Cadarn

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích nhân đinh của Nhà nghiên cứu Hélène Tourmaire viết: Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật





Trong cuộc xung đột Việt - Pháp, giữa hai giải pháp hòa bình và bạo lực, Hồ Chí Minh luôn luôn chọn giải pháp hòa bình, nên Người đã chấp nhận thỏa hiệp, nhân nhượng: ký Hiệp định sơ bộ 6.3 rồi "Tạm ước 14.9; không quản bất trắc, hiểm nguy, Người sang tận thủ đô nước Pháp để tìm kiếm hòa bình. Rất tiếc, thiện chí đó đã không được đáp lại. Đến khi đối phương buộc chúng ta phải cầm súng đứng lên tự vệ, Người đã luôn luôn giáo dục chúng ta biết phân biệt bọn thực dân xâm lược phản động Pháp với nhân dân Pháp yêu chuộng hòa bình và công lý. Người đã tìm mọi cách để hạn chế đến mức thấp nhất những thương vong trên chiến trường, cho quân ta và cho cả quân địch. Người nói một cách xúc động: "Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay là người Việt đều là người". Người nhắc nhở mục tiêu của chúng ta là đánh bại, đánh sập ý chí xâm lược của địch chứ không phải là đánh tiêu diệt hoàn toàn chúng trên chiến trường. Ta hiểu vì sao Người không tán thành cách gọi một trận đánh chết nhiều người là một trận đánh "đẹp"! Người nói: "Đánh mà thắng là giỏi, nhưng không đánh mà thắng lại giỏi hơn", nên theo binh pháp của cha ông, "đánh vào lòng người là hơn hết, đánh vào thành trì là thứ hai", vì vậy Người tất coi trọng địch vận, ngụy vận, coi "khéo ngụy vận thì đó cũng là một cách tiêu diệt sinh lực địch".



