Link tải luận văn miễn phí cho ae
Đề tài 2: Phân tích MT Nhật và đưa ra cách kdqt mặt hàng gốm sứ vào Nhật
I/ Phân tích môi trường vĩ mô của Nhật Bản
1. Tự nhiên
Địa lý
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, năm gần Trung Hoa và Triều Tiên, có diện tích tổng cộng là 377,834 cây số vuông. Đất đai của Nhật Bản là một dãy đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía đông của lục địa châu Á, dài 3,800 cây số, từ 20 độ vĩ tuyến bắc với các đảo cực nam là Okinawa, tới 45 độ vĩ tuyến bắc với phần trên cùng của đảo Hokkaido. Địa thế này tương đương với miền đất từ Miami, Hoa Kỳ, kéo lên tới tận Montreal, Canada.
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú nhiều đồi núi nhưng người dân Nhật lại ưa thích miền đồng bằng bờ biển. Trong số các bình nguyên lớn, miền Quan Đông (Kanto) gần Vịnh Tokyo là nơi rộng rãi nhất, nơi đây các nhà máy, các công ốc, các nông trại ... chen chúc nhau khiến cho các thành phố, thị xã và làng mạc lẫn vào nhau và trải dài thật xa. Chỉ riêng miền Quan Đông đã sản xuất được 1/3 tổng sản lượng quốc nội của Nhật Bản. Khu vực kỹ nghệ của Nhật Bản kéo dài từ Tokyo tới Yokohama là thành phố đứng thứ hai, sau đó là thành phố Osaka.
Nhật Bản có hơn 3,900 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn là Honshu (Bản Châu), hơi lớn hơn nước Anh và chiếm khoảng 60 % toàn thể diện tích, Hokkaido (Bắc Hải Đạo), Kyushu (Cửu Châu) và Shikoku (Tứ Quốc). Trong số các hòn đảo nhỏ, đảo Okinawa là lớn nhất và quan trọng nhất, nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan. Hòn đảo Okinawa này tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa phần đất chính nên đã phát triển được một thứ văn hóa riêng và một số điểm khác biệt với nếp sống của bốn hòn đảo lớn.
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là đẹp nhất thế giới, đặc biệt nhất là ngọn núi Phú Sĩ có tuyết trắng bao phủ nơi phần đỉnh núi. Núi Phú Sĩ là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.
Thiên tai
Nhật Bản là một dãy đảo cô đơn, có 186 núi lửa hiện nay đang hoạt động. Mỗi năm Nhật Bản chịu vào khoảng 1,000 trận động đất và các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào miền Quan Đông (Kanto), nơi có thủ đô Tokyo và người ta cho rằng cứ 60 năm, Tokyo lại gặp một trận động đất khủng khiếp. Trận động đất xẩy ra vào ngày 01/9/1923 với cường độ 8.2 trên địa chấn kế Richter, đã tàn phá phần lớn hai thành phố Tokyo và Yokohama. Động đất là mối đe dọa lớn lao nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yen để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới nhưng kết quả của các nghiên cứu và các công cụ báo động cho tới nay chưa được coi là đáng tin cậy.
Khí hậu
Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp. Tại miền bắc thuộc đảo Hokkaido, mùa hè ngắn nhất, mùa đông dài với tuyết rơi nhiều trong khi đảo Ryukyu (Lưu Cầu) có khí hậu bán nhiệt đới, và do ở gần lục địa châu Á, Nhật Bản cũng chịu các ảnh hưởng thời tiết của lục địa này. Vào mùa đông từ tháng 12 tới tháng 2, gió lạnh và khô của miền Siberia thổi về hướng Nhật Bản, đã gặp không khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương, tạo ra các trận tuyết lớn trên các phần đất phía tây. Miền Đông của Nhật Bản ít bị tuyết hơn nhưng cũng rất lạnh. Vào tháng giêng, thành phố Tokyo lạnh hơn thành phố Reykjavik của Iceland nhưng tuyết rơi ít hơn.
Phía nam của đảo Kyushu và các đảo Nansei vào mùa đông ít lạnh hơn, đây là nơi mùa Xuân tới trước tiên với hoa Anh Đào, một sự kiện rất quan trọng đối với người Nhật Bản. Vào cuối tháng 3, hoa Anh Đào đã nở trên đảo Kyushu và loại hoa này nở dần lên tới phía bắc của đảo Hokkaido vào tuần lễ thứ hai của tháng 5. Mùa hoa Anh Đào là mùa tốt đẹp nhất để du khách viếng thăm Nhật Bản. Sau khi hoa đã tàn là các trận mưa thất thường trước khi mùa mưa (tsuyu) đến và kéo dài trong hai tháng.
Mùa hè tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 với các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm. Đầu mùa hè cũng có các trận mưa, bắt đầu từ miền nam và lâu vài tuần lễ rồi loại mưa này chuyển dần lên mạn bắc. Độ nóng của mùa hè cao nhất vào tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người trốn sức nóng mà chạy lên miền núi mát mẻ hơn. Thành phố Yamagata vào mùa đông chịu đựng một mét tuyết phủ và vào mùa hè, độ nóng đã có lần lên tới kỷ lục là 40.8 độ C. Vào cuối mùa hè, Nhật Bản gặp các trận cuồng phong mang tới các trận mưa lớn và các tàn phá, nhất là tại các vùng bờ biển. Thông thường mỗi năm có 3 hay 4 trận cuồng phong, các trận nhỏ vào tháng 8, trận lớn vào tháng 9. Tại miền nam và tại miền bờ biển Thái Bình Dương, nhiều trận gió mạnh làm đổ nhà cửa, lật úp tầu thuyền. Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của gió mùa, chịu các trận sóng thần (tsunami) do các vụ động đất ngầm dưới đáy biển. Tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết trở nên dịu đi, lá cây bắt đầu đổi màu, đây cũng là thời gian tốt đẹp cho khách du lịch.
Mùa hè và mùa đông tại Nhật Bản là hai thái cực trong khi mùa xuân và mùa thu có thời tiết tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản nằm trên cùng vĩ độ với các thành phố Athens của Hy Lạp, Teheran của Iran và Los Angeles của Hoa Kỳ. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp và đôi khi có tuyết, trái với mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Thực vật, động vật và tài nguyên.
Động thực vật
Các hải đảo Nhật Bản trải dài 25 vĩ độ vì thế đất nước này có nhiều loại thực vật và động vật. Tại nhóm hải đảo Ryukyu và Ogasawara ở về phía nam, thời tiết thuộc loại bán nhiệt đới nên động vật và thực vật giống như của bán đảo Mã Lai, trong khi tại phần đất chính của Nhật Bản hay tại các đảo Honshu, Kyushu và Shikoku, thời tiết giống như Trung Hoa và Triều Tiên còn miền trung và miền bắc của đảo Hokkaido có khí hậu gần cực, rất lạnh nên có nhiều rừng thông loại lá lớn.
Nhật Bản vào thời cổ xưa đã được nối với châu Á nhờ thế đã có các thú vật di cư từ Triều Tiên và Trung Hoa qua. Nhật Bản có các loại thú đặc biệt, chẳng hạn như loài gấu nâu (higuma) của đảo Hokkaido cao tới 2 mét và nặng 400 kilô và loài gấu nâu châu Á (tsukinowaguma) nhỏ hơn, cao tới 1,4 mét và nặng 200 kilô. Một giống thú đặc biệt khác là loài khỉ cỡ trung bình, cao khoảng 60 phân và có đuôi ngắn, thường thấy trên các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu.
Tài nguyên
Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Trên các đảo Hokkaido và Kyushu có các mỏ than và kỹ nghệ khai mỏ lên tới cực điểm vào năm 1941, ngày nay hầu như các hầm mỏ này không hoạt động. Tất cả khoáng sản khác, kể cả dầu thô, đều phải nhập cảng từ nước ngoài.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Đề tài 2: Phân tích MT Nhật và đưa ra cách kdqt mặt hàng gốm sứ vào Nhật
I/ Phân tích môi trường vĩ mô của Nhật Bản
1. Tự nhiên
Địa lý
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, năm gần Trung Hoa và Triều Tiên, có diện tích tổng cộng là 377,834 cây số vuông. Đất đai của Nhật Bản là một dãy đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía đông của lục địa châu Á, dài 3,800 cây số, từ 20 độ vĩ tuyến bắc với các đảo cực nam là Okinawa, tới 45 độ vĩ tuyến bắc với phần trên cùng của đảo Hokkaido. Địa thế này tương đương với miền đất từ Miami, Hoa Kỳ, kéo lên tới tận Montreal, Canada.
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú nhiều đồi núi nhưng người dân Nhật lại ưa thích miền đồng bằng bờ biển. Trong số các bình nguyên lớn, miền Quan Đông (Kanto) gần Vịnh Tokyo là nơi rộng rãi nhất, nơi đây các nhà máy, các công ốc, các nông trại ... chen chúc nhau khiến cho các thành phố, thị xã và làng mạc lẫn vào nhau và trải dài thật xa. Chỉ riêng miền Quan Đông đã sản xuất được 1/3 tổng sản lượng quốc nội của Nhật Bản. Khu vực kỹ nghệ của Nhật Bản kéo dài từ Tokyo tới Yokohama là thành phố đứng thứ hai, sau đó là thành phố Osaka.
Nhật Bản có hơn 3,900 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn là Honshu (Bản Châu), hơi lớn hơn nước Anh và chiếm khoảng 60 % toàn thể diện tích, Hokkaido (Bắc Hải Đạo), Kyushu (Cửu Châu) và Shikoku (Tứ Quốc). Trong số các hòn đảo nhỏ, đảo Okinawa là lớn nhất và quan trọng nhất, nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan. Hòn đảo Okinawa này tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa phần đất chính nên đã phát triển được một thứ văn hóa riêng và một số điểm khác biệt với nếp sống của bốn hòn đảo lớn.
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là đẹp nhất thế giới, đặc biệt nhất là ngọn núi Phú Sĩ có tuyết trắng bao phủ nơi phần đỉnh núi. Núi Phú Sĩ là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.
Thiên tai
Nhật Bản là một dãy đảo cô đơn, có 186 núi lửa hiện nay đang hoạt động. Mỗi năm Nhật Bản chịu vào khoảng 1,000 trận động đất và các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào miền Quan Đông (Kanto), nơi có thủ đô Tokyo và người ta cho rằng cứ 60 năm, Tokyo lại gặp một trận động đất khủng khiếp. Trận động đất xẩy ra vào ngày 01/9/1923 với cường độ 8.2 trên địa chấn kế Richter, đã tàn phá phần lớn hai thành phố Tokyo và Yokohama. Động đất là mối đe dọa lớn lao nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yen để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới nhưng kết quả của các nghiên cứu và các công cụ báo động cho tới nay chưa được coi là đáng tin cậy.
Khí hậu
Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp. Tại miền bắc thuộc đảo Hokkaido, mùa hè ngắn nhất, mùa đông dài với tuyết rơi nhiều trong khi đảo Ryukyu (Lưu Cầu) có khí hậu bán nhiệt đới, và do ở gần lục địa châu Á, Nhật Bản cũng chịu các ảnh hưởng thời tiết của lục địa này. Vào mùa đông từ tháng 12 tới tháng 2, gió lạnh và khô của miền Siberia thổi về hướng Nhật Bản, đã gặp không khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương, tạo ra các trận tuyết lớn trên các phần đất phía tây. Miền Đông của Nhật Bản ít bị tuyết hơn nhưng cũng rất lạnh. Vào tháng giêng, thành phố Tokyo lạnh hơn thành phố Reykjavik của Iceland nhưng tuyết rơi ít hơn.
Phía nam của đảo Kyushu và các đảo Nansei vào mùa đông ít lạnh hơn, đây là nơi mùa Xuân tới trước tiên với hoa Anh Đào, một sự kiện rất quan trọng đối với người Nhật Bản. Vào cuối tháng 3, hoa Anh Đào đã nở trên đảo Kyushu và loại hoa này nở dần lên tới phía bắc của đảo Hokkaido vào tuần lễ thứ hai của tháng 5. Mùa hoa Anh Đào là mùa tốt đẹp nhất để du khách viếng thăm Nhật Bản. Sau khi hoa đã tàn là các trận mưa thất thường trước khi mùa mưa (tsuyu) đến và kéo dài trong hai tháng.
Mùa hè tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 với các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm. Đầu mùa hè cũng có các trận mưa, bắt đầu từ miền nam và lâu vài tuần lễ rồi loại mưa này chuyển dần lên mạn bắc. Độ nóng của mùa hè cao nhất vào tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người trốn sức nóng mà chạy lên miền núi mát mẻ hơn. Thành phố Yamagata vào mùa đông chịu đựng một mét tuyết phủ và vào mùa hè, độ nóng đã có lần lên tới kỷ lục là 40.8 độ C. Vào cuối mùa hè, Nhật Bản gặp các trận cuồng phong mang tới các trận mưa lớn và các tàn phá, nhất là tại các vùng bờ biển. Thông thường mỗi năm có 3 hay 4 trận cuồng phong, các trận nhỏ vào tháng 8, trận lớn vào tháng 9. Tại miền nam và tại miền bờ biển Thái Bình Dương, nhiều trận gió mạnh làm đổ nhà cửa, lật úp tầu thuyền. Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của gió mùa, chịu các trận sóng thần (tsunami) do các vụ động đất ngầm dưới đáy biển. Tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết trở nên dịu đi, lá cây bắt đầu đổi màu, đây cũng là thời gian tốt đẹp cho khách du lịch.
Mùa hè và mùa đông tại Nhật Bản là hai thái cực trong khi mùa xuân và mùa thu có thời tiết tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản nằm trên cùng vĩ độ với các thành phố Athens của Hy Lạp, Teheran của Iran và Los Angeles của Hoa Kỳ. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp và đôi khi có tuyết, trái với mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Thực vật, động vật và tài nguyên.
Động thực vật
Các hải đảo Nhật Bản trải dài 25 vĩ độ vì thế đất nước này có nhiều loại thực vật và động vật. Tại nhóm hải đảo Ryukyu và Ogasawara ở về phía nam, thời tiết thuộc loại bán nhiệt đới nên động vật và thực vật giống như của bán đảo Mã Lai, trong khi tại phần đất chính của Nhật Bản hay tại các đảo Honshu, Kyushu và Shikoku, thời tiết giống như Trung Hoa và Triều Tiên còn miền trung và miền bắc của đảo Hokkaido có khí hậu gần cực, rất lạnh nên có nhiều rừng thông loại lá lớn.
Nhật Bản vào thời cổ xưa đã được nối với châu Á nhờ thế đã có các thú vật di cư từ Triều Tiên và Trung Hoa qua. Nhật Bản có các loại thú đặc biệt, chẳng hạn như loài gấu nâu (higuma) của đảo Hokkaido cao tới 2 mét và nặng 400 kilô và loài gấu nâu châu Á (tsukinowaguma) nhỏ hơn, cao tới 1,4 mét và nặng 200 kilô. Một giống thú đặc biệt khác là loài khỉ cỡ trung bình, cao khoảng 60 phân và có đuôi ngắn, thường thấy trên các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu.
Tài nguyên
Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Trên các đảo Hokkaido và Kyushu có các mỏ than và kỹ nghệ khai mỏ lên tới cực điểm vào năm 1941, ngày nay hầu như các hầm mỏ này không hoạt động. Tất cả khoáng sản khác, kể cả dầu thô, đều phải nhập cảng từ nước ngoài.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links