itzcat

New Member

Download miễn phí Đề tài Phân tích thực trạng của công ty cổ phần tư vấn CCBM





MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Bản chất của chiến lược kinh doanh . 2
1.2. Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược phát triển và
chiến lược kinh doanh . . 12
1.3. Cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh .13
2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài . 16
2.3.2. Phân tích môi trường bên trong . 20
1.4. Mô hình phân tích và xây dựng chiến lược : SWOT, BCG . 24
2.4.1. Mô hình phân tích SWOT . 24
2.4.2. Ma trận BCG . 25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN CCBM
2.1. Tổng quan về CCBM, khái quát nhận xét và đánh giá về chiến lược
phát triển, kinh doanh của Công ty đã được lập trước đây . 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 30
2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty . 34
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây . 38
2.1.4. Nhận xét, phân tích và đánh giá khái quát về chiến lược phát
triển và kinh doanh của công ty đã được lập trước đây . 39
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của CCBM . 43
2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài của CCBM . 43
2.2.2. Phân tích môi trường ngành . 55
2.2.3. Phân tích môi trường bên trong của CCBM . 70
2.3. Phân tích theo mô hình SWOT và những chiến lược có thể . 77
CHƯƠNG 3: HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THƯC THI.
3.1. Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu then chốt của công ty trong giai đoạn
Phát triển 2006-2020 . 82
3.2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh của CCBM . 83
3.2.1. Chiến lược cấp công ty . 83
3.2.2. Các chiến lược chức năng . 85
3.3. Một số giải pháp thực thi và kiểm soát rủi ro nhằm thực hiện thành công
Những chiến lược đã lựa chọn . 87
CHƯƠNG4 : KẾT LUẬN 90
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

