Brys

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lý do chọn đề tài
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa, hoặc polymer là nguyên vật liệu trong sản xuất nhiều loại vật dụng phục vụ đời sống con người cũng như nhiều ngành kinh tế. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Do đó, ngành công nghiệp Nhựa có vị trí rất quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa tuy còn non trẻ nhưng cũng là ngành đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành nhựa đã và đang trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành cũng khác nhau. Hiện cả nước có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất nhựa, trong đó công ty cổ phần nhựa Bình Minh hiện đang nằm trong top 10 doanh nghiệp sản xuất nhựa hàng đầu với 25% thị phần. Các sản phẩm nhựa Bình Minh được tiêu thụ khá tốt và là thương hiệu quen thuộc ở các tỉnh phía nam. BMP chuyên cung cấp cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và các lợi thế về quan hệ với các công trình quốc gia trọng điểm như cấp thoát nước, bưu chính viễn thông và điện lực.
Do đó, phân tích tài chính công ty cổ phần nhựa Bình Minh sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty. Qua đó đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của BMP.

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất hiện nay của Nhựa Bình Minh là Nhựa Tiền Phong ở miền Bắc. ROE của nhựa Tiền Phong (46%) là rất lớn so với Nhựa Bình Minh (25,25%). Việc ROE lớn hơn rất nhiều như vậy gồm 2 lý do. Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của nhựa Tiền Phong tốt hơn của Bình Minh. ROA của NTP là 28,1% còn ROA của BMP là 20,35%. Thứ hai, NTP có sử dụng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Chính việc vay nợ đã tạo nên một đòn bẩy làm khuyếch đại lợi nhuận của NTP. Với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 2,12, NTP vẫn có thể vay thêm nợ để làm tăng lợi nhuận.

Chương 3: Kết luận
Báo cáo phân tích tài chính của công ty nhựa Bình Minh do nhóm thực hiện nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong gần 5 năm qua (2005 đến quý 2/ 2009 ) và nhận định khả năng phát triển của BMP trong những năm tiếp theo. Trong quá trình thực hiện bài báo cáo nhóm còn có nhiều hạn chế nhất định như: số liệu không đồng nhất, không chính xác; không kiếm được những số liệu cần thiết mới nhất của ngành nhựa; quá trình tính toán gặp nhiều khó khăn do kiến thức về tài chính còn hạn chế; kĩ thuật phân tích còn thiếu…Nhưng với sự nỗ lực hết mình của các thành viên trong nhóm, chúng em đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo tài chính về BMP. Sau quá trình phân tích tài chính nhựa Bình Minh nhóm đưa ra một số nhận định sau :
- BMP có tăng trưởng rất tốt trong thời kì vừa rồi (gấp đôi so với tỷ lệ tăng trưởng GDP) mặc dù trong năm qua tình hinh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng BMP vẫn giữ được mức tăng trưởng trên 2 con số.
- ROE và ROA của công ty luôn ở mức cao (ROA khoảng 1920%, ROE khoảng 2122%)gây được sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước .
- Công ty nhựa Bình Minh còn có tiềm năng phát triển vượt bậc trong thời gian sắp tới do việc đầu tư mở rộng hoạt động SXKD trong thời gian vừa qua sẽ đe lại hiệu quả trong thời gian sắp tới.
- BMP có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao nên rủi ro trong hoạt động sẽ thấp và còn có thể gia tăng lợi nhuận khi sử dụng hệ thống các đòn bẩy tài chính.

Mục lục
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh 3
1. Giới thiệu về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh. 3
2. Phân tích môi trường kinh doanh. 4
A. Môi trường vĩ mô. 4
B. Phân tích ngành. 7
C. Vị trí công ty trong ngành. 8
Chương 2: Phân tích. 9
1. Phân tích tài chính. 9
1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán. 9
1.1.1. Phân tích xu hướng. 9
1.1.2. Phân tích cấu trúc. 11
1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. 12
1.3. Phân tích báo cáo dòng tiền. 16
1.4. Phân tích tỷ số. 17
1.5. Phân tích Dupont. 19
2. So sánh với trung bình ngành và đối thủ cạnh tranh. 22
Chương 3: Kết luận. 24

Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
1. Giới thiệu công ty cổ phần nhựa Bình Minh
Tên công ty: Công ty cổ phần nhựa Bình Minh. Mã chứng khoán: BMP
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 4103002023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 02/01/2004
Địa chỉ trụ sở chính: số 240 Hậu Giang, phường 9, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3 969 0973 Fax: (84-8) 3 960 6814
Website:
Email: [email protected]
Quá trình hình thành và phát triển:
- Thành lập năm 1977 với tên gọi ban đầu là nhà máy công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh. Năm 1990 đổi tên thành Xí nghiệp khoa học sản xuất Nhựa Bình Minh. Năm 1994, chính thức mang tên công ty nhựa Bình Minh trực thuộc tổng công ty Nhựa Bình Minh.
- Tháng 1/2004 cổ phần hóa. Công ty chính thức chuyển đổi thành CTCP Nhựa Bình Minh
- Công ty đang là chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên nhựa Miền Bắc với vốn điều lệ 100 tỷ đồng
- Tháng 7/2006, niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổng số lao động thời điểm tháng 12/2007 là 437 người.
- Vốn điều lệ (quí 2 năm 2009): 170.630.560.000 tỷ đồng
Lĩnh vực hoạt động, sản xuất chính: sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa theo khuôn mẫu công nghiệp và dân dụng bao gồm ống và phụ tùng nối ống nhựa uPVC dùng trong ngành cấp nước và cáp ngầm. Ngoài ra, BMP còn sản xuất nhựa khác như bình phun thuốc trừ sâu, keo dán ống PVC, mũ bảo hộ lao động. Ống nhựa hiện là nhóm sản phẩm đem lại doanh thu chính trong tổng doanh thu của BMP (chiếm trên 80%).
Chiến lược và kế hoạch kinh doanh
- Củng cố thị trường phía Nam và từng bước phát triển thị trường khu vực phía Bắc.
- Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng, cho thuê văn phòng nhằm khai thác tối đa tiềm năng về bất động sản mà công ty đang quản lý,
* Kế hoạch kinh doanh 2009:
-Doanh thu: 820 tỷ đồng
- Lợi nhuận trước thuế: 105 tỷ đồng
- Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt 20% /mệnh giá
Các dự án đầu tư:
- Ngày 25/07/2008, BMP đã hoàn tất việc lắp đặt thêm 4 dây chuyền đùn ống mới nữa từ 2 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ Ф21 – Ф90 với năng suất 300kg/h/dây chuyền, 1 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ Ф60 – Ф114 với năng suất 490kg/h và 1 dây chuyền sản xuất ống HDPE từ Ф16- Ф63 với năng suất 240kg/h. Việc đưa vận hành 4 dây chuyền mới này sẽ nâng tổng sản lượng sản xuất của công ty tăng thêm 20%, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.
Trong quí I/ 2009, BMP sẽ tiếp tục lắp đặt thêm 4 dâu chuyền đùn ống mới nữa từ 2 nhà máy đùn ống hàng đầu Châu Âu là KRAUSS MAFFEI cuẩ Đức và CINCINNATI của Áo. Trong đó gồm 2 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ Ф21- Ф90 với năng suất 300kg/h/dây chuyền, 1 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ Ф60- Ф114 với năng suất 490 kg/h và 1 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ Ф200- Ф630 với năng suất 2500 kg/h.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phối trộn nguyên liệu phục vụ cho 8 dây chuyền sản xuất ống nêu trên, cũng trong quí I năm 2009 Bình Minh sẽ lắp đặt thêm một thiết bị phối trộn nguyên liệu ( bột uPVC) với năng suất 400kg/h, được chế tạo bởi Plasmec- Italy là nhà sản xuất rất nổi tiếng của Châu Âu trong lĩnh vực chế tạo thiết bị phối trộn nguyên liệu. Tổng giá trị đầu tư cho quí I/2009 trên 80 tỷ đồng và dự kiến sẽ nâng tổng sản lượng và doanh thu của công ty năm 2009 thêm 30% so với năm 2008.
Cơ cấu tổ chức:
- Ban lãnh đạo công ty:
+ Lê Quang Doanh CTHĐQT, TGĐ
+ Nguyễn Hoàng P.chủ tịch HĐQT
+ Bùi Quang Khôi Thành viên HĐQT
+ Trang Thị Kiều Hậu Thành viên HĐQT
+ Nguyễn Kim Phượng Trưởng BKS

2. Phân tích môi trường kinh doanh:
A. Môi trường vĩ mô:
 Tổng quan ngành:
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành nhựa đã và đang trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế. Trong mười năm qua, ngành Nhựa Việt Nam đã phát triển với tốc độ khá nhanh khoảng 15- 25%/ năm. Nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp tạo dựng được những thương hiệu sảm phẩm uy tín trong nước như: ống nhựa Bình Minh, Tiền Phong,... bao bì Tân Tiến, Vân Đồn..., và nhiều doanh nghiệp khác. Không chỉ phát triển mạnh mẽ trong nước, ngành Nhựa cũng đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài. Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành Nhựa đạt 725 triệu USD so với 95,5 triệu USD năm 2000, tăng gấp gần 8 lần (nguồn: Tổng cục Thống kê). Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong các năm vừa qua, nhựa được đánh giá là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất cả nước sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê. Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và từng bước khẳng định vị trí quan trọng của ngành Nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp.
Ngành Nhựa Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển nhanh chóng. Đến nay toàn ngành có khoảng 2000 doanh nghiệp trải dài từ Bắc và Nam, tập trung 80% ở Tp. HCM thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành, tác động tích cực đến công nghệ hiện đại và trình độ quản lý. Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế trong ngành. Các doanh nghiệp trong ngành Nhựa thiếu sự liên kết hoặc chuyên môn hóa trong sản xuất dẫn đến đầu tư tràn lan làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường nội địa và làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cũng như toàn ngành nói chung. Các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào dẫn đến sự phụ thuộc vào giá nguyên liệu.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành Nhựa Việt Nam vẫn từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
 Các nhân tố ảnh hưởng:
• Nhân tố chính trị, luật pháp
Hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách ổn định của Việt Nam đã góp phần vào sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành Nhựa nói riêng. Trong Quyết định số 11/2004/QĐ-BCN ngày 17/2/2004 về quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển ngành Nhựa thành ngành kinh tế mạnh. Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển, ngành Nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Qua đó ta thấy ngành Nhựa được tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu.
Tuy nhiên ngành Nhựa vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vẫn còn thiếu quy định của nhà nước về việc nhập khẩu phế liệu sản xuất tái sinh để giảm bớt chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp Nhựa giúp chủ động hơn về nguyên liệu và giảm giá thành sản xuất.
• Nhân tố kinh tế
80% nguyên liệu đầu vào của ngành Nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu do đó phụ thuộc nhiều vào tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào của ngành được tạo ra từ sản phẩm dầu mỏ, nên giá dầu mỏ cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến giá nguyên liệu. Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến ngành đó là lãi suất. 95% doanh nghiệp nhựa Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc huy động vốn để mở rộng sản xuất chủ yếu là sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Do đó, lãi suất ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp.
• Nhân tố xã hội
Cuộc sống phát triển, thu nhập càng cao thì các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng rộng rãi và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Khác với các mặt hàng khác, giá các mặt hàng bằng nhựa cao hơn xuất khẩu nên lợi nhuận cao hơn. Mặc khác sản phẩm nhựa Việt Nam cũng được các nước nhập khẩu đánh giá cao và chưa bị áp dụng thuế chống bán phá giá, nên rất thuận lợi cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, xu hướng trên thế giới đang dần chuyển sang các sản phẩm thân thiện với môi trường trong khi các sản phẩm nhựa của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nên dễ mất thị trường trên thế giới.
• Nhân tố công nghệ
Đây là nhân tố tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa. Khoa học công nghệ giúp nhựa trở thành nguyên liệu thay thế các sản phẩm như: gỗ, kim loại... Công nghệ hiện đại đang góp phần tạo ra các sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho ngành Nhựa hiện nay hầu hết đều phải nhập khẩu
làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và doanh thu của ngành.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H PHÂN TÍCH CHUỖI THỜI GIAN TRONG TÀI CHÍNH Tài liệu chưa phân loại 0
N Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xe khách Thành Long Tài liệu chưa phân loại 0
B [xin tài liệu] phân tích tình hình tài chính cong ty bảo hiểm pjico Sinh viên chia sẻ 0
V Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Dịch vụ MS Luận văn Kinh tế 0
D Sử dụng mô hình camels để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng ACB Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích các kịch bản ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy - Nam Định Luận văn Kinh tế 0
I Phân tích và đề xuất điều chỉnh chiến lược của công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT trong giai đoạn 2011 - 2016 Luận văn Kinh tế 0
J Phân tích diễn ngôn sử dụng trong các khẩu lệnh hàng hải về mặt hành động lời nói Ngoại ngữ 0
T Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm "Làng" của Kim Lân Văn học 8
H PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG CỦA CỬA HÀNG THỜI TRANG Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top