girhandboy789

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM 3
I. VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU VIỆC LÀM 3
1. Khái niệm việc làm 3
2. Cơ cấu việc làm 4
3. Thất nghiệp và các hình thức thất nghiệp 6
3.1. Khái niệm thất nghiệp 6
3.2. Phân loại thất nghiệp 7
II. TẠO VIỆC LÀM VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 8
1. Tạo việc làm 8
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động 9
2.1. Điều kiện tự nhiên 9
2.1.1. Vị trí địa lý: 9
2.1.2. Khí hậu 10
2.1.3. Đất đai, hầm mỏ, sông ngòi, núi non 10
2.2. Tăng trưởng kinh tế 11
2.3. Nhân tố về công nghệ, chính sách thu hút vốn đầu tư tạo việc làm 13
2.4. Tốc độ đô thị hóa 14
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 15
I. TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 15
1. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư 15
2. Chính sách về đào tạo nghề trong các doanh nghiệp 16
3. Tạo việc làm thông qua trung tâm giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, hội chợ việc làm 17
4. Phát triển đa dạng các thành phần kinh tế để thu hút lao động 18
5. Chính sách về giáo dục đào tạo của tỉnh 20
6. Giải quyết việc làm thông qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm 23
II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 25
1. Thực trạng việc làm theo ngành kinh tế 25
3. Thực trạng việc làm theo khu vực kinh tế 28
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 30
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm 31
1.1. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc 31
1.1.1. Vị trí địa lý: 31
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên( đất, hầm mỏ, sông ngòi, núi non): 31
1.2. Tăng trưởng kinh tế 33
1.3. Nhân tố công nghệ, chính sách thu hút vốn đầu tư tạo việc làm 35
1.3.1. Tác động của khoa học công nghệ 35
1.3.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư 36
1.4. Tốc độ đô thị hóa 38
2. Kết quả của giải quyết việc làm ở Vĩnh Phúc 39
3. Những tồn tại trong giải quyết việc làm ở Vĩnh Phúc 40
4. Những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm thời gian qua 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2009-2010 50
I. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NHỮNG DỰ BÁO VỀ CUNG LAO ĐỘNG, NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010 50
1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm của Vĩnh Phúc đến năm 2010 50
2. Dự báo về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đến năm 2010 51
II. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2009-2010 53
1. Phát triển kinh tế xã hội nhằm ổn định việc làm và tạo thêm chỗ làm việc mới nhất là phát triển các vùng kinh tế trọng điểm như khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới. 53
2. Tập trung phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề sát với thực tế, hỗ trợ học phí cho đào tạo nghề. 54
3. Giải quyết việc làm đối với lao động nơi có đất bị thu hồi 55
4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động 55
5. Nhóm giải pháp về quản lý 55
KẾT LUẬN 56
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong thời gian qua cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ, từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, trong đó đáng chú ý là sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo, láp ráp sản phẩm linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu dẫn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
Thực tế cho thấy giai đoạn vưa qua sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp liên doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài và hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động theo quy mô hộ gia đình khác… đã và đang không ngừng thu hút một bộ phận không nhỏ lao động trong và ngoài tỉnh tìm đến tỉnh Vĩnh Phúc dẫn tới hiện tượng giao lưu và mở rộng thị trường lao động của tỉnh. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng dẫn tới việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. Người dân tại các vùng nông thôn của tỉnh phải di chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị để kiếm việc làm. Thị trường lao động của tỉnh đang chịu áp lức lớn về tăng dân số và tăng cung lao động. Tình trạng người lao động mất việc và không có việc làm đang là vấn đề cấp thiết nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Khi mà các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những khó khăn tài chính cũng như thị trường tiêu thụ. Giải pháp mà các doanh nghiệp hay sử dụng là cắt giảm nhân công làm cho tình trạng thất nghiệp của tỉnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Những người công nhân mất việc, những người lao động chưa có việc đang đứng trước những khó khăn tìm được việc làm phù hợp.

2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2008 và đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010.
3. Kết cấu dự kiến của đề tài
Gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về việc làm và tạo việc làm
Chương II: Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
Chương III: Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008
Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê
Phương pháp phân tích thực chứng dựa trên những số liệu điều tra về lao động việc làm của tỉnh đã được công bố
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập này, tui xin được gửi lời Thank tới giảng viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Hoa và các anh chị trên Viện khoa học xã hội - động thương binh xã hội, đặc biệt là các anh chị thuộc trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới thuộc viện khoa học xã hội - bộ lao động thương binh xã hội đã nhiệt tình huớng dẫn và giúp đỡ tui rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập này.
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM
I. VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU VIỆC LÀM
1. Khái niệm việc làm
Việc làm là mối quan tâm lớn nhất của mỗi quốc gia, của mọi người dân. Nhìn chung các lý thuyết về việc làm, các học giả đều thống nhất rằng một hoạt động được coi là việc làm khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ nhất: đó là các hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm
Thứ hai: hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hay tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo ra thu nhập hay giảm chi phí trong gia đình hay tạo ra quyền có thể mang lại thu nhập trong tương lai.
Việc làm là những hoạt động cần thiết của người lao động, trong khuôn khổ pháp luật cho phép và có thu nhập chính đáng cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hoạt động đem lại thu nhập có thể lượng hóa hay cụ thể hóa dưới dạng như: người lao động được nhận tiền công, tiền lương bằng tiền hay hiện vật từ người sử dụng lao động, tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà bản thân người lao động làm chủ, đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người thực hiện công việc đó là thành viên của hộ gia đình, do gia đình quản lý. Như vậy một hoạt động được coi là việc làm hay không phải được xem xét chủ yếu dựa trên tính hợp pháp và kết quả hoạt động đó.
Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi tư liệu lao động theo mục đích của con người. Theo quan điểm này việc làm có những đặc trưng sau:
Trước hết việc làm là sự biểu hiện quan hệ của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất(C)
Hai là lấy lợi ích( vật chất, tinh thần) mà các hoạt động đem lại cho cá nhân, xã hội và không bị ngăn cấm để xem xét hoạt động đó có được coi là việc làm hay không. Trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất được thể hiện bằng công thức sau:
VL= C/L
Trong đó: VL: Việc làm
C : Tư liệu sản xuất
V : Lượng lao động
Còn theo bộ luật lao động nước ta, khái niệm việc làm được xác định là: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều dược thừa nhận là việc làm”.
2. Cơ cấu việc làm
Cơ cấu việc làm là sự tương quan giữa các bộ phận hợp thành tổng thể việc làm trong nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận việc làm với nhau.
Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu việc làm phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn với nhau. Cơ cấu việc làm biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu việc làm theo ngành, cơ cấu việc làm theo khu vực, Cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế, cơ cấu việc làm theo khu vực thể chế... Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề, tui chỉ đi sâu phân tích hai loại cơ cấu là cơ cấu việc làm theo ngành và cơ cấu việc làm theo khu vực.
Cơ cấu việc làm theo ngành: Cơ cấu việc làm theo ngành là sự tương quan giữa việc làm trong các ngành với nhau, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và mối quan hệ qua lại cả về số và chất lượng giữa việc làm của các ngành với nhau.
Cơ cấu việc làm theo ngành bao gồm ba bộ phận cấu thành, bộ phận thứ nhất là việc làm trong ngành nông nghiệp- đó là các việc làm được tạo ra trên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành nông lâm nghiệp như: hoạt động sản xuất trong chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng và các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. Bộ phận thứ hai là việc làm trong ngành công nghiệp xây dựng- đó là các việc làm được tạo ra trên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp xây dựng như: hoạt động khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong lòng đất, hoạt động gia công và chế biến sản phẩm có nguồn gốc từ nông lâm nghiệp, hoạt động xây dựng trong các ngành xây dựng và các dịch vụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất trên. Bộ phận thứ ba là việc làm trong ngành dịch vụ- đó là các việc làm được tạo ra trên cơ sở các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ nhà hàng, du lịch, khách sạn…
Trong quá trình hoạt động sản xuất các ngành kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển dẫn tới việc làm giữa các ngành kinh tế cũng có có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển và hướng tới mục tiêu chung là tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là tăng nhanh tỷ trọng việc làm trong ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng việc làm trong ngành nông- lâm nghiệp.
