ke_da_tinh_050

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích tài chính tại Công ty Cao su Sao Vàng





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
I.HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH - KHÁI NIỆM CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 3
1. Khái niệm và chức năng của hoạt động tài chính : 3
2. Phương pháp phân tích hoạt động Tài chính 4
2.1 Phương pháp so sánh 4
2.2 Phương pháp phân tích theo chiều ngang 4
2.3 Phương pháp phân tích theo chiều dọc 5
2.4 Phương pháp phân tích theo giá trị thời gian của tiền 6
3. Nhiệm vụ phân tích hoạt động Tài chính 7
3.1 Thu thập thông tin : 7
3.2. Xử lý thông tin : 7
3.3 Dự đoán và quyết định : 7
II.ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. 8
II.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. 9
• Khả năng thanh toán hiện hành : 9
• Khả năng thanh toán nhanh : 10
II.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn hay cơ cấu vốn 11
• Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản : 11
• Hệ số cơ cấu tài sản : 11
• Hệ số cơ cấu nguồn vốn : 12
II.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động: 12
• Vòng quay dự trữ ( tồn kho ) : 13
• Kỳ thu tiền bình quân : 13
• Hiệu suất sử dụng tài sản cố định : 13
II.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi : 14
• Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : 14
• Doanh lợi vốn chủ sở hữu : 14
II.5 Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn : 15
III. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. 16
1.Phân tích cơ cấu tài sản. 16
2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn. 18
2.Phân tích khả năng thanh toán 22
V. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 24
1. Phân tích chung 24
2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 26
3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 27
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 31
1. Lịch sử hình thành và phát triển 31
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 33
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 38
1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 38
2.Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. 39
III. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 40
1. Tình hình phân tích tài chính tại Công ty 40
2. Nội dung phân tích tài chính 41
3. Phân tích khái quát hoạt động sản xuất của Công ty trong 2 năm 2000 và 2001 46
4. Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp 48
5. Khả năng cân đối vốn 49
6. Khả năng hoạt động 50
7. Khả năng sinh lãi của Công ty. 52
PHẦN THỨ BA. 54
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 54
TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 54
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 54
1. Những thành tựu đạt được 54
2. Những tồn tại và hạn chế 55
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 57
1.Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính. 57
2.Nhân sự trong quá trình phân tích 57
3.Hoàn thiện quy trình phân tích tài chính 58
4.Lập kế hoạch tài chính 59
5.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính nói chung. 59
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
MỤC LỤC 63
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ắn chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, Doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian quay vòng các khoản phải trả càng dài, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng chậm, số vốn Doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều.
Phân tích khả năng thanh toán
Trước hết cần tính ra và so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm trên các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như : “Hệ số thanh toán hiện hành”, “ Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn “, “Hệ số thanh toán của vốn lưu động”, “Hệ số thanh toán nhanh” và “ Hệ số thanh toán nợ dài hạn”.
Tiếp theo dựa vào các tài liệu hạch toán liên quan, tiến hành thu thập số liệu liên quan đến các khoản có thể dùng để thanh toán ( khả năng thanh toán) với các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) của Doanh nghiệp. Sau đó xắp xếp các chỉ tiêu này vào một bảng phân tích theo một trình tự nhất định. Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay). Còn với khả năng thanh toán các chỉ tiêu được xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới...).
Trên cơ sở bảng phân tích này, các nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn (thanh toán ngay, thanh toán trong tháng tới, thanh toán trong quý tới...) Doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán trong từng giai đoạn nếu các khoản dùng để thanh toán lớn hơn các khoản phải thanh toán. Ngược lại khi các khoản có thể dùng để thanh toán nhỏ hơn các khoản phải thanh toán, Doanh nghiệp sẽ không bảo đảm được khả năng thanh toán. Điều này buộc các nhà quản lý phải tìm kế sách để huy động nguồn tài chính bảo đảm cho việc thanh toán nếu không muốn rơi vào tình trạng phá sản.
Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Các khoản phải thanh toán
Số tiền
Các khoản có thể dùng để thanh toán
Số tiền
Các khoản phải thanh toán ngay
Các khoản nợ quá hạn
- Phải nộp ngân sách
- Phải trả ngân hàng
- Phải trả CNVC
- Phải trả người bán
- Phải trả người mua
- Phải trả nội bộ
- Phải trả khác
Các khoản nợ đến hạn
- Nợ ngân sách
- Nợ ngân hàng
...
Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới
Tháng tới
- Ngân sách
- Ngân hàng
...
Quý tới
- ...
- ...
Các khoản có thể thanh toán ngay.
Tiền mặt
- Tiền Việt nam
- Vàng, bạc, đá quý
- Ngoại tệ
Tiền gửi ngân hàng
- Tiền Việt nam
- Ngoại tệ
- Vàng bạc, đá quý
Tiền đang chuyển
Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới.
Tháng tới :
- Đầu tư ngắn hạn khác
- Khoản phải thu
- Vay ngắn hạn
- ...
Quý tới
- ...
- ...
Cộng
Cộng
V. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
1. Phân tích chung
Hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh nên Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu qủa cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung :
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh = ( 1)
Yếu tố đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần trước thuế, lợi nhuận thuần sau thuế, lợi nhuận gộp...; còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay...
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng.
Hiệu quả kinh doanh lại có thể được tính bằng cách so sánh nghịch đảo :
Yếu tố đầu vào
Hiệu quả kinh doanh = (2)
Kết quả đầu ra
Công thức (2) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có 1 đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí ở đầu vào.
Ngoài ra hiệu quả kinh doanh còn được tính bằng cách lấy tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng so với tổng thể đầu vào phản ánh số lượng hay ngược lại. Doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng so với tổng thể đầu ra phản ánh số lượng tăng lên hay tổng thể đầu ra phản ánh số lượng với tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng giảm xuống và ngược lại.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi và suất hao phí của vốn lưu động
Giá trị tổng sản lượng
Sức sản xuất của =
Tài sản lưu động Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị giá trị tổng sản lượng. Sức sản xuất của tài sản lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản lưu động càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng giảm. Tài sản lưu động bình quân trong kỳ được tính :
Giá trị TSLĐ hiện có đầu kỳ và cuối kỳ
Giá trị TSLĐ bình quân =
2
Giá trị tài sản lưu động hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ được căn cứ vào các chỉ tiêu “ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn “ trên “ Bảng cân đối kế toán”, cột số đầu năm và cột số cuối kỳ.
Lợi nhuận thuần trước thuế
Sức sinh lợi của TSLĐ =
Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản lưu động cho biết 1 đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế. Sức sinh lợi của tài sản lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại.
TSLĐ bình quân
Suất hao phí của TSLĐ =
Lợi nhuận thuần trước thuế hay sau thuế
Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế hay lợi nhuận thuần sau thuế hay giá trị tổng sản lượng, Doanh nghiệp cần có bao nhiêu đơn vị TSLĐ bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng thấp và ngược lại.
* Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động :
Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng và ngược lại, nếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ giảm.
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho Doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của vốn lưu động được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyể...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top