Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phân tích, tìm hiểu và vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, gắn liền với CNXH; tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo trong thực tiễn Việt Nam hiện nay
Phân tích, tìm hiểu và vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo trong thực tiễn Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu 3
I/ Người là hiện thân sáng chói của độc lập 5
dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
1) Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, 5
bất khả xâm phạm của các dân tộc.
2) Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai 6
cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa yêu nước, với chủ nghĩa quốc tế
II/ Người là mẫu mực của tinh thần độc lập tự 9
chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo
III/ Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí 12
Minh về độc lập dân tộc, gắn liền với
chủ nghĩa xã hội; tinh thần độc lập tự chủ,
tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo trong
thực tiễn Việt Nam hiện nay
1) Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ 12
Nghĩa xã hội
2) Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực 18
tự cường, đổi mới và sáng tạo
Kết luận 22
LỜI GIỚI THIỆU
Trong lịch sử phát triển của các dân tộc bao giờ cũng có các vĩ nhân mà sự xuất hiện của họ gắn liền với những giai đoạn lịch sử đầy biến cố. Trong giai đoạn từ 1860-1870, chủ nghĩa đế quốc đã phát triển nhanh chóng ở các nước tư bản phương Tây trong khi các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, mianma…vốn có nền văn hóa phát triển sớm vẫn chìm sâu trong quan hệ sản xuất phong kiến trì trệ, lạc hậu. Chủ nghĩa đế quốc đã chuyển từ mở rộng thị trường buôn bán sang mở rộng xâm chiếm thuộc địa. Các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh lần lượt bị các đế quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xâm lược. Đến giữa thế kỷ XIX, trước sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, đế quốc Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Nhà Nguyễn không có khả năng chống đỡ và nước ta nhanh chóng trở thành thuộc địa của Pháp. Tiếp sau đó là gần một thế kỷ nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị hà khắc, tàn bạo của đế quốc Pháp và bọn địa chủ phong kiến.
Trước bối cảnh nước sôi lửa bỏng của dân tộc, ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Và sau 30 năm bôn ba trên khắp thế giới, ngày 28 tháng 1 năm 1941, Nguyễn Tất Thành đã trở về nước thành lập một chính Đảng cách mạng chân chính ở Việt Nam và Người đã cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cả cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đát nước, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Trong bài diễn văn tại lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ chí Minh có viết: “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường đổi mới và sáng tạo”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự, tự hào đối với mỗi cán bộ, Đảng viên và mỗi người Việt Nam.
I/ Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được thể hiện trên những luận điểm cơ bản sau:
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử không ngừng đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước luôn đứng ở hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần truyền thống Việt nam. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến sự chà đạp của ngoại bang lên tự do độc lập của đất nước, được kết tinh hun đúc từ tinh thần yêu nước nồng nàn của người dân nước Việt, Hồ Chí Minh cho rằng: đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tui muốn; đấy là tất cả những điều tui hiểu”. Trên đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ chí Minh đã tiếp cận những tư tưởng bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập 1766 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp. Từ những tinh hoa của dân tộc và thế giới, người đã khái quát nên chân lý bất di bất dịch, lẽ phải không ai có thể chối cãi được: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đây là một tư tưởng vĩ đại, chẳng những mang tính quốc tế, tính thời đại rộng lớn mà còn mang tính nhân văn sâu sắc.
Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh phải là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn. Tức là dân tộc đó phải có đầy đủ chủ quyền ( về chính trị, kinh tế, an ninh… ) và toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải là chiếc bánh vẽ mà người khác ( bọn thực dân, đế quốc ) bố thí. Độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, theo Người, phải được hiểu một cách đơn giản: nước Việt Nam là của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam tự giải quyết. Và giá trị đích thực của độc lập dân tộc phải được thể hiện bằng quyền tự do hạnh phúc của nhân dân, mà theo Người, độc lập dân tộc là đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Tư tưởng độc lập dân tộc, khát vọng độc lập dân tộc của Người được thể hiện ở tinh thần “thà hy sinh tất cả”, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn” và vượt lên tất cả là tinh thần “không có gì quí hơn độc lập tự do.”
