quantrikinhdoanh_neu
New Member
Download Tiểu luận Phân tích nội dung và giới hạn của nguyên tắc tự do thỏa thuận luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam miễn phí
MỤC LỤC :
I. Khái quát chung về nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.1
1. Cơ sở ghi nhận nguyên tắc.1
2. Sự ghi nhận nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của pháp luật Việt Nam.1
II. Nội dung nguyên tắc “ tự do lựa chọn luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những hạn chế của nguyên tắc này theo quy định của pháp luật Việt Nam.2
1. Nội dung nguyên tắc.2
2. Một số hạn chế đối với nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam.4
III. Một số vấn đề thực tiễn áp dụng nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” thông qua việc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam .5
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của pháp luật Việt Nam...............................................1Nội dung nguyên tắc “ tự do lựa chọn luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những hạn chế của nguyên tắc này theo quy định của pháp luật Việt Nam............................................................................................2
Nội dung nguyên tắc....................................................................................2
2. Một số hạn chế đối với nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam.............................4
III. Một số vấn đề thực tiễn áp dụng nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” thông qua việc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam ......5
BÀI LÀM:
I. Khái quát chung về nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
1. Cơ sở ghi nhận nguyên tắc:
Tự do lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một nguyên tắc chung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng, pháp luật các nước đều quy định trong hệ thống phápluật nước mình nguyên tắc xác định tính hợp pháp của nội dung hợp đồng là nguyên tắc tự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 20 và thịnh hành ở Mỹ, châu Âu sau nhiều năm tranh luận. Phần lớn các hợp đồng quốc tế đều có điều khoản chọn luật và điều khoản này đến nay đều được Tòa án xem xét khi có tranh chấp xảy ra. Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng và Quy tắc Rome I cũng cho phép các bên chọn luật điều chỉnh hợp đồng giữa họ.
Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có nội dung tương tự như hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại hợp đồng này chính là sự xuất hiện của yếu tố quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, việc xác định “tính quốc tế” trong hợp đồng này là điều cần thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý. Bởi vì nếu là hợp đồng nội địa sẽ hoàn toàn do pháp luật trong nước điều chỉnh, còn nếu là hợp đồng quốc tế thì sẽ liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và khi đó vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng sẽ đặt ra như là một yêu cầu bắt buộc.
Mặt khác đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, dù được giao kết hoàn chỉnh, chi tiết đến đâu thì bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn đề, những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, cần bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Tuy nhiên vì hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nên luật điều chỉnh hợp đồng này cũng có thể là luật nước người bán, cũng có khi là luật nước người mua hay luật của bất kỳ một nước thứ ba nào, thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hay cả án lệ (tiền lệ pháp). Vấn đề đặt ra ở đây là trong số các nguồn luật trên thì nguồn luật nào được lựa chọn để áp dụng cho hợp đồng, nguồn luật nào sẽ được áp dụng khi có tranh chấp xảy ra? Trong trường hợp này, hai bên chỉ có thể đạt được sự thống nhất khi luật được lựa chọn là luật không nghiêng quá về bảo vệ quyền lợi cho bên nào.
2. Sự ghi nhận nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của pháp luật Việt Nam:
Pháp luật của các nước cũng như Việt Nam đều quy định trong quá trình đàm phán ký hết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng (lex voluntaties). Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc chọn luật để điều chỉnh phù hợp với ý chí của mình khi có tranh chấp xảy ra. Vì không ai hiểu hợp đồng bằng chính các bên tham gia hợp đồng.
Trong pháp luật Việt Nam, nguyên tắc tự do thỏa thuận luật áp dụng được thể hiện tại các văn bản pháp luật sau đây: Điều 79 BLDS năm 2005: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác” ; Khoản 2 Điều 5 Luật thương mại năm 2005: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”; Khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Hàng hải năm 2005: “Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hay cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hay tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước, hay ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp”.
Nội dung nguyên tắc “ tự do lựa chọn luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những hạn chế của nguyên tắc này theo quy định của pháp luật Việt Nam:
1. Nội dung nguyên tắc:
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc “tự do hợp đồng” tức là các bên có toàn quyền trong việc đàm phán thỏa thuận tất cả mọi vấn đề có liên quan tới hợp đồng (tất nhiên, ngoài một số trường hợp ngoại lệ). Do vậy, ngay cả vấn đề là chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng cũng do các bên định đoạt. Nội dung của nguyên tắc “ tự do thỏa thuận luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên trong hợp đồng tự do trong việc thể hiện ý chí mong muốn là chọn một hệ thống pháp luật nào đó (có thể bằng một điều khoản trong hợp đồng) để áp dụng trong việc thực hiện và giải quyết quan hệ hợp đồng của mình. Nội dung của nguyên tắc đã được ghi nhận tại khoản 1 điều 3 Công ước Rome 1980 về luật áp dụng đối với nghĩa vũ hợp đồng: “Hợp đồng được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn”. Nội dung của nguyên tắc này trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện cụ thể ở một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về phạm vi chọn luật áp dụng: Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể của hợp đồng có thể hoàn toàn tự do thỏa thuận với nhau trong việc lựa chọn một hệ thống pháp luật thuộc một quốc gia nước ngoài bất kỳ nào mà họ muốn ( có thể là pháp luật nơi giao kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng hay nơi một trong các bên có trụ sở chính...), dĩ nhiên là phải đáp ứng yêu cầu không vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước đó, tức là không vi phạm trật tự công của quốc gia đó. Ngoài...
Tags: tiểu luận các nguyên tắc của luật thương mại quốc tế?, Phân tích các nguyên tắc của luật thương mại quốc tế, nguyên tắc tự do hợp đồng và vai trò của nó trong việc điều chỉnh pháp luật hợp đồng, tự do hợp đồng. tôn trọng và giới hạn của tự do hợp đồng, tiểu luận Pháp luật Việt Nam về vấn đề lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế