shop_xxx

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đã không còn được bao bọc bởi nền kinh tế từ lâu nhưng nâng cao năng
lực cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là một bài toán khó và không
phải doanh nghiệp nào cũng tìm ra lời giải cho mình. Và cũng đã lâu rồi có một
thực tế mà chúng ta phải công nhận rằng muốn cạnh tranh được chúng ta cần có
một công cụ cần thiết là chiến lược cạnh tranh cụ thể. Để chiến lược kinh doanh có
thể thể hiện được vai trò của nó, việc phân tích để đưa ra mỗi chiến lược cần
được phải phân tích một cách cụ thể, tỉ mỉ dựa trên tình hình cụ thể của doanh
nghiệp mình, không thể áp dụng theo chiến lược của bất kì doanh nghiệp nào khác.
Cũng chính vì thế, phân tích môi trường kinh doanh chính là “linh hồn” của một
bản chiến lược, chiến lược có hiệu quả không, hoàn toàn xuất phát từ việc doanh
nghiệp phân tích môi trường kinh doanh và nhìn nhận khả năng của mình có đúng
đắn hay không.
Tổng công ty thương mại Hà Nội không chỉ là một doanh nghiệp kinh
doanh bình thường, đây là một doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò đầu tầu quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phái triển cũng như dẫn đường chỉ lối cho rất nhiều
doanh nghiệp khác của thủ đô kinh doanh hiệu quả hơn. Với nguồn vốn được đầu
tư hàng năm từ nhà nước và nguồn lực hiện có của mình Tổng công ty thương mại
Hà Nội sẽ phải làm những gì để có thể đảm đương trọng trách này của mình trong
áp lực lớn từ các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh nước
ngoài. Đây là các doanh nghiệp không chỉ có nguồn vốn dồi dào hơn, đội ngũ cán
bộ chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, trình độ quản lý thì cao hơn một bậc do có các
kinh nghiệm kinh doanh trên nhiều quốc gia khác trên thế giới trước khi thâm nhập
vào thị trường Việt Nam. Nhận định được những khó khăn của mình, Tổng công ty
thương mại Hà Nội cũng đã vạch ra chiến lược phát triển cho toàn Tổng công ty và
==========================================================
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
==========================================================

vì thế cũng đã giành được những thành quả đáng học hỏi đối với nhiều doanh
nghiệp khác.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế kinh doanh tại Tổng công ty, đặc
biệt là trong lĩnh vực kinh doanh không phải là mới mẻ nhưng đang được tổng
công ty chú trọng thực hiện đó là kinh doanh bán lẻ, tui đã có tìm tòi nghiên cứu
thêm trên cơ sở chuyên ngành đào tạo kế hoạch và đưa ra một số những đóng góp
nhỏ của mình trong xây dựng chiến lược kinh doanh lĩnh vực bán lẻ của Tổng công
ty . Với đề tài “Phân tích môi trường kinh doanh trong xây dựng chiến lược kinh
doanh hệ thống bán lẻ của Tổng công ty thương mại Hà Nội đến năm 2015”, tui rất
mong có thể đóng góp công sức của mình đối với sự phát triển của Tổng công ty .
Trong quá trình thực tập của mình, tui xin chân thành gửi lời Thank đến
cô giáo hướng dẫn: Thạc Sĩ Bùi Thị Lan, các anh chị, cô chú cán bộ tại phòng Kế
hoạch và phát triển cũng như phòng Quản trị dự án Hapro của Tổng công ty
thương mại Hà Nội đã giúp đỡ tui hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
==========================================================
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
==========================================================
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
I. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm
Theo nghĩa rộng kinh doanh là thuật ngữ để chỉ tất cả các tổ chức hoạt
động sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ cần thiết phục vụ cho đời sống hàng ngày
của con người. Hoạt động kinh doanh, theo luật định, là việc thực hiện một, một số
hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hay
thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời

1
. Từ định nghĩa trên có
thể thấy rằng kinh doanh gắn với hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm
lời bản thân hoạt động kinh doanh là một hệ thống bao gồm các ngành kinh doanh,
mỗi ngành kinh doanh lại là một hệ thống bao gồm nhiều công ty có quy mô khác
nhau, các công ty lại có nhiều các phân hệ bộ phận khác nhau như: sản xuất, kế
hoạch, marketing, tài chính… Trong phạm vi toàn nền kinh tế các doanh nghiệp có
mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức xã hội. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều
có ảnh hưởng đến nhau và đến hệ thống xã hội lớn hơn như hệ thống chính trị, hệ
thống pháp luật, hệ thống kinh tế …Hoạt động kinh doanh như vậy không chỉ bao
gồm các hoạt động thương mại mà còn có nội dung rất rộng bao gồm: đầu tư, sản
xuất, chế biến, các hoạt động thương mại thuần tuý và các hoạt động cung cấp dịch
vụ.
(1) Giáo trình Kế hoạch kinh doanh, Khoa Kế hoạch và phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc
dân,2005,tr7
Tuy nhiên theo cách hiểu truyền thống trước đây, hoạt động kinh doanh
có nghĩa hẹp hơn chỉ bao gồm hoạt động thương mại
==========================================================
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
==========================================================
1.2. Nhiệm vụ
Từ cái nhìn khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh có thể thấy hoạt
động sản xuất kinh doanh có hai nhiệm vụ chính: tạo của cải vật chất cho xã hội và
tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bản chất của hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các sản phẩm
hay dịch vụ. Giá trị của sản phẩm và dịch vụ được tạo ra nhờ các giá trị sử dụng
cho phép thoả mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Những nhu cầu này có
thể mang tính hữu hình như ăn, mặc,…cũng có thể mang tính vô hình như đem lại
sự hãnh diện cho người sử dụng.

Dù hoạt động kinh doanh có phục vụ nhu cầu nào của khách hàng thì
nhiệm vụ của các nhà kinh doanh là phải tăng thêm giá trị cho sản phầm dịch vụ
của mình sao cho giá trị đầu ra lớn hơn giá trị đầu vào. Cũng chính từ đó làm tăng
của cải vật chất cho xã hội.Tuy nhiên, để tạo được lợi nhuận cho chủ thể tham gia
hoạt động sản xuất kinh doanh, từ giá trị tăng thêm doanh nghiệp phải trích các
khoản chi phí như trả lương cho người lao động, bù đắp hao mòn hữu hình và vô
hình của các móc thiết bị, tài sản cố định mà nó sử dụng để bảo toàn năng lực sản
xuất, nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước …Sau khi trích các khoản này,
số còn lại chính là lợi nhuận của nhà đầu tư vì thế nếu hoạt động sản xuất kinh
doanh không tạo ra được già trị gia tăng đủ lớn cho sản phẩm thì không thể tạo ra
lợi nhuận cho nhà đầu tư.
1.3. Phân loại
Theo tính chất hoạt động chúng ta có thể chia hoạt động kinh doanh làm
2 loại chính là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ và hoạt động thương
mại
Theo ngành nghề kinh doanh, do bản chất kinh tế của các hoạt động kinh
doanh là khác nhau, có rất nhiều loại hoạt động kinh doanh có thể kể đến như hoạt
==========================================================
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
==========================================================
động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp tài
chính…
2. Môi trường kinh doanh ngoài doanh nghiệp
2.1. Khái niệm về môi trường kinh doanh ngoài doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp các yếu tố bên trong
hay bên ngoài tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp như
mặt hàng kinh doanh, nhân lực, hệ thống thông tin, hoạt động marketing, tài chính,

thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp…
Môi trường ngoài doanh nghiệp là các yếu tố của nền kinh tế quốc dân
như chính trị và pháp luật, kinh tế, kĩ thuật và công nghệ, điều kiện tự nhiên cơ sở
hạ tầng văn hoá xã hội, môi trường quốc tế …
Như vậy môi trường kinh doanh ngoài doanh nghiệp là tập hợp các yếu
tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
2.2. Phân loại môi trường kinh doanh ngoài doanh nghiệp
- Theo phạm vi các yếu tố, môi trường kinh doanh bên ngoài bao gồm:
môi trường quốc tế, môi trường nền kinh tế, môi trường nội bộ ngành
hay còn gọi là môi trường tác nghiệp
- Theo cấp độ của môi trường, người ta chia thành môi trường nền kinh
tế quốc dân (vĩ mô) và môi trường cấp doanh nghiệp (vi mô)
- Theo lĩnh vực ảnh hưởng của môi trường , bao gồm các yếu tố kinh tế,

CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊNVĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
==========================================================
1.2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu
1.2.1. Chức năng
Các chức năng chủ yếu của Tổng công ty thương mại bao gồm:
- Thực hiện quyền Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tổng công ty
thương mại Hà Nội, đồng thời chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân
dân thành phố Hà Nội về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao.
- Giữ vai trò chủ đạo, tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động của
các công ty con theo chiến lược phát triển ngành Thương mại thủ đô
trong từng giai đoạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty
mẹ- Tổng công ty thương mại Hà Nội và các công ty con được uỷ ban
nhân dân thành phố giao
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các chế
độ chính sách, cách điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của các công ty con theo điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty
thương mại Hà Nội. điều lệ của các công ty con và các đơn vị trực
thuộc đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định hiện
hành của pháp luật.
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trong đó ngành
nghề chính là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ, sản


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top