Có thể nói, tinh thần “không có gì quí hơn độc lập tự do” là tư tưởng và lẽ sống của Hồ Chí Minh. Nó là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì lẽ đó, Người không chỉ được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ 20”
2. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở cuộc đấu tranh để dành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi. Bởi có độc lập, tự do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Hồ chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của nhân dân Việt Nam trong thời thực dân phong kiến. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định của sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải xóa bỏ cùng kiệt nàn lạc hâu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Đó là ước nguyện, là ham muốn tột bậc của chủ tịch Hồ Chí Minh và là ước nguyện mong mỏi bao đời nay của nhân dân Việt Nam. Người nói: “tui chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Thực hiện ước nguyện đó, theo chủ tịch Hồ chí Minh chính là nhằm giải quyết một cách triệt để và thiết thực vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Trên cơ sở những quan điểm cơ bản của Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp, Hồ Chí Minh đã đưa ra những luận điểm mới và sáng tạo, góp phần bổ sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác Lenin. Theo Người, ở các nước thuộc địa “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Người phân tích, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phân hoá giai cấp ở nước ta và nhiều nước thuộc địa khác chưa triệt để, mâu thuẫn chưa đến mức đối kháng quyết liệt. Ở những nước thuộc địa như nước ta, mâu thuẫn giữa dân tộc với chủ nghĩa đế quốc quyết liệt hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ, giữa công nhân với tư sản. Do đó, trong bối cảnh này không thể giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở các nước tư bản phương Tây được, mà chỉ có thể giải phóng Dân tộc mới giải phóng được giai cấp, quyền lợi dân tộc, đất nước phải đặt lên trên quyền lợi giai cấp. Xuất phát từ luận điểm trên, Hồ Chí Minh từng kiến nghị Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản theo hướng phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản, khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng, nhất định nó sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế. Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một động lực lớn mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy, không để ngọn cờ dân tộc rơi vào tay giai cấp nào khác, phải nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp vô sản, kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa quốc tế.
Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh, là phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi tiếp cận Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành đường lối cứu nước: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH. Người nói: “ Cả hai cuộc giải phóng này (dân tộc và giai cấp) chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới.” Tiếp đó, ngay trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sảnViệt Nam tháng 2/1930, Hồ Chí Minh đã xác định Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc-dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và CNXH vừa phản ảnh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Xoá bỏ ách áp bức dân tộc mà không xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Do đó giành được độc lập rồi, thì phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của CNXH là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Là một chiến sỹ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn gắn liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả, trong sáng. Người nói: “ Chúng ta phải tranh đấu cho tự do độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy.” Chủ trương “ giúp bạn là tự giúp mình”, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Với Người, phải thông qua thắng lợi của Cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của Cách mạng thế giới. Về quan hệ quốc tế, Người tuyên bố với thế giới: “Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sắn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới.”
Tựu trung, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có tính chất cách mạng, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc cho mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.
II/ Người là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo.
Hơn sáu mươi năm hoạt động cách mạng sôi nổi và sáng tạo, Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với truyền thống yêu nước Việt Nam, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường dân tộc, tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc duy nhất đúng đắn là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường đó được vạch ra từ mùa xuân năm 1930, trong những văn kiện do Người soạn thảo được Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thông qua, trở thành cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Với cương lĩnh đó, những nét lớn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành và con đường cứu nước của Việt Nam đã được khẳng định. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự thể hiện rõ nét nhất tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong điều lệ tạm thời của Hội liên hiệp công nhân quốc tế năm 1864 do Mác khởi thảo, một tư tưởng cơ bản được nêu lên là: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải do bản thân giai cấp công nhân giành lấy”. Hơn 60 năm sau, trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa, Hồ Chí Minh viết: “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tui xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng của anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Người vạch rõ tính chủ động của cách mạng thuộc địa đối với cách mạng chính quốc: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Người đã chỉ ra để mỗi người dân Việt Nam hiểu rằng ta phải tự lực, làm cách mạng giải phóng mình, không nên trông chờ “Công nông cách mạng Pháp thành công thì nhân dân Việt Nam sẽ được tự do” mà cần chủ động “An Nam dân tộc cách mệnh thành công, thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ”. Chính những luận điểm sáng tạo mới mẻ đó đã dẫn chủ tịch Hồ Chí Minh đến những quyết định lịch sử. Tháng 8/1945, khi thời cơ xuất hiện, Người ra lời kêu gọi “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Thắng lợi của cách mạng tháng tám là thắng lợi của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường và sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Na, chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Hồ chí Minh đã nêu rõ rằng ở phương Đông có những đặc điểm khác với phương Tây mà thời mình Mác chưa có điều kiện nghiên cứu, đồng thời mỗi dân tộc lại có những đặc điểm riêng.
