Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Bài làm

Chúng ta đều biết: Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ngay từ năm
1947, khi viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, với bút danh X.Y.Z, Bác đã dành hẳn một chương (chương
VI) để nói về “Chống thói ba hoa”; trong đó Bác căn dặn: “Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai
cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình.Bao giờ cũng phải tự hỏi “ Ta viết cho ai xem, nói cho ai nghe”
Năm 1953, Bác dạy các nhà báo và những người làm công tác tuyên truyền về “Cách viết”. Bác nhắc nhở những người cầm bút: “Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng” và “Chớ ham dùng chữ”. Cho nên, chỉ cần chú ý một chút thôi, thì thấy ngay, không bao giờ Bác Hồ lại nói (và viết): “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người
Nếu viết: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” mới chỉ là hai trạng ngữ, chứ chưa có chủ ngữ và vị ngữ (hai thành phần chính của câu tiếng Việt). Đây là hai bộ phận trạng ngữ chỉ điều kiện (hay nguyên nhân), không phải là một câu, cho nên ý nghĩa chưa rõ ràng, chưa xác định.
Viết như thế có thể hiểu theo hai cách như sau:
1- “Vì lợi ích mười năm của việc trồng cây, thì chúng ta phải ra sức trồng cây gây rừng, vì lợi ích trăm năm của việc trồng người, thì chúng ta phải chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo”.
2- “Vì lợi ích mười năm thì chúng ta phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì chúng ta phải trồng người”. Viết như vậy, mới tạo thành hai câu hoàn chỉnh, mỗi câu đều có trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ. Song, Bác Hồ không viết (và nói) như vậy. Bác liên tưởng lợi ích của việc trồng cây với lợi ích của việc “trồng người” và nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Đây là một câu ghép, gồm hai vế (cách nhau bằng một dấu phảy), mỗi vế đều có trạng ngữ, chủ ngữ ẩn (chúng ta) và vị ngữ: “trồng cây”, “trồng người”. Câu văn tiếng Việt có thể ẩn chủ ngữ, nhưng nhất định phải có vị ngữ. Nếu viết đầy đủ, câu nói có kết cấu: “Vì lợi ích mười năm thì chúng ta phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì chúng ta phải trồng người”.
Nhưng, để làm cho câu văn gọn, không bị trùng lặp chủ ngữ, làm cho nội dung rõ ràng mà lại nhấn mạnh được ý nghĩa của câu nói, Bác đã bỏ chủ ngữ (chúng ta), tức là dùng hình thức chủ ngữ ẩn, nhưng Bác vẫn giữ thành phần vị ngữ “trồng cây”, “trồng người” và thêm hai chữ “thì phải” đứng trước vị ngữ.
Cho nên, cần chuẩn xác khi trích dẫn câu nói của Bác: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”!

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D phân tích luận điểm Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì Môn đại cương 0
D Thảo luận phân tích công cụ và thông điệp của chiến dịch truyền thông pepsi muối của pepsico Luận văn Kinh tế 0
D phân tích vai trò của thực tiễn đối với lí luận Văn hóa, Xã hội 0
D Skkn một phương án dạy học tích vô hướng của hai vectơ trên cơ sở phân tích khoa học luận tri thức Luận văn Sư phạm 0
D thiết kế mô phỏng anten yagi tần số uhf bằng feko - tiểu luận môn phân tích thiết kế anten bằng ph Khoa học kỹ thuật 0
H Những vấn đề lí luận về kinh tế đối ngoại, phân tích hiện trạng của vấn đề và đưa ra các giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý luận về lạm phát để phân tích chích sách quản lý tiền tệ chống lạm phát của chính phủ Việt Nam .tình trạng thiểu phát có hại gì ? giải pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 0
B Khái quát hoá cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
H Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top