Download miễn phí Đồ án Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm chè đen của Công ty chè Long Phú và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
Theo TCVN-1998 thì tiêu chuẩn hoá được định nghĩa như sau:
Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử sụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hay tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ tối ưu trong một khung cảnh nhất định.
Bất kỳ một sản phẩm nào cũng đều phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu chất lượng. bởi nó là căn cứ để kiểm tra, đánh giá chất lượng. Hệ thống chỉ tiêu này được xây dựng theo từng cấp độ, để đánh giá chất lượng sản phẩm có đạt hay không người ta dựa vào hệ thống các chỉ tiêu này.
Chè là một sản phẩm thực phẩm nên để đánh giá chất lượng người ta thường dựa vào các chỉ tiêu cảm quan, các chỉ tiêu hoá lý, các chỉ tiêu vệ sinh do bộ y tế ban hành. tuy nhiên,, chỉ tiêu cảm quan là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng chè. Dựa vào chỉ tiêu này, hội đồng cảm quan sẽ quyết định mức điểm và từ đó đánh giá xem lô hàng nằm ở mức điểm nào và từ đó định giá lô hàng.
Sản phẩm của công ty chè Long Phú khi bán cho Tổng công ty chè Việt Nam hay khi đưa ra thị trường đều phải đạt các TCVN và các tiêu chuẩn nghành, các chỉ tiêu vệ sinh do bộ y tế qui định. Đồng thời sản phẩm của công ty cũng được đưa qua hội đồng cảm quan để đánh giá chất lượng, từ đó định giá lô hàng.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-02-do_an_phan_tich_tinh_hinh_chat_luong_san_pham_che.Itrx5tGmtm.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-65957/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
uả kiểm tra thay mặt lại không khớp nhau nên phải tiến hành kiểm tra toàn bộ.Kiểm tra điển hình hay kiểm tra đại diện: Hình thức này thường áp dụng cho những lô hàng đồng nhất ( khối lượng, loại hàng… và chất lượng tương đối đồng nhất theo phiếu kiểm tra chất lượgn của xí nghiệp sản xuất.
Trong sản xuất theo quy mô lớn, hàng hoá được sản xuất theo tiêu chuẩn, kiểm tra điển hình là một hình thức phổ biến. Trong hình thức kiểm tra này, người ta chỉ chọn ra một số đơn vị nhất định trong toàn bộ lô hàng để tiến hành kiểm tra rồi dùng các kết quả đó để tính toán và suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ lô hàng kiểm tra.
Kiểm tra điển hình có một số ưu điểm sau:
- Tiến hành nhanh so với kiểm tra toàn bộ.
- Do số lượng mẫu kiểm tra có số lượng ít nên tiết kiệm được chi phí, nhân lực.
- Kiểm tra điển hình có điều kiện tập trung nhân lực, thu thập tài liệu giảm bớt sai số, nhằm nâng cao trình độ chính xác của công tác kiểm tra.
Tuy nhiên, hình thức kiểm tra này bao giờ cũng mang một sai số nhất định. Sai số này rất khó tránh dù vậy người ta có thể hạn chế sai số đến một mức độ nhất định.
Phương pháp kiểm tra
Phương pháp thí nghiệm: Đây là phương pháp được sử dụng trong
nghiên cứu khoa học cũng nhu trong sản xuất kinh doanh. Kết quả của phương pháp này phản ánh một cách khách quan, chính xác một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Tuỳ theo phạm vi kiểm tra người ta chia như sau:
- Phương pháp thí nghiệm cơ lý như xác định kích thước cơ bản, khối lượng, tỷ trọng, độ bền…
- Phương pháp thí nghiệm hoá lý: Như kiểm tra độ nhớt, nhiệt độ, độ ẩm…
- Phương pháp hoá học: Xác định hàm lượng các chất có trong sản phẩm, độ tro…
Phương pháp cảm quan: Phương pháp thí nghiệm có nhiều ưu điểm, được dùng phổ biến trong lĩnh vực kiểm tra chât lượng các sản phẩm thực phẩm Kiểm tra cảm quan là sử dụng sự thụ cảm của các giác quan để phân tích chất lượng của sản phẩm như xác định mức độ khuyết tật trên bề mặt sản phẩm, màu sắc, cường độ màu, mùi, vị, hương thơm của sản phẩm…
Nhưng phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như chi phí kiểm tra lớn, kết quả kiểm tra tuỳ từng trường hợp vào kỹ năng và kinh nghiệm của từng cán bộ kiểm tra. Để khắc phục nhược điểm này người ta thường tiến hành thành lập một hội đồng đánh giá để kết quả mang tính khách quan hơn.
Phương pháp sử dụng thử: Phương pháp sử dụng thử thường áp dụng cho các loại hàng tiêu dùng như hàng may măc và mỹ phẩm…
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào việc xác định giá trị sử dụng của sản phẩm trong các điều kiện bình thường để đánh giá chất lượng của sản phẩm.
Các phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Phương pháp chọn mẫu theo thứ tự
Phương pháp chọn mẫu thưo cách phân loại
Phương pháp chọn mẫu cả khối
I.3. Giới thiệu về hệ thống phân tích các mối hiểm nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP((1) HACCP: Hazard Analysis Critical Control Point
)
Hệ thống HACCP là hệ thống có cơ sở khoa học và tính hệ thống, xác định những mối nguy và biện pháp cụ thể để kiểm soát mối nguy đó nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập hệ thống kiểm soát tập trung vào việc phòng ngừa hơn là phụ thuộc chủ yếu vào kiểm tra sản phẩm cuối cùng.
Tại sao lại là HACCP chứ không phải là TQM hay ISO 9000? HACCP hoàn toàn tương thích với các hệ thống quản lý chất lượng nói trên, nó bảo gồm cả đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm tra chất lượng (QC) nhưng thông qua việc nghiên cứu các mối nguy, những trục trặc có thể xảy ra nhưng dưới góc độ an toàn sản phẩm rồi thực hiện hệ thống kiểm soát và quản lý để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, an toàn và không gây hại cho người sử dụng. Tuy HACCP, ISO 9000, TQM tương thích nhau nhưng không thể thay thế lẫn nhau, quan trọng hơn HACCP là một hệ thống kiểm tra được thế giới công nhận
Hệ thống HACCP có thể thích nghi dễ dàng với sự thay đổi, như những tiến bộ trong thiết kế thiết bị, qui trình chế biến hay những cải tiến kỹ thuật, HACCP có thể áp dụng xuyên suốt dây chuyền thực phẩm từ người sản xuất đầu tiên đến người tiêu thụ cuối cùng, từ đó sẽ tạo ra các sản phẩm thực phẩm có chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh
Hệ thống HACCP được áp dụng nhằm xác định các mối nguy hại sinh học, vật lý, hoá học ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. HACCP phân tích và chỉ ra các điểm kiểm soát tới hạn (CCP), các chỉ tiêu vận hành, các ngưỡng tới hạn, thủ tục giám sát và hành động khắc phục đối với mỗi CCP nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm một cách hiệu quả và liên tục, HACCP đánh giá một cách hệ thống mọi công đoạn của quá trình sản xuất, bảo quản, chế biến…nhằm xác định công đoạn nào ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm để tập trung nguồn lực vào kiểm soát. Một điều rất quan trọng là HACCP giúp phát hiện và ngăn chạn các sai sót ngay tư khi có xu hướng xuấ hiện sai sót đó.
Hệ thống HACCP bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy hại
Xác định các mối nguy hại tiềm ẩn ở mọi giao đoạn có thể ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy hại và xác định các biện pháp kiểm soát chúng. Nguyên tắc này gồm nội dung của 6 bước từ bước 1 đến bước 6
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Xác định các điểm tại các công đoạn vận hành của sơ đồ dây chuyền sản xuất cần được kiểm soát để lạo bỏ các mối nguy hại hay hạn chế khả năng xuất hiện của chúng. Thuật ngữ “ Điểm” dùng được hiểu là bấy kỳ một công đoạn nào trong sản xuất hay chế biến thực phẩm
Nguyên tắc 3: Xác lập các ngưỡng tới hạn
Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn CCP
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn CCP
Xây dựng một hệ thống các chương trình thử nghiệm quan trắc nhằm giám sát tình trạng được kiểm soát của các điểm CCP
Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được kiểm soát đầy đủ
Nguyên tắc 6: Xác định các thủ tục thẩm định để khẳng định rằng hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả
Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng
Để áp dụng HACCP phải thực hiện qua 12 bước sau:
Thành lập đội HACCP
Mô tả sản phẩm
Xác định mục đích sử dụng
Xây dựng sơ đồ quá trình sản xuất
Kiểm tra thực địa về sơ đồ sản xuất
Tiến hành phân tích mối nguy hại
Xác định các điểm kiểm soát tới hạn
Xác định các giới hạn tới hạn
Thiết lập hệ thống giám sát
Thiết lập hành động khắc phục
Thiết lập các t...