tunhanbotron_kh0ndontimem
New Member
Download Tiểu luận Phân tích nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được hưởng an sinh xã hội, giải quyết tình huống liên quan miễn phí
Theo dữ kiện đề bài ta thấy ông A làm việc cho nhà máy X từ năm 1987 rồi chuyển chỗ làm mới cho đến tháng 6/2007 mới bị tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung thì “Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất”. Do đề bài không đề cập tới việc đóng bảo hiểm của ông A cho nên trong trường hợp này ta mặc nhiên coi công ty X đã đóng bảo hiểm cho bà A từ năm 1987.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
Đề bài số 3:Phân tích nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được hưởng an sinh xã hội.
Ông A vào làm việc tại nhà máy X từ tháng 9 năm 1987. Năm 1990, ông chuyển sang làm việc tại công ty hóa chất Y (công việc phải tiếp xúc với hóa chất). Tháng 6/2007, trong một lần nghỉ giải lao giữa ca làm việc, ông vận hành thử một máy sản xuất hóa chất công ty mới nhập về. Không may trong lần đó, ông bị tai nạn phải vào viện điều trị mất 20 ngày và được xác định là suy giảm 55% khả năng lao động. Tháng 7/2010, do vết thương tái phát, ông lại phải vào viện điều trị mất 2 tháng. Sau khi ra viện, ông đuợc xác định suy giảm 62% khả năng lao động.
Hỏi:a. Tai nạn xảy ra đối với ông A có được coi là tai nạn lao động hay không? Vì sao?
b. Giả sử sau khi ra viện, ông làm đơn xin nghỉ hưu. Hãy giải quyết chế độ hưu trí cho ông A biết rằng lúc này ông mới 47 tuổi.
Phân tích nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội đều được quyền hưởng an sinh xã hội:
a, Cơ sở hình thành nguyên tắc
Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng gặp may mắn và có một cuộc sống ổn định, có thể vào lúc này hay lúc khác họ sẽ gặp phải rủi ro khó lường trước mà bản thân họ không giải quyết được, chính vào những lúc như vậy họ rất cần đến những sự trợ giúp giúp họ khắc phục khó khăn, từ đó làm cho xã hội ổn định và bền vững. Xuất phát từ nhu cầu này nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được hưởng an sinh xã hội đã được đưa vào các văn bản luật nhằm mục đích thực thi một cách nghiêm túc nội dung đã đề ra.
Cơ sở của nguyên tắc xuất phát từ sự ra đời và mục đích của an sinh xã hội (ASXH) là vì con người với tư cách là thành viên của xã hội. ASXH chỉ đạt được mục đích của mình khi bảo vệ được tất cả các thành viên xã hội mà không có sự phân biệt theo tiêu chí nào. Quyền hưởng ASXH không phải là đặc quyền của cá nhân, tổ chức hay nhóm người xã hội nào mà là quyền của mỗi cá nhân sống trong cộng đồng. Đây là một trong những quyền quan trọng trong lĩnh vực rộng lớn quyền con người.
Quyền hưởng ASXH được qui định một cách cụ thể trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 như sau: “Mỗi người, vì là một thành viên xã hội, đều có quyền được bảo đảm ASXH và được đảm bảo để được thực hiện các quyền không thể thiếu được về kinh tế, xã hội và văn hóa, phẩm giá và sự phát triển tự do nhân cách cá nhân”(điều 22). Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (16/12/1966) mà Việt Nam phê chuẩn ngày 24/9/1982 đã một lần nữa ghi nhận: “các quốc gia thành viên của công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội” (điều 9). Điều đó cho thấy quyền hưởng ASXH là quyền cơ bản, quan trọng của mỗi cá nhân trong xã hội. Ở nước ta quyền này được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992 với các nội dung cụ thể về quyền hưởng BHXH ( điều 59 ), về ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội ( điều 67 ), chăm sóc ý tế, bảo vệ sức khỏe…
b, Nội dung nguyên tắc
Được hưởng ASXH là quyền của công dân và được thực hiện bình đẳng giữa các thành viên xã hội là một nguyên tắc quan trọng. Trong xã hội hiện đại khi mà chính sách con người trở thành vấn đề có tính chiến lược, chủ nghĩa nhân đạo trở thành mục tiêu của xã hội thì ASXH ngày càng được chú trọng. Một trong những điều kiện tiên quyết là muốn có nền kinh tế xã hội phát triển thực sự và mang tính bền vững thì điều cần thiết trước tiên là phải tạo ra sự ổn định đời sống của mọi tầng lớp dân cư. Tất cả những điều đó đòi hỏi nước ta phải từng bước xây dựng nhằm mục tiêu giải quyết tất cả các chính sách xã hội đối với các thành viên của cộng đồng.
Các chính sách ASXH phải đảm bảo tính xã hội, không được loại trừ bất cứ đối tượng nào nằm trong diện cần giúp đỡ. Việc xây dựng và vận hành hệ thống chính sách về ASXH phải đảm bảo có sự tham gia đông đảo của tất cả các tầng lớp nhân dân.
Tuy rằng có sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội nhưng ở mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia khác nhau, trong những giai đoạn, hoàn cảnh kinh tế-xã hội khác nhau thì mức độ thực hiện có sự khác nhau.nhất định
Nguyên tắc đảm bảo quyền hưởng ASXH thể hiện rõ ở việc qui định phạm vi đối tượng áp dụng của ASXH. Theo đó mọi thành viên của xã hội khi gặp phải biến cố, rủi ro, bất hạnh… đều được trợ giúp, bảo vệ bởi mạng lưới các chế độ ASXH mà không có sự phân biệt về địa vị, kinh tế, giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội... Nói cách khác, không ai có thể trù liệu cho những rủi ro, bất hạnh mà mình sẽ gặp phải bất kể hộ có kinh tế, sức khỏe, công việc… do vậy, sự phân biệt đối xử với các thành viên bất kể theo tiêu chí nào để xác định quyền hưởng ASXH cũng đều là bất hợp lí.
Tuy nhiên cũng không thể nhìn nhận sự trợ giúp của hệ thống pháp luật ASXH theo kiểu cào bằng của chủ nghĩa bình quân. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong cộng đồng và đứng dưới góc độ hưởng thụ thì đây còn là quyền cơ bản của con người trong xã hội. Vì vậy, trợ cấp ASXH cũng phải tính đến yếu tố công bằng, căn cứ vào điều kiện khó khăn cụ thể để xác định chế độ, mức hưởng phù hợp. Tức là để được hưởng một chế độ trợ giúp cụ thể nào đó thì đối tượng được trợ giúp phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Ví dụ: đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội phải là người lao động và phải đóng bảo hiểm xã hội theo qui định. Đối tượng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội phải là người đang gặp hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh mà bản thân không thể tự khắc phục được. Tương tự như vậy, người được hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội phải là những người đã có những cống hiến, hi sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
c, Ý nghĩa của nguyên tắc
Trước hết, nguyên tắc tạo nên cơ sở pháp lí vững chắc để người dân thực hiện quyền hưởng an sinh, đảm bảo quyền lợi cho mọi người trong xã hội. Đảm bảo cho các đối tượng “yếu thế” nói riêng và người lao động nói chung được chăm sóc, bảo vệ khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt; tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục những rủi ro, có cơ hội để phát triển, có cơ hội hoà nhập vào cộng đồng. An sinh xã hội với các chức năng của mình, kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, hướng tới những chuẩn mực của chân thiện mỹ. An sinh xã hội nhằm hướng tới những điều cao đẹp trong cuộc sống, hoà đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, giới tính... vào một xã hội nhân ái, công bằng, và an toàn cho mọi thành viên.
Thứ hai, nguyên tắc thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái giữa những con người trong xã hội. Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội đồng thời nh