Brocleah

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục Lục



Nội Dung Trang
A- LỜI MỞ ĐẦU................................................................................ 2
B- NỘI DUNG.................................................................................... 2
I- Những nét khái quát chung của hình thức chính thể...................... 2
II- Phân tích sự khác biệt cơ bản về hình thức chính thể ở nước Anh và Mĩ.............................................................................................. 2-5

III- Đánh giá chung............................................................................... 6
C- KẾT LUẬN.................................................................................... 6
Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................... 7











A- LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử phát triển của mình hình thức chính thể các nước do những cuộc cách mạng tạo nên .ở nước Anh giai cấp tư sản đã lien minh với tầng lớp quí tộc phong kiến tiến hành cuộc cách mạng tư sản lật đổ nền chuyên chế phong kiến . nhưng do những hạn chế của giai cấp lãnh đạo và cuộc cách mạng chưu mang tính triệt để . Nó vẩn duy trì những đặc quyền phong kiến và thiết lập một hình thức Nhà nước quân chủ nghị viện. còn nước Mỹ cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Mỹ do giai cấp tư sản lãnh đạo đã đi đến thắng lợi và hình thành nên nhà nước Cộng hòa tổng thống .
B- NỘI DUNG

I-Những nét khái quát về hình thức chính thể.
• Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó.
• Hình thức chính thể của nhà nước tư sản là cách thức và trình tự thành lập các cơ quan quyền lực tối cao và xác lập mối quan hệ giữa chúng.
• Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
• Chính thể cộng hoà là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.

II-Phân tích sự khác biệt cơ bản về hình thức chính thể của nhà nước ở Anh và Mĩ.
Ta biết rằng ở Anh và Mĩ theo hai hình thức nhà nước khác nhau nhưng cả hai hình thức đều được định hình gồm có bốn bộ phận cơ bản đó là: Hoàng đế hay Tổng thống; Nghị viện; Chính phủ; Toà án tối cao hay Toà án tối cao Liên bang. Tuy nhiên thì quyền hạn và chức năng của các bộ phận đó ở hai nước Anh và Mĩ có những điểm khác biệt nhất định.vậy thì sự khác biệt giữa chúng là như thế nào ?
1- Tổng Thống (Mĩ) hay Hoàng đế (Anh ).
- Ở Mỹ:
Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp lại là người có quyền hạn lớn nhất biểu hiện:
Thứ nhất Tổng thống do cử tri bầu ra theo hinh thức gián tiếp với các điều kiện theo điều 2 khoản 1 mục 5 của Hiến pháp năm 1787 “phải là công dân Hoa kỳ từ lúc sinh ra, không dưới 35 tuổi và phải trú ngụ ở Hoa kỳ ít nhất là 14 năm trước ngày bầu cử”
Thứ hai, Tổng thống có những quyền hạn rất lớn:
• Tổng thống bổ nhiệm các bộ trưởng. Chính phủ là cơ quan tư vấn cho tổng thống.
• Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang.
• Trình dự án luật và các dự án ngân sách lên nghị viện.
• Kí các điều ước quốc tế và cử các thay mặt ngoại giao.
• Bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao.
• Ban bố hay phủ quyết các đạo luật của nghị viện. Sử dung rất nhiều quyền phủ quyết như: tuyệt đối, tương đối, lựa chọn, bỏ túi.
Về nhiệm kì của tổng thống là 4 năm không quá 2 nhiệm kì. Từ đây ta thấy rằng Tổng thống là người có quyền lực vô hạn...”Tổng thống không những trị vì mà còn cả cai trị”. Người ta nhận xét rằng ở Mĩ ngoài hai ông Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, không một bộ trưởng nào có một địa vị và thế lực có thể so sánh với một Thượng nghị sĩ. Do đó uy quyền và thanh thế của Tổng thống lại càng thể hiện rõ Tổng thống là người duy nhất có quyền quản lí, điều hành và cai trị đất nước.
- Còn ở chính thể nghị viện Anh:
Hoàng Đế (HĐ) do thế tập truyền ngôi, người muốn lên ngôi hoàng đế phải là người nghiêm túc, trong sạch, theo nếp sống “khuôn vàng thước ngọc” của lễ giáo phong kiến, phải là người theo quốc giáo nước Anh...
HĐ là một chức danh rất quan trọng nhưng hoạt động lại rất hình thức, HĐ có chức năng tập trung cho sự thống nhất và vững bền của dân tộc, tượng trưng cho quốc gia, thay mặt cho xứ sở. HĐ là nguyên thủ quốc gia người thay mặt quốc gia và các đảng phái, là người lãnh đạo nhà thờ Anh, là trung điểm của lòng ái quốc. Khi có chiến tranh xảy ra thì HĐ sẽ là người đứng lên để kêu gọi quần chúng đứng lên để bảo vệ dân tộc.
Trên thực tế thì HĐ không có quyền hạn gì, biểu hiện :
• Ở Anh còn tồn tại nguyên tắc chữ kí thứ hai: các văn bản mà HĐ ban hành nếu chỉ có chữ kí của HĐ thì không có hiệu lực được thi hành mà phải có chữ kí kèm theo của thủ tướng hay bộ trưởng.
Ví dụ: khi ban hành một văn bản luật về lĩnh vực giáo dục,nếu chỉ có chữ kí của HĐ thi không có hiệu lực thực thi mà còn phải có kèm theo chữ kí của bộ trưởng bộ giáo dục...
• HĐ không chịu trách nhiệm trước bất cứ vấn đề gì của nhà nước cũng như không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện và ngược lại.
• HĐ không bao giờ sử dụng quyền phủ quyết.
Tóm lại có thể kết luận HĐ tồn tại chỉ trên danh nghĩa “nhà vua trị vì, nhưng không cai trị. Chỉ tồn tại mang tính tượng trưng biểu tượng cho một dân tộc.
Giữa một bên là HĐ tồn tại chỉ mang tính tượng trưng không có quyền lực gì trong tay và một bên là tổng thống với những quyền lực tối cao nắm mọi quyền hành về hành pháp. Từ đó cho thấy một điểm khác biệt cơ bản về chức năng và quyền hạn giữa nguyên thủ quốc gia của Anh và Mĩ.

2- Nghị Viện.
Ở Anh:
Nghị viện có những quyền hạn rất lớn như :
• Quyền lập pháp.
• Quyền quyết định ngân sách thuế.
• Quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu hay bãi nhiễm các thành viên của chính phủ.
Từ đó cho thấy chính vai trò và quyền hạn của nghị viện như vậy đã hạn chế tới mức tối đa quyền hạn của nhà vua, làm cho ngai vàng trở thành hư vị.
Về cơ cấu gồm có Thượng nghị viện và Hạ nghị viện:
Thứ nhất, Hạ nghị viện ( Viện dân biểu) do nhân dân bầu ra, có quyền lực tối cao trong quốc gia. Những gì hạ viện tuyên bố là pháp luật thì nó có hiệu lực, dù cho các thượng nghị sĩ, nhà vua có phản bác. Ở Anh Hạ nghị viện là nơi tập trung của quyền lực...Ví dụ: Bất cứ một bộ luật nào khác, trừ dự luật tư (private bill) nếu được hạ viện thông qua ở ba khoá họp liên tiếp và chuyển tới thượng viện ít nhất một tháng trước khi khoá họp thứ ba kết thúc, đương nhiên sẽ trở thành luật, cho dù thượng viện ở khoá họp nào cũng bác bỏ...Như vậy cho thấy rằng vai trò và chức năng của hạ viện là rất lớn, quyền lực tối cao nằm trong tay hạ viện.
Thứ hai, Thượng nghị viện( Viện nguyên lão): đại quý tộc mới, không phải qua bầu cử mà do tầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra. Vai trò của nó là kìm chế và đối trọng, khi có thượng viện ít nhất trong công đoạn làm luật, làm cho việc thông qua các quyết định phải được tiến hành dài hơn, với những thủ tục rườm rà, để ngăn chặn sự quá tả, vội vàng của Hạ nghị viện. Thượng nghị sĩ được hình thành từ: những quý tộc có phẩm hàm (tước vị), các thủ lĩnh tôn giáo đương nhiệm, các thủ tướng Anh hết nhiệm kì hay do đích thân HĐ bổ nhiệm...
Còn ở Mỹ:
Nghị viện là cơ quan lập pháp, gồm 2 viện: Hạ nghị viện và Thượng nghị viện.
• Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểu bang bầu lên. Hạ viện có chức năng lập pháp, có thể nói rằng hạ viện có những chức năng tương đối độc lập. Ví dụ: hạ nghị viện có quyền luận tội các quan chức cấp cao nhất của nhà nước kể cả tổng thống...khi hạ viện đã ra quyết định là hôm nay sẽ họp thì dù cho tổng thống đang đi du ngoạn ở đâu cũng phải về họp...Số đại biểu của hạ viện tỉ lệ với số dân của tiểu bang, nhiệm kì của hạ viện là 2năm.
• Thượng nghị viện là cơ quan thay mặt của các bang, nghị viện cũng có những quyền hạn nhất định như quyền kết tội...khi là nghị sĩ của một viện thì không được bầu là nghị sĩ của viện kia và cũng không được là thành viên của cơ quan hành pháp hay tư pháp...
Nghị Viện có quyền lớn, như quyền thông qua các đạo luật, quyền sửa đổi bổ sung dự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền tán thành hay không tán thành các quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn hay bác bỏ các điều ước quốc tế do tổng thống đã kí.
Từ trên đây có thể thấy rằng nếu như ở Anh quyền lực tối cao nằm trong tay hạ nghị viện, hạ viện có quyền lực rất bao quát thì ở Mĩ quyền lực của hai cơ quan xuất phát từ nguyên tắc đối trọng và cân bằng quyền lực thì quyền lực dường như tương đương nhau nếu như hạ nghị viện có quyền luận tội thì thượng nghị viện có quyền kết tội. Từ đó cho thấy giữa nghị viện Anh và nghị viện Mĩ có những khác biệt nhất định tương đối rõ ràng.

3- Chính Phủ.
Ở Anh chính phủ là cơ quan có quyền hành pháp. Hạ nghị viện cử ra thủ tướng, vì vậy nên thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước hạ nghị viện. Sau đó thủ tướng mới thành lập ra chính phủ. Đó là chính phủ của đảng chiếm đa số trong hạ viện. Ở Anh lập pháp và hành pháp đều nằm trong tay một đảng, hạ viện chỉ có thể bị giải tán nếu chính phủ thấy đảng của mình có đa số mỏng manh trong hạ viện, thì yêu cầu giải tán nghị viện để bầu ra hạ viện mới, nhằm kéo dài thời gian cầm quyền của mình.
Chính phủ thực sự có quyền kiểm tra điều hành cả nghị viện và HĐ, có thực quyền trong cả hai lĩnh vực lập pháp và hành pháp. Chính phủ khởi thảo ra các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước, bổ nhiệm các quan chức cấp cao dân sự và quân sự, ban hành các văn bản quy phạm dưới luật...Ngoài ra chính phủ còn có quyền trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước. Chính phủ và thủ tướng có quyền đàm phán, kí kết và tham gia tích cực vào quá trình phê chuẩn các hiệp ước quốc tế.
Thủ tướng có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm mọi thành viên của chính phủ. Thủ tướng có quyền yêu cầu giải tán hạ viện và tuyển cử một hạ viện mới...
Ở Mĩ thì tổng thống chọn ra những người trong đảng chiếm đa số để lập ra chính phủ, vì thế nên chính phủ phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Tổng thống có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên của chính phủ.

4- Toà án tối cao hay Toà án Liên bang.
Ở Anh quyền tư pháp thuộc về hệ thống toà án và chỉ làm công tác xét xử vì chức năng công tố và thi hành án tuộc về chính phủ. Ở Anh không thành lập bộ tư pháp, hệ thống Toà án dặt dưới sự lãnh đạo của chủ tịch thượng viện, hệ thống toà án có tính độc lập tương đối cao trong hoạt động vì Anh là đất nước của tiền lệ pháp và nguyên tắc công bằng
Ở Mĩ quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao và các toà án cấp dưới do quốc hội thành lập, chức năng là xét xử và luôn độc lập với lập pháp và hành pháp trong hoạt động. Hơn thế nữa còn độc lập với cả dân chúng vì nó không được nhân dân bầu, không phải chịu trách nhiệm trước nhân dân . Toà án tối cao Liên Bang có thẩm quyền về giải quyết các kháng nghị về tất cả các quyết định của toà án liên bang,có quyền phân giải việc giải thích không đúng luật hay mâu thuẫn lẫn nhau của các Toà án liên bang và các Toà án tiểu bang, có quyền xét xử lại các vụ việc khác mà toà án khác đã xử .

III- Đánh giá chung.
Tóm lại ở hai hình thức chính thể quân chủ nghị viện Anh và cộng hoà tổng thống Mĩ, ngay từ tên gọi đã thể hiện ở Anh quyền lực tập trung trong tay nghị viện còn ở Mĩ thì quyền lực tối cao nằm trong tay tổng thống. Mặt khác ,Ở Anh nguyên thủ quốc gia chỉ mang nghĩa tượng trưng không có thực quyền .Về việc phân quyền ở ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp thì ở hai nước này cũng khác nhau, đối với Anh thì quyền lập pháp và hành pháp nằm trong tay của nghị viện, thủ tướng, toà án tối cao nắm quyền tư pháp. Đặc biệt Hạ nghị viện là nơi tập trung quyền lực tối cao là cơ quan thay mặt cho nhân dân còn ở Mĩ thì ba nhánh quyền này độc lập với nhau theo nguyên tắc “kìm chế” và “đối trọng”.
Quyền lực tối cao nằm trong tay Tổng thống theo qui định của Hiến pháp năm 1787 đã qui định, tổng thống có quyền hạn rất lớn, nghị viện nắm quyền lập pháp, thượng viện được thành lập để chia sẻ quyền lực của Hạ nghị viện, trong khi hai viện là hai đơn vị cách biệt nhau, để kiểm soát lẫn nhau.

C- KẾT LUẬN.
Qua đây có thể thấy được sự khác biệt về hình thức chính thể của nhà nước Anh và Mỹ.sự ra đời của Hiến pháp năm 1787 đánh dấu cái mốc hoàn thành việc xây dựng nhà nước lien bang Mỹ . Đặc biệt với cách phân nhánh quyền lực theo nguyên tắc cân bằng quyền lực, “kìm chế” và “đối trọng” nên không bao giờ xảy ra tình trạng lấn quyền hay vượt quyền, chính vì vậy mà Mĩ luôn phát triển hơn các nước tư bản khác. Ngược lại thì Anh lại không phân quyền như vậy và ở Anh sử dụng Hiến pháp không thành văn nên không nói rõ ràng. Hiến pháp Mĩ năm còn 1787 đã qui định quyền lực cho từng bộ phận. Từ đó có thấy điểm khác biệt cơ bản của hai hình thức chính thể này là cách phân quyền và chức năng, quyền hạn của các cơ quan đứng đầu nhà nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích quản trị sự thay đổi tại Thế giới di động Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản lý nhân sự và tiền lương tại công ty TNHH Huy Thông Công nghệ thông tin 0
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0
C Phân tích công việc là công cụ cơ bản để quản lý nguồn nhân sự Luận văn Kinh tế 0
U Phân tích văn hoá doanh nghiệp của công ty CP bánh kẹo Kinh Đô tác động của văn hoá doanh nghiệp tới sự phát triển của công ty Kiến trúc, xây dựng 0
T Phân tích thiết kế hướng đối tượng ứng dụng trong bài toán quản lý nhân sự Tiền lương công ty thép Úc Luận văn Kinh tế 3
B Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích các khái niệm: Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý và sự thể hiện trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự của công ty bia huế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top