Trong những năm kháng chiến chống xâm lược, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần “Dựa vào sức mình là chính”. nếu như trong đấu tranh giành chính quyền, Người đòi hỏi phải “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” thì những năm kháng chiến chống xâm lược, tư tưởng ấy của Người là “Dân ta phải giữ nước ta”. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người chỉ rõ: “Trước đây, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, trường kỳ kháng chiến, thì ngày nay chúng ta phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng nước nhà”. Nhân dân Việt Nam và tất cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều biết đến câu nói mang tính thời đại của Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. người nhấn mạnh: “Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”.
KẾT LUẬN
Chúng ta đang chuẩn bị hội nhập toàn diện nền kinh tế thế giới với những cơ hội và khó khăn, thách thức đòi hỏi sự độc lập sáng tạo trong tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn dân. Không có một mô hình, mẫu hình chung bất biến nào được áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc đối với mỗi nước. Sự đặc thù làm nên tính sáng tạo. Chúng ta sẵn sàng tham gia toàn diện vào sự phân công và trao đổi quốc tế với tinh thần độc lập tự chủ cao nhất. Tham gia WTO không phải là đích cuối cùng mà chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu phát triển. Và bài học luôn đặt ra là dù tiến hành hội nhập theo cách nào cũng phải giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Phân tích, tìm hiểu và vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, gắn liền với CNXH; tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo trong thực tiễn Việt Nam hiện nay
Phân tích, tìm hiểu và vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo trong thực tiễn Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu 3
I/ Người là hiện thân sáng chói của độc lập 5
dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
1) Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, 5
bất khả xâm phạm của các dân tộc.
2) Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai 6
cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa yêu nước, với chủ nghĩa quốc tế
II/ Người là mẫu mực của tinh thần độc lập tự 9
chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo
III/ Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí 12
Minh về độc lập dân tộc, gắn liền với
chủ nghĩa xã hội; tinh thần độc lập tự chủ,
tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo trong
thực tiễn Việt Nam hiện nay
1) Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ 12
Nghĩa xã hội
2) Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực 18
tự cường, đổi mới và sáng tạo
Kết luận 22
LỜI GIỚI THIỆU
Trong lịch sử phát triển của các dân tộc bao giờ cũng có các vĩ nhân mà sự xuất hiện của họ gắn liền với những giai đoạn lịch sử đầy biến cố. Trong giai đoạn từ 1860-1870, chủ nghĩa đế quốc đã phát triển nhanh chóng ở các nước tư bản phương Tây trong khi các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, mianma…vốn có nền văn hóa phát triển sớm vẫn chìm sâu trong quan hệ sản xuất phong kiến trì trệ, lạc hậu. Chủ nghĩa đế quốc đã chuyển từ mở rộng thị trường buôn bán sang mở rộng xâm chiếm thuộc địa. Các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh lần lượt bị các đế quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xâm lược. Đến giữa thế kỷ XIX, trước sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, đế quốc Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Nhà Nguyễn không có khả năng chống đỡ và nước ta nhanh chóng trở thành thuộc địa của Pháp. Tiếp sau đó là gần một thế kỷ nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị hà khắc, tàn bạo của đế quốc Pháp và bọn địa chủ phong kiến.
Trước bối cảnh nước sôi lửa bỏng của dân tộc, ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Và sau 30 năm bôn ba trên khắp thế giới, ngày 28 tháng 1 năm 1941, Nguyễn Tất Thành đã trở về nước thành lập một chính Đảng cách mạng chân chính ở Việt Nam và Người đã cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cả cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đát nước, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Trong bài diễn văn tại lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ chí Minh có viết: “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường đổi mới và sáng tạo”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự, tự hào đối với mỗi cán bộ, Đảng viên và mỗi người Việt Nam.
I/ Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được thể hiện trên những luận điểm cơ bản sau:
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử không ngừng đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước luôn đứng ở hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần truyền thống Việt nam. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến sự chà đạp của ngoại bang lên tự do độc lập của đất nước, được kết tinh hun đúc từ tinh thần yêu nước nồng nàn của người dân nước Việt, Hồ Chí Minh cho rằng: đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tui muốn; đấy là tất cả những điều tui hiểu”. Trên đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ chí Minh đã tiếp cận những tư tưởng bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập 1766 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp. Từ những tinh hoa của dân tộc và thế giới, người đã khái quát nên chân lý bất di bất dịch, lẽ phải không ai có thể chối cãi được: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đây là một tư tưởng vĩ đại, chẳng những mang tính quốc tế, tính thời đại rộng lớn mà còn mang tính nhân văn sâu sắc.
Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh phải là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn. Tức là dân tộc đó phải có đầy đủ chủ quyền ( về chính trị, kinh tế, an ninh… ) và toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải là chiếc bánh vẽ mà người khác ( bọn thực dân, đế quốc ) bố thí. Độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, theo Người, phải được hiểu một cách đơn giản: nước Việt Nam là của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam tự giải quyết. Và giá trị đích thực của độc lập dân tộc phải được thể hiện bằng quyền tự do hạnh phúc của nhân dân, mà theo Người, độc lập dân tộc là đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Tư tưởng độc lập dân tộc, khát vọng độc lập dân tộc của Người được thể hiện ở tinh thần “thà hy sinh tất cả”, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn” và vượt lên tất cả là tinh thần “không có gì quí hơn độc lập tự do.”
Có thể nói, tinh thần “không có gì quí hơn độc lập tự do” là tư tưởng và lẽ sống của Hồ Chí Minh. Nó là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì lẽ đó, Người không chỉ được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ 20”
2. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở cuộc đấu tranh để dành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi. Bởi có độc lập, tự do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Hồ chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của nhân dân Việt Nam trong thời thực dân phong kiến. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định của sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải xóa bỏ cùng kiệt nàn lạc hâu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Đó là ước nguyện, là ham muốn tột bậc của chủ tịch Hồ Chí Minh và là ước nguyện mong mỏi bao đời nay của nhân dân Việt Nam. Người nói: “tui chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Thực hiện ước nguyện đó, theo chủ tịch Hồ chí Minh chính là nhằm giải quyết một cách triệt để và thiết thực vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Trên cơ sở những quan điểm cơ bản của Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp, Hồ Chí Minh đã đưa ra những luận điểm mới và sáng tạo, góp phần bổ sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác Lenin. Theo Người, ở các nước thuộc địa “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Người phân tích, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phân hoá giai cấp ở nước ta và nhiều nước thuộc địa khác chưa triệt để, mâu thuẫn chưa đến mức đối kháng quyết liệt. Ở những nước thuộc địa như nước ta, mâu thuẫn giữa dân tộc với chủ nghĩa đế quốc quyết liệt hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ, giữa công nhân với tư sản. Do đó, trong bối cảnh này không thể giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở các nước tư bản phương Tây được, mà chỉ có thể giải phóng Dân tộc mới giải phóng được giai cấp, quyền lợi dân tộc, đất nước phải đặt lên trên quyền lợi giai cấp. Xuất phát từ luận điểm trên, Hồ Chí Minh từng kiến nghị Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản theo hướng phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản, khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng, nhất định nó sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế. Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một động lực lớn mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy, không để ngọn cờ dân tộc rơi vào tay giai cấp nào khác, phải nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp vô sản, kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa quốc tế.
Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh, là phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi tiếp cận Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành đường lối cứu nước: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH. Người nói: “ Cả hai cuộc giải phóng này (dân tộc và giai cấp) chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới.” Tiếp đó, ngay trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sảnViệt Nam tháng 2/1930, Hồ Chí Minh đã xác định Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc-dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và CNXH vừa phản ảnh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Xoá bỏ ách áp bức dân tộc mà không xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Do đó giành được độc lập rồi, thì phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của CNXH là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Là một chiến sỹ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn gắn liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả, trong sáng. Người nói: “ Chúng ta phải tranh đấu cho tự do độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy.” Chủ trương “ giúp bạn là tự giúp mình”, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Với Người, phải thông qua thắng lợi của Cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của Cách mạng thế giới. Về quan hệ quốc tế, Người tuyên bố với thế giới: “Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sắn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới.”
Tựu trung, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có tính chất cách mạng, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc cho mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.
II/ Người là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo.