xuất xi măng, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào việc đổi mới hiện đại hoá các thiết bị công nghệ sản xuất, nhờ vậy mà luôn duy trì vị trí hàng đầu trong công nghệ, cũng như độc quyền cung cấp các thiết bị then chốt trong dây chuyền sản xuất xi măng.
* Bối cảnh chung của khoa học công nghệ xây dựng Việt nam : Trong những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới, mở cửa thị trường trong nước, các doanh nghiệp xây dựng Việt nam đã tìm kiếm được các nguồn vốn để đầu tư, chiều sâu, nâng cấp trình độ công nghệ, do đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Nhiều đơn vị cơ sở thuộc ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng đã được đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị với trình độ tiến tiến và hiện đại trên thế giới. Các chủng loại sản phẩm phong phú hơn. Nhiều thiết bị, công nghệ sản xuất, thi công mới hiện đại được du nhập và áp dụng.
Sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường đã tạo sự tăng trưởng kinh tế rõ nét, kéo theo sự tăng trưởng của ngành xây dựng, nhưng cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đó có các vấn đề liên quan đến môi trường khoa học công nghệ cần được quan tâm xem xét. Đó là những vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất trang thiết bị của các doanh nghiệp xây dựng trong cả nước, đến hệ thống nghiên cứu - triển khai - phát triển công nghệ, đến nguồn nhân lực và đào tạo, đến hệ thống cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp qui kỹ thuật của nhà nước. Cụ thể với tình trạng lạc hậu về cơ sở vật chất, thiếu thốn trang thiết bị thi công xây lắp, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng ở nhiều cơ sở còn thủ công, hay cơ giới hoá mức độ thấp. Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp đó làm ăn thiếu hiệu quả, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Hệ thống nghiên cứu - triển khai - phát triển công nghệ tuy đã được nhà nước và Bộ xây dựng quan tâm trong những năm qua, nhưng so với yêu cầu vẫn còn một khoảng cách quá xa. Trang thiết bị và năng lực của nhiều phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu còn thấp, chỉ tiến hành được các thí nghiệm đơn giản, độ chính xác chưa cao. Đội ngũ cán bộ tuy được đào tạo nhiều, nhưng chất lượng không cao, năng lực triển khai nghiên cứu khoa học công nghệ của nhiều cán bộ còn rất hạn chế. Công tác đào tạo cán bộ tại trường đại học và trung học chuyên nghiệp còn nhiều bất cập, chưa thực sự gắn với thực tiễn phát triển đất nước và tiếp cận kịp thời những tiến bộ khoa học công nghệ của nhân loại. Với cơ chế chính sách của nhà nước, của ngành xây dựng, mặc dù những năm qua đã có nhiều thay đổi tích cực, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho áp dụng phát triển khoa học công nghệ xây dựng, nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập, cần đổi mới triệt để hơn nữa.
Trước tình hình đó, chính phủ và Bộ xây dựng đã đặt ra mục tiêu và những giải pháp phát triển từ nay cho đến năm 2020 cho khoa học công nghệ Việt nam nói chung và của ngành xây dựng nói riêng như sau : ”đến năm 2020 đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực ở các ngành kinh tế trọng điểm như công nghệ sinh học, xây dựng, vật liệu cơ bản... ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học hiện đại, nhằm tiếp cận trình độ thế giới trong một số lĩnh vực quan trọng, làm cơ sở vững chắc cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại”. Để đạt được điều này, những mục tiêu cụ thể đã được đặt ra như : Phát triển năng lực nội sinh, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ có chất lượng cao, có đủ năng lực và trình độ nghiên cứu, giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển hiện đại hoá hệ thống khoa học công nghệ theo hướng mở, gắn kết nghiên cứu với đào tạo, sản xuất kinh doanh; đầu tư có chọn lọc, tập trung dứt điểm tới ngưỡng hiện đại đối với một số cơ sở nghiên cứu trọng điểm; Đi “ tắt”, đón đầu bằng cách nhập công nghệ tiên tiến có chọn lọc, cải tiến và dần dần sáng tạo công nghệ mới, cương quyết không nhập các công nghệ lạc hậu; Đầu tư tập trung theo hướng ưu tiên từng giai đoạn và cạnh tranh trong tiếp nhận đầu tư; đổi mới hệ thống quản lý điều phối hoạt động khoa học công nghệ...
Như vậy nhìn vào tình hình phát triển chung của khoa học công nghệ trên thế giới và ở Việt nam, thấy có nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tư vấn xây dựng nói chung và với CCBM nói riêng, cụ thể là ở một số điểm chính sau :
Cơ hội :
+ Khả năng tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thế giới và khu vực được mở rộng ra nhiều hơn bao giời hết.
+ Cơ chế chính sách cuả nhà nước được hoàn thiện đổi mới theo hướng tích mở rộng đường để các doanh nghiệp làm công tác khoa học kỹ thuật phát triển.
+ Các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nước sẽ có điều kiện phát triển, hiện đại hoá sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác hiệu quả hơn giữa các doanh nghiệp tư vấn xây dựng với các các cơ sở này.
+ Môi trường đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật, nguồn cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp tư vấn sẽ được nâng lên tạo lợi thế cải thiện vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong tương lai.
Thách thức :
+ Sự phát triển vũ bão của KH và CN sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp tư vấn phải có những chính sách cụ thể, phải có sự đầu tư thích đáng và thường xuyên công tác nghiên cứu, cập nhật và ứng dụng các tiến bộ kKH và CN vào lĩnh vực hoạt động của mình.
+ Trình độ phát triển KH và CN của các nước trên thế giới và các nước trong khu vực vượt khá xa so với Việt nam, tạo sự bất lợi và áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp tư vấn trong nước trên thị trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng và không phân biệt .
c/ Môi trường xã hội, dân số và lao động
Nhìn chung môi trường xã hội, dân số và lao động của Việt nam những năm vừa qua và triển vọng những năm tới tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển các doanh nghiệp tư nói chung trong đó có CCBM.
Thuận lợi :
- Việt nam có dân số đông, gần 80 triệu người, trong đó đa phần là nông dân nghèo, điều kiện nhà ở còn ở mức tối thiểu. Thị trường xây dựng và cung vật liệu xây dựng còn rất lớn, nhất là trong những năm tới khi đời sống, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên theo đà tăng trưởng của nền kinh tế trong nước.
- Nước ta có mặt bằng dân trí, số lượng và chất lượng cán bộ khoa học công nghệ không kém nhiều nước trong khu vực. Nhân dân ta cần cù lao động, học tập, thông minh, nhạy bén với cái mới, giàu lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Đó là thuận lợi rất đáng kể để phát huy nội lực phát triển của các doanh nghiệp trong nước.
Khó khăn thách thức :
- Thị hiếu của người Việt nam nói chung là thích dùng hàng ngoại, hàng chất lượng cao, có độ bền tốt, đặc biệt là các sản phẩm xây dựng, cho dù giá cả có cao hơn, đôi khi không quan tâm nhiều đến hiệu quả sử dụng, tính th
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top