản chung là giang sơn gấm vóc của ông cha để lại, cho nên phải có trách nhiệm “chung nhau một lòng” mà giữ lấy. Trong di sản tư tưởng của cụ về hợp quần, về đoàn kết bao hàm hai phương diện: đoàn kết quốc tế và đoàn kết dân tộc.
Về phương diện liên kết quốc tế, Phan Bội Châu đã đi tìm một đối tượng liên kết mới– đó là nước Nhật. Tuy nhiên đến năm 1908, sau khi Nhật – Pháp cấu kết, trục xuất Cụ và học sinh Việt Nam đang học tại Nhật, Cụ Phan mới vỡ lẽ ra rằng: đồng châu, đồng chủng, đồng văn không bằng đồng bệnh. Cụ đã đến với Tôn Trung Sơn và Chính phủ cách mạng Quảng Châu, đặt tin tưởng vào những người có cùng cảnh ngộ, có cùng mục tiêu chiến đấu. Có thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong tư tưởng liên kết quốc tế của Phan Bội Châu
Trên phương diện đoàn kết dân tộc, Cụ Phan Bội Châu là một trong số ít người Việt Nam sớm có ý tưởng mới mẻ, đặt nhiệm vụ cứu nước thành “trách nhiệm của quốc dân”, “trách nhiệm của hàng triệu người” và, cứu nước “không phải là một tay, một chân mà làm nên, mà phải do tâm huyết của hàng vạn người anh hùng vô danh”.
1.2.2 cách tập hợp lực lượng của Tôn Dật Tiên
Tôn Dật Tiên là người tổ chức, lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi 1911, người sáng lập Quốc dân đảng Trung Hoa và có một hệ tư tưởng được gọi là chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, đồng thời là người đứng đầu Chính phủ cách mạng Quảng Châu. Cái cốt lõi trong tư tưởng cách mạng của Tôn Dật Tiên là: sáng lập một tổ chức cách mạng (Quốc dân Đảng), vũ trang cho đảng một học thuyết (chủ nghĩa tam dân: Dân tộc độc lập, dần quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) và tiến hành chủ nghĩa đó trong nhân dân, lãnh đạo cuộc đấu tranh chống các thế lực đế quốc và bọn quân phiệt để thu giang sơn về một mối. Về đoàn kết dân tộc, ông chủ trương tập hợp 400 dòng họ trong cả nước không phân biệt giai cấp, chủ trương hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc để tạo thành một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, ủng hộ công nông - lực lượng chiếm đa số trong nhân dân. Về đoàn kết quốc tế, ông chủ trương liên kết với nước Nga Xô Viết, với Quốc tế cộng sản, làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh của đất nước mình. Ông cũng chủ trương ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của các nước nhỏ cùng chung cảnh ngộ. Cùng với ba chính sách lớn thời kỳ 1924 – 1926, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên hiện lên như một học thuyết cách mạng tiến bộ, góp phần quan trọng tạo nên cao trào cách mạng rầm rộ khắp đất nước Trung Hoa mà trung tâm là Quảng Châu - một địa điểm gần với Việt Nam, và do vậy, tư tưởng Tôn Dật Tiên có ảnh hưởng tới các nhà yêu nước, cách mạng nước ta thời đó.
1.2.3 Tư tưởng tập hợp lực lượng của Mahatma Gandhi
Mahtma Gandi – lãnh tụ của Đảng Quốc đại Ấn Độ - cũng là một nhà ái quốc tiêu biểu, mà tư tưởng đoàn kết dân tộc của ông có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều nước châu Á. “Ông nổi lên từ trong hàng triệu người Ấn Độ, nói tiếng nói của họ và không ngừng quan tâm đến họ và hoàn cảnh đáng sợ của họ”. Cống hiến lớn lao của Gandhi là đã tập hợp, thức tỉnh, phát huy sức mạnh của nhân dân Ấn Độ vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Hồ Chí Minh đã tiếp nhận có chọn lọc những tư tưởng tích cực của Tôn Trung Sơn, Mahatma Gandhi và các nhà cách mạng khác trên thế giới và khu vực, đồng thời bố sung những khiếm khuyết ở họ để sáng tạo ra một chiến lược địa đoàn kết trên lập truờng vô sản.

2. Thực tiễn Việt Nam
Về mặt thực tiễn, chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm và nắm bắt những đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng Việt Nam, phong trào cách mạng thế giới - đặc biệt
4.3 Thành tựu
Từ năm 1930, với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chiến lược đại đoàn kết của Người nói riêng, đã trở thành một trong những cơ sở lý luận - nhận thức quan trọng để Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng của mình. Cũng bắt đầu từ đó, tư tưởng chiến lược đoàn kết, đại đoàn kết của Hồ Chí Minh trở thành ngọn cờ tập hợp, hướng dẫn toàn Đảng, toàn dân ta tiến hành cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất vì độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, tư tưởng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã trở thành chiến lược cách mạng - chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh
Thời kỳ 1930-1969, chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trải qua ba giai đoạn phát triển, hoàn thiện.
- Từ 1930- 1940 (thời gian Hồ Chí Minh từ nước ngoài theo dõi, chỉ đạo phong traoc cách mạng trong nước), chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào cương lĩnh của Đảng, được kiểm chứng bằng lý luận, thực tiễn, đã sớm khẳng định sự đúng đắn và sức mạnh của nó.
- Từ năm 1941- 1954 là giai đoạn Hồ Chí Minh trực tiếp cùng Ban Chấp hành trung ương Đảng lãnh đạo dân tộc ta tiến hành cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập tự do. Trong những tháng năm này, chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã được hoàn thiện và đưa vào thực tiễn đấu tranh cách mạng với một hiệu quả rất cao. Chính chiến lược đó đã tạo ra sức mạnh đưa tới thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Từ năm 1954 đến năm 1969, cùng một lúc dân tộc ta phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược hết sức khó khăn: xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, đầy thử thách đó, chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh tiếp tục được phát kiến và phát huy sức mạnh vĩ đại trong đời sống.
Trên tờ báo “Thanh niên” số1, ngày 21-6-1925, với bút danh Z.A.C. Hồ Chí Minh đã viết: “Để dẫn dắt nhân dân làm một sự nghiệp vĩ đại cần có một sức lãnh đạo, sức lãnh đạo đó không phải có một vài người thôi, mà phát sinh từ sự hiệp lực của cả hang ngàn người, hàng vạn người….”. Ta đã có một đảng lãnh đạo, với các tên gọi được thay đổi theo từng mục tiêu từng giai đoạn
Hội phản đế đồng minh Đông Dương (11/1930)
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (7/1936)
Mặt trận dân chủ Đông Dương (3/1938)
Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (11/1939)
Mặt trận Việt Minh (5/1941)
Hôi liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946)
Mặt trận liên việt (3/1951)
Mặt trận tổ quốc Việt Nam (1955)
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (12/ 1960)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1976)
Nhờ có Đảng lãnh đạo và sự đoàn kết toàn dân Việt Nam đã thu được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống giặc giữ nước.
Kết luận
“Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”
Đây là lời trích dẫn trong bản di trúc của Bác. Đó la điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh trước khi qua đời. Đoàn kết gắn liền với độc lập dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc đó là chân lý của cuộc sống.
Đảng, Nhà nước ta chủ trương nêu cao nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc- sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và tận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoài
Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã phát huy được tối đa sức mạnh dân tộc trong sự kết hợp với sức mạnh thời đại để đưa cách mạng Việt Nam từng bước đi tới những thắng lợi như ngày nay và góp phần tích cực, xứng đáng vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D phân tích luận điểm Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì Môn đại cương 0
D Thảo luận phân tích công cụ và thông điệp của chiến dịch truyền thông pepsi muối của pepsico Luận văn Kinh tế 0
D phân tích vai trò của thực tiễn đối với lí luận Văn hóa, Xã hội 0
D Skkn một phương án dạy học tích vô hướng của hai vectơ trên cơ sở phân tích khoa học luận tri thức Luận văn Sư phạm 0
D thiết kế mô phỏng anten yagi tần số uhf bằng feko - tiểu luận môn phân tích thiết kế anten bằng ph Khoa học kỹ thuật 0
H Những vấn đề lí luận về kinh tế đối ngoại, phân tích hiện trạng của vấn đề và đưa ra các giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý luận về lạm phát để phân tích chích sách quản lý tiền tệ chống lạm phát của chính phủ Việt Nam .tình trạng thiểu phát có hại gì ? giải pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 0
B Khái quát hoá cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
H Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top