Hơn sáu mươi năm hoạt động cách mạng sôi nổi và sáng tạo, Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với truyền thống yêu nước Việt Nam, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường dân tộc, tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc duy nhất đúng đắn là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường đó được vạch ra từ mùa xuân năm 1930, trong những văn kiện do Người soạn thảo được Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thông qua, trở thành cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Với cương lĩnh đó, những nét lớn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành và con đường cứu nước của Việt Nam đã được khẳng định. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự thể hiện rõ nét nhất tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong điều lệ tạm thời của Hội liên hiệp công nhân quốc tế năm 1864 do Mác khởi thảo, một tư tưởng cơ bản được nêu lên là: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải do bản thân giai cấp công nhân giành lấy”. Hơn 60 năm sau, trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa, Hồ Chí Minh viết: “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tui xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng của anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Người vạch rõ tính chủ động của cách mạng thuộc địa đối với cách mạng chính quốc: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Người đã chỉ ra để mỗi người dân Việt Nam hiểu rằng ta phải tự lực, làm cách mạng giải phóng mình, không nên trông chờ “Công nông cách mạng Pháp thành công thì nhân dân Việt Nam sẽ được tự do” mà cần chủ động “An Nam dân tộc cách mệnh thành công, thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ”. Chính những luận điểm sáng tạo mới mẻ đó đã dẫn chủ tịch Hồ Chí Minh đến những quyết định lịch sử. Tháng 8/1945, khi thời cơ xuất hiện, Người ra lời kêu gọi “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Thắng lợi của cách mạng tháng tám là thắng lợi của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường và sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Na, chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Hồ chí Minh đã nêu rõ rằng ở phương Đông có những đặc điểm khác với phương Tây mà thời mình Mác chưa có điều kiện nghiên cứu, đồng thời mỗi dân tộc lại có những đặc điểm riêng.
Trong những năm kháng chiến chống xâm lược, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần “Dựa vào sức mình là chính”. nếu như trong đấu tranh giành chính quyền, Người đòi hỏi phải “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” thì những năm kháng chiến chống xâm lược, tư tưởng ấy của Người là “Dân ta phải giữ nước ta”. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người chỉ rõ: “Trước đây, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, trường kỳ kháng chiến, thì ngày nay chúng ta phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng nước nhà”. Nhân dân Việt Nam và tất cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều biết đến câu nói mang tính thời đại của Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. người nhấn mạnh: “Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”.
KẾT LUẬN
Chúng ta đang chuẩn bị hội nhập toàn diện nền kinh tế thế giới với những cơ hội và khó khăn, thách thức đòi hỏi sự độc lập sáng tạo trong tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn dân. Không có một mô hình, mẫu hình chung bất biến nào được áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc đối với mỗi nước. Sự đặc thù làm nên tính sáng tạo. Chúng ta sẵn sàng tham gia toàn diện vào sự phân công và trao đổi quốc tế với tinh thần độc lập tự chủ cao nhất. Tham gia WTO không phải là đích cuối cùng mà chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu phát triển. Và bài học luôn đặt ra là dù tiến hành hội nhập theo cách nào cũng phải giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: phân tích tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc, 1. Phân tích để làm rõ quan điểm sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc”. Vận dụng quan điểm trên vào công cuộc xây dựng và bảo vệ nước ta hiện nay?, Kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của Hồ Chí Minh, phân tích tính đúng đắn và sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chu nghĩa xã hội studoc, Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội?, phân tích câu nói chủ tịch Hồ chí minh về xây dựng CNXH ở việt nam, liện hệ thực tiễn, các biện pháp về xây dựng “ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay, tiểu luận tư tưởng hồ chí mình về độc lập dân tộc gắn liền cnxh, Phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH ở Việt Nam, kế hoạch và hành động bản thân đối với vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào phát triển văn hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ,tự lập,tự cường, kết luận tính đúng đắn và sáng tạo trong tư tưởng hồ chí minh, Hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: Vì sao độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, nêu bối cảnh xã hội việt nam hiện nay tu tuong ho chi minh, tính đúng đắn và sáng tạo trong tư tưởng hồ chí minh về xã hội chủ nghĩa, bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội., vận dụng tư tưởng hcm về độc lập dân tộc và cnxh trong giai đoạn hiện nay, Phân tích tính đúng đắn và sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tính sáng tạo trong quan điển Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH, Tiểu luận Tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nêu bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay và những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội?, “Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.” trong giai đoạn hiện nay., quan điểm của Hồ Chí Minh: “Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc” trong giai đoạn hiện nay., vận dụng những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở việt nam hiện nay, những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong giải quyết vấn đề tranh chấp biển đông hiện nay, giải pháp góp phần giữ vững độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt Nam hiện nay, vận dụng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH theo tư tưởng HCM hiện nay, PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, phân tích tính đúng đắn và sáng tạo trong tthcm về độc lập dân tộc, Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc ở việt nam hiện nay, phân tích tư tưởng hồ chí minh về độc lập
Last edited by a moderator: