nguyet10a7

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Bất kỳ nhà nước nào, một xã hội đương đại nào dù được quản lý tốt đến đâu, ý thức trách nhiệm cao đến mấy thì những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đó, nhà nước đó vẫn luôn tồn tại bên cạnh những giá trị tốt đẹp. Một trong những hiện tượng tiêu cực đó: là hành vi vi phạm pháp luật, một hiện tượng tiêu cực của xã hội đã, đang và sẽ diễn ra trong một thời gian dài. Mặt khác trong bất kỳ một xã hội nào vẫn còn những mâu thuẫn về lợi ích, dẫn tới xung đột lợi ích, đấu tranh đòi lợi ích của các giai tầng khác. Trong bối cảnh như vậy những hiện tượng tiêu cực mà cụ thể là những vi phạm pháp luật diễn ra là không thể tránh khỏi. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc đề ra các biện pháp đúng đắn để đấu tranh với vi phạm pháp luật. Với ý nghĩa đó em đã chọn đề tài: “phân tích những yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật thông qua một ví dụ cụ thể” để từ đó có thể hiểu rõ hơn về bản chất cũng như đặc điểm của vi phạm pháp luật.

NỘI DUNG

I. cơ sở lý luận
1. Khái niệm vi phạn pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có lỗi của chủ thể có năng lực (khả năng) chịu trách nhiệm pháp lý, đã xâm hại tới đối tượng (quan hệ xã hội) được pháp luật bảo vệ.
Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi 4 yếu tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật.
2. Cấu thành của vi phạm pháp luật (căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý)
2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội, thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm. Trước hết phải xác định xem vụ việc vừa xảy ra có phải do hành vi của con người hay không, nếu phải thì hành vi đó có trái pháp luật không, nếu trái pháp luật thì trái như thế nào. Sự thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hay tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra. Quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội là việc xác định xem hành vi trái pháp luật có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thiệt hại cho xã hội hay không và sự thiệt hại cho xã hội có phải kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hay không, vì thực tế có trường hợp hành vi trái pháp luật không trực tiếp gây ra sự thiệt hại cho xã hội, mà sự thiệt hại đó do nguyên nhân khác. Ngoài ra con phải xác định: thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm nào. Địa điểm vi phạm pháp luật là ở đâu. Phương tiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là gì. Tất cả các yếu tố trên chính là cơ sở khách quan để truy cứu trách nhiệm pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng để lam sáng tỏ hơn về hành vi vi phạm pháp luật cần xét tới các yếu tố tiếp theo.
2.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật: Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình (nhìn thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện) và trong chính hành vi đó (hành vi chủ động, có ý thức….) tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó; Lỗi được chia thành hai loại: cố ý và vô ý; lỗi cố ý gồm (cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp), lỗi vô ý gồm (vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin). Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong đạt tới.
2.3. Chủ thể vi phạm pháp luật.
Chủ thể vi phạm pháp luật: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật của mình. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2.4. Khách thể vi phạm pháp luật.
Khách thể vi phạm pháp luật: là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm phạm. Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật. Là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật.

II. Cơ sở thực tế
1. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật thông qua một ví dụ cụ thể.
Xét một vi phạm pháp luật cụ thể là vụ án giết người vào ngày 11/8/2010 có nội dung vụ án như sau:
Khoảng tháng 3/2010, anh Đỗ Văn Tân (29 tuổi, quê ở Phú Thọ, là nhân viên một công ty tại Hà Nội, trú tại nhà trọ ở ngõ 260 đường Cầu Giấy, Hà Nội) qua chat trên mạng Internet đã quen với Trần Thế Long (22 tuổi, quê Nam Định). Đầu tháng 7/2010, Long từng lên Hà Nội và vào phòng trọ của anh Tân chơi. Đến ngày 7/8/2010, Long điện thoại nói với anh Tân lại sẽ lên Hà Nội và hẹn vào chơi với anh Tân. Khoảng 17h cùng ngày, Long lên Hà Nội và đến nhà nghỉ ở khu vực đường Doãn Kế Thiện, quận Cầu Giấy ngủ qua đêm với một người đàn ông khác. Sáng hôm sau Long mới đến nơi trọ của anh Tân chơi và ở lại đó. Gần 2 ngày Long ở tại nhà trọ của anh Tân, anh Tân đã báo với cơ quan nghỉ làm để ở nhà chơi với Long. Anh Tân có khuyên Long quay về quê nhưng Long chưa muốn về. Tới sáng 10/8, anh Tân khoá cửa phòng đi làm nên Long đi chơi điện tử ở khu vực Mễ Trì, 19h cùng ngày, Long lại quay về nhà anh Tân ăn cơm và ngủ lại. Biết anh Tân có nhiều tài sản có giá trị, Long nảy sinh ý định giết anh Tân để chiếm đoạt tài sản. Sáng hôm sau, khi ngủ dậy, thấy anh Tân đang nằm ở chiếu trải trên sàn nhà, Long lấy con dao nhọn ở trên bàn đâm mạnh hai nhát vào tim và phổi anh Tân, dùng chiếc gối đầu bằng vải đè bịt mặt, mũi anh Tân cho tới khi tắt thở. Sau đó Long lục soát, lấy của anh Tân 2 điện thoại, một máy tính cá nhân, một ví da trong có một số giấy tờ tuỳ thân và 90 nghìn đồng, 1 xe máy Honda Lead (tổng giá trị tài sản là 36 triệu đồng). Một lát sau, đồng nghiệp từ cơ quan tới nhà trọ tìm anh Tân, khi lên tới nơi, anh này phát hiện thấy nạn nhân đã chết nên báo công an. Còn Long sau khi giết và cướp được tài sản, y đã bỏ chạy về quê. Hai ngày sau, Long đã bị lực lượng công an điều tra, phát hiện, bắt giữ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Aduad

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật thông qua một ví dụ cụ thể

Mình xin link bài này với

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Phân tích những yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật thông qua một ví dụ cụ thể

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân Tích Diễn Ngôn Đa Phương Thức Những Quảng Cáo Đồ Ăn Nhanh Bằng Tiếng An Ngoại ngữ 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0
H Những vấn đề lí luận về kinh tế đối ngoại, phân tích hiện trạng của vấn đề và đưa ra các giải pháp Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú Kiến trúc, xây dựng 0
M Phân tích những thuật lợi - Khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
H Phân tích những yếu tố đe dọa và cơ hội thị trường Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích những tác động, ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc giữ nước của Tổ tiên ta Môn đại cương 0
D So sánh M & A và cổ phần hóa phân tích, đánh giá thực trạng M&A ở Việt nam trong những năm gần đây Luận văn Kinh tế 0
D Nêu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật Luận văn Luật 4

Các chủ đề có liên quan khác

Top