Cơ cấu việc làm theo khu vực: Cơ cấu việc làm theo khu vực là sự tương quan giữa việc làm theo khu vực với nhau, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và mối quan hệ qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa việc làm trong khu vực này với việc làm trong khu vực kia.
Nếu như cơ cấu việc làm theo ngành được hình thành trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu việc làm theo khu vực lại được hình trên cơ sở việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Mỗi khu vực kinh tế là một bộ phận tổ hợp của nền kinh tế quốc dân, do đó sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, kết cấu hạ tầng và các điều kiện xã hội khác tạo cho mỗi khu vực có những đặc thù, những thế mạnh riêng trong việc tạo ra việc làm cho người lao động. Cơ cấu việc làm theo khu vực phản ánh thế mạnh của từng khu vực, nó bao gồm hai bộ phận như sau: bộ phận thứ nhất là việc làm trong khu vực nông thôn- đó là các việc làm được tạo ra chủ yếu dựa trên thế mạnh sản xuất nông lâm nghiệp. Bộ phận thứ hai là việc làm trong khu vực thành thị- đó là các việc làm được tạo ra chủ yếu dựa trên thế mạnh trong hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Các bộ phận có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, mối quan hệ này bao hàm cả về số lượng và chất lượng.
3. Thất nghiệp và các hình thức thất nghiệp
3.1. Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại trong nhiều chế độ xã hội.
Thất nghiệp theo đúng nghĩa của từ là, mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất.
Một số quan niệm khác cho rằng thất nghiệp là hiện tượng gồm những người mất thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm, trong khi họ còn trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc và đã đăng ký ở trung tâm môi giới nhưng chưa được giải quyết.
Theo tổ chức lao động quốc tế( ILO): thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương đang thịnh hành.
Bên cạnh thất ngiệp còn tồn tại những người có việc làm không đầy đủ hay còn gọi là thiếu việc làm, đó là những người đang có việc làm nhưng do nguyên nhân nào đó họ không sử dụng hết thời gian lao động theo quy định hay làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống, muốn tìm thêm việc làm. Hiện tượng này tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
3.2. Phân loại thất nghiệp
Thất nghiệp hữu hình: Thất nghiệp hữu hình là tình trạng thất nghiệp xảy ra khi một bộ phận lực lượng lao động có khả năng và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm. Đây là hình thức thất nghiệp mà ta có thể nhìn thấy, hình thức thất nghiệp này chủ yếu xảy ra đối với lao động ở khu vực thành thị, nơi hình thức lao động làm công ăn lương là chủ yếu.
Thất nghiệp trá hình: Hay còn gọi là thiếu việc làm là một trong những đặc trưng cơ bản của của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển. Đây là tình trạng xảy ra khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng làm việc, hay nói cách khác là tình trạng sử dụng không hết thời gian lao động. Hình thức thất nghiệp này xảy ra đối với cả lao động làm việc ở khu vực thành thị và nông thôn.
Trong khu vực thành thị hình thức thất nghiệp này tồn tại dưới các dạng khác nhau như: làm việc với năng suất thấp, không góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội mà chủ yếu là tạo ra thu nhập đủ sống( nhiều khi dưới mức sống tối thiểu). Trong khu vực nông thôn thất nghiệp trá hình chủ yếu tồn tại dưới dạng thiếu việc làm. Nguyên nhân là do giới hạn của đất đai nông nghiệp, do khu vực kinh tế phi nông nghiệp nông thông phát triển chậm và do tính thời vụ của việc làm nông nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, ở một số vùng nông thôn do lấy đất nông nghiệp để xây dựng các công trình công cộng, phát triển công nghiệp và nhà ở nên đã xuất hiện tình trạng thất nghiệp trá hình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hangtrannl5

New Member
Re: [Free] Phân tích thực trạng giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2008 và các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010

r
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top