Brantley

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
II. NỘI DUNG 5
2.1. Một số khái niệm 5
2.2. Tại sao phải “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công xã hội, bảo vệ MTTN và bảo tồn đa dạng sinh học” 6
2.3. Một số chính sách, chương trình cụ thể nhằm thực hiện quan điểm trên. 9
2.4. Những thành tựu đạt được và hạn chế. 12
2.4.1. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 13
2.4.2. Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ MTTN và bảo tồn đa dạng sinh học” 13
A. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề giải quyết việc làm 14
B. Tăng trưởng kinh tế với nâng cao thu nhập cho nhân dân, xóa đói giảm cùng kiệt 14
C. Tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, y tế 15
Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000-2005 16
D. Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học .17
2.4.3. Những mặt hạn chế 18
2.5. Một số ý kiến để khắc phục những hạn chế và thực hiện hiệu quả hơn nữa quan điểm của Đảng .21
III. KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Xây dựng xã hội ở nước ta thực chất là nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.Để thực hện mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. chỉ có như vậy mới có khả năng xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch ở các vùng với nhau.
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Mỗi bước tăng trưởng kinh tế lại tạo ra điều kiện để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội cao hơn nữa. Vì vậy cần “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phats triển”. điều đó đòi hỏi phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từn lĩnh vực, địa phương, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi nghĩa vụ, cống hiến, hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế xã hội.
Sự phát triển nhanh, hiệu quả bền vững có quan hệ chặt chẽ với bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững. Nếu môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá, đất bị xói mòn và tình trạng sa mạc hoá, biến đổi khí hậu, nguy cơ nước biển dâng… làm thu hẹp không gian sinh tồn của con người chẳng những tác động tiêu cực đến cuộc sống hiện tại mà còn đe doạ sự phát triển của các thế hệ tương lai.
Đối với nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường và những nguy cơ do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là những thách thức to lớn. Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường; chủ động đối phó với hiểm họa nước biển dâng; sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động phát triển nhất đến phát triển bền vững, phải được thể hiện trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực, ở từng địa phương, đơn vị.
Mặt khác bước vào thời kỳ đổi mới, các điều kiện trong nước có nhiều thay đổi. Trong nước, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, cung ứng điện chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia.
Trên cơ sở phân tích khoa hoc các điều kiện đó, Đảng ta nêu ra các quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới. Một trong những quan điểm khá quan trọng của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới là: “Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên bảo tồn đa dạng sinh học”.
Một số chính sách, chương trình cụ thể nhằm thực hiện quan điểm trên.
Chương trình 134
Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa cùng kiệt cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Sở dĩ gọi là Chương trình 134 vì số hiệu của Quyết định của Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt chương trình này là 134/2004/QĐ-TTg.
Chương trình 135
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm cùng kiệt ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).
Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong năm 2009, Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định.
Chính sách giao đất giao rừng
Giao đất, giao rừng là...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: đề tài phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đa dạng sinhh học, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHANH, HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG trong đại hội 9, kết luận phát triển kinh tế gắn vơi bảo vệ môi trường, Thành tựu của Chiến lược: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học hiện nay, Đề tài 10: Chiến lược: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học của Đại hội IX (2001) - kết quả và giải pháp., công nghiệp hóa hiện đại hóa đi đôi với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên,bảo tồn đa dạng sinh học, tại sao CNH- HĐH phải nhằm phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh té đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội., Phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, Đề tài tiểu luận Chiến lược : phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học của Đại hội Đảng IX(2001)
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D Giáo trình Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN DỊCH VỤ GIAO HÀNG NHANH CHI NHÁNH HÀ NỘI Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ C - V - P (Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận) tại công ty CP cao su Sài Gòn KymDan Khoa học Tự nhiên 0
C Phân tích hệ thống quản lý quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tại AgriBank An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
V Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty Angimex Kiến trúc, xây dựng 0
H Phân tích khả năng hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường thông qua giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan xí nghiệp công nghiệp Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top