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN
Đề bài: Nhà nghiên cứu Hélène Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo viết: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, long nhân từ của Chúa, tinh than nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ gia tộc. Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”. Hãy phân tích nhận xét trên?
Hà Nội, tháng 4 năm 2010
I. HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
Trong khóa họp 24 của Đại hội đồng UNESCO vào tháng 10-11 năm 1987 tại Paris, Đại hội đồng UNESCO đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, , người “tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử”.
Hồ Chí Minh và những cống hiến của Người đã đi vào lịch sử thế giới hiện đại. Tên tuổi, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức cách mạng vẹn toàn của Người luôn được trân trọng trong ký ức của mỗi người, dù Hồ Chí Minh đã rời xa chúng ta để trở về với cõi vĩnh hằng gần 40 năm. Cuộc đời của Người thực sự là một tấm gương sáng chói của những phẩm chất đạo đức cách mạng cao cả và nhân đạo nhất, và “chỉ có ít nhân vật lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.
Trang bìa của TIME, số ra ngày 22-10-1954
Hồ Chí Minh đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế vì những đóng góp của Người cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và những tiến bộ xã hội cũng như tấm gương sang chói về đạo đức, nhân cách và tư tưởng mang tầm thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giáo sư Sử học William J.Duiker viết trong công trình vĩ đại về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ thiên tài nhưng vô cùng giản dị, rất gần gũi với cuộc sống của người lao động và đặc biệt hơn, Người là một chính khách lỗi lạc, biết kết hợp tài tình nghệ thuật lãnh đạo để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam mau chóng tới đích”. Còn trên tờ Time (Mỹ), nhà báo, tác giả cuốn “Việt Nam - một thiên sử” Stanley Karnow viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh hiền lành, giản dị. Nhưng Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình.
Không quá cường điệu khi Hélène Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo viết: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, long nhân từ của Chúa, tinh than nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ gia tộc. Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”
II. NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI HỒ CHÍ MINH
Câu nói của nhà văn, nhà báo Hélène Tourmaire đã nói lên được một cách toàn diện về hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, long nhân từ của Chúa, tinh than nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ gia tộc. Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”; những điều đó đã được minh chứng trong suốt cuộc đời của Bác, từ khi Bác lên tàu ra đi tìm đường cứu nước cho tới những ngày trở về hoạt động cách mạng tại chiến khu Việt Bắc, cũng như trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam sau này.
Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khó, không mệt mỏi của Hồ Chí Minh tượng trưng cho khí phách cách mạng ngoan cường, cho ý chí bất khuất, tính kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh, thái độ ứng xử điêu luyện về chính trị, bình tĩnh nhưng đầy quyết đoán trong những tình thế gay go, quyết liệt, đã trở thành niềm hy vọng của tất cả các dân tộc yêu chuộng tự do, công lý, hoà bình trên toàn thế giới. Đồng thời, đức hy sinh, lòng tận tụy và sự bao dung, khoan hoà của Người thể hiện trong tư tưởng, trong hành động, trong từng mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế “đã làm cho ngay cả quân thù cũng phải khâm phục”.
         Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với học thuyết của C.Mác và Ph. Angghen, đến với tư tưởng của V.I Lênin, từ thân phận của một người mất nước, một người dân thuộc địa, một người được hấp thu nền học vấn và triết lý phương Đông, rồi được bổ sung văn hóa và triết lý phương Tây, trước hết là văn hóa Pháp. Con người ấy, so với C.Mác, Ph Angghen và V. I Lênin, thì trải nhiều oan nghiệt, cay đắng về thân phận cá nhân hơn nhiều. Từ thân phận ấy, Hồ Chí Minh dễ có sự thông cảm sâu sắc hơn và mãnh liệt hơn với người dân thuộc địa nói riêng và những người lao động cùng kiệt khổ, những dân tộc đang bị nô lệ, bị giày xéo phải gánh chịu áp bức, bất công trên thế giới nói chung. Sự cảm thông ấy không chỉ dừng lại ở thân phận cá nhân để nhìn ngắm và suy đoán về thế giới, mà đã vượt khỏi chính mình để có được cái tầm cao của người chiến sỹ cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Lựa chọn một con đường đi đúng, Người đã giành cả cuộc đời
mình để kiên trì thực hiện hoài bão: Độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Người không chỉ cảm nhận nỗi đau thân phận mất nước của đồng bào mình, dân tộc mình, Người còn “phân giải được những nguồn gốc của quyền lực, và mang trong máu thịt của mình những nỗi thống khổ của một người dân thuộc địa”. Để rồi, trong suốt hơn 50 năm hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh “đã kiên trì đi theo con đường cách mạng nhằm lật đổ chủ nghĩa đế quốc và xây dựng một xã hội mới dựa trên lợi ích của nhân dân”. Là hiện thân của tinh thần yêu tự do, khả năng chịu đựng qua những thử thách khắc nghiệt, trải qua hơn một nửa thế kỷ đầy gian truân tìm đường và lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện con đường đã lựa chọn: Độc lập dân tộc và CNXH, Hồ Chí Minh đã không một giây phút nghỉ ngơi. Hướng vào những mục đích chiến đấu cao thượng, Người đã không chỉ gieo hạt giống cho cuộc đấu tranh đòi giải phóng của nhân dân Việt Nam, mà Người còn gieo hạt giống cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì dân chủ và công lý ở tất cả các nơi nhân dân đang bị áp bức, bóc lột. Hồ Chí Minh và cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ của Người vì một ngày mai tươi sáng của dân tộc Việt Nam, vì một khát vọng hoà bình, dân chủ trên khắp hành tinh, đã khiến “cả bè bạn lẫn kẻ thù đều phải công nhận rằng Người là một nhân vật xuất chúng, đã quên mình hiến dâng cả cuộc đời ch...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên khoa kinh tế Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường marketing trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của Korea life tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích khía cạnh văn hóa doanh nhân Mai Kiều Liên Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích thiết kế hệ thống Quản lý tuyển dụng nhân viên Công nghệ thông tin 0
D Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản lý nhân sự và tiền lương tại công ty TNHH Huy Thông Công nghệ thông tin 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank - chi nhánh Gò Vấp giai đoạn 2012 - 2014 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top