Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Hợp tác xã Thái Dương

Download Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Hợp tác xã Thái Dương miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HTX THÁI DƯƠNG 5
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của HTX Thái Dương 5
1.2.Bộ máy tổ chức hoạt động của HTX Thái Dương 7
1.3. Tình hình nhân sự; đánh giá sự đáp ứng với tính hình kinh doanh hiện nay 10
1.4. Doanh số 12
1.5. Địa bàn kinh doanh 14
1.6. cách kinh doanh 14
1.7. Tình hình Tài chính của doanh nghiệp 15
1.8. Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của doanh nghiệp 19
1.9. Kết luận 21
1.10. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới. 23
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 24
2.1. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 24
2.2.Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 29
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN 37
2.4. Tình hình hoạt động XK hàng thủ công mỹ nghệ thời gian qua 42
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA HTX THÁI DƯƠNG 46
3.1.Ngành nghề kinh doanh của HTX Thái Dương và những vấn đề đặc thù của ngành hàng. 46
3.2.Thực trạng hoạt động XK mặt hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương 47
3.3.Tóm lược các vấn đề tồn tại và phương hướng phát triển trong hoạt động XK của HTX Thái Dương 59
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA HTX THÁI DƯƠNG 63
4.1.Một số giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu 63
4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 1: CÁC MẶT HÀNG CỦA HXT THÁI DƯƠNG 72
PHỤ LỤC 2: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 75
PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM 76
PHỤ LỤC 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐI CÁC THỊ TRƯỜNG 79
PHỤ LỤC 5: SỐ LƯỢNG HÀNG XUẤT KHẨU ĐI CÁC THỊ TRƯỜNG 80
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đưa hàng ra bên ngoài. Hình thức đưa hàng có thể là thông qua hệ thống bán lẻ quốc tế hay cũng có thể là các điểm bán trực tiếp của họ tại các nước. Mô hình này là mục tiêu cần hướng tới của đơn vị xuất khẩu, nếu thành công nó sẽ giúp đơn vị gia tăng lợi nhuận, tiết giảm chi phí, xây dựng được vị thế hình ảnh, tăng cường năng lực cạnh tranh và hoàn toàn chủ động trong chiến lược sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu , xâm nhập thị trường quốc tế gia tăng kim ngạch.
Kênh 4: Kênh hỗn hợp, ngoài 3 kênh chủ đạo trên còn có một số hình thức pha trộn kết hợp giữa các hình thức trên thông qua sự đan xen của các thành viên kênh, tùy thuộc vào từng thời điểm, diễn biến tình hình xuất khẩu và cạnh tranh.
2.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng TCMN
Đối với nền kinh tế quốc dân.
a) Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta trong mấy năm gần đây đã mang lại cho nước ta nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể trong năm 2003 Việt Nam đã xuất khẩu được gần 400 triệu USD, và tính đến tháng 4 năm nay, kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt trên 100 triệu USD, tăng 10% so với năm ngoái. Đây là nguồn thu ngoại tệ to lớn thực thu về cho đất nước từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền có sẵn trong tự nhiên và từ lực lượng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn nước ta.
Nhờ có nguồn vốn đó, các làng nghề truyền thống Việt Nam có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao cho ngành thủ công mỹ nghệ.
b)Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng hiện đại hoá
Chuyển dịch cơ cấu nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông thôn lên một bước về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất , cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm , cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập cua ra dân cư nông thôn bằng các nguồn lợi thu được từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Với mục tiêu như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành công nghiệp và cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc phát triển các làng nghề truyền thống dẫ có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển từ lao động sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp sang ngành nghề nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Ngay từ đầu khi nghề thủ công xuất hiện thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh còn có các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển.
Mặt khác có thể thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập va giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, dặc biệt là những sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và ngoài nước. Khi đó khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp , khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tăng lên.
Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm . Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú , đem lại thu nhập cao cho người lao động.
Như vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Sự phát triển lan toả của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xúât, thu hút rất nhiều lao động. Cho đếnnay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông nghiệp.
c) Tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết thông qua mặt sản xuất hàng xuất khẩu với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp tăng gía trị lao động tăng thu nhập quốc dân. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo nguồn để nhập nguồn vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của nhân dân và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động .
Trên phương diện xã hội đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đã kích thích việc phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay trong các làng nghề truyền thống bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động thường xuyên và 8 đến 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên nghề tạo việc làm cho 4 đến 6 lao động thường xuyên và 2 đến 5 lao động thời vụ. Đặc biệt ở nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 đến 250 lao động.
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Làng gốm bát tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2430 lao động của xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5500 đến 6000 lao động của các khu vực lân cận đến làm thuê.
Mặt khác, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã kéo theo sự phát triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Ngoài các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất trực tiếp còn có các dịch vụ khác như dịch vụ tín dụng ngân hàng.
Từ kinh nghiệm thực tiễn đã tính toán cho thấy cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 đến 4000 lao động chủ yếu là lao động tại các làng nghề nông thôn, trong đó có lao đông nông nhàn tại chỗ và các vùng lân cận( trong khi đó chế biến hạt điều thì 1 triệu USD kim ngạch xuất khẩu chỉ thu hút được 400 lao động).
Ngoài việc được coi là động lực gián tiếp giải quyết việc làm cho người lao động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động ở nông thôn. ở nơi nào có ngành nghề phát triển thì nơi đó thu nhập cao và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Nếu so sánh với mức thu nhập lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Bình quân thu nhập của 1 lao động trong hộ chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là 430000- 450000 đồng / tháng, ở hộ kiêm nghề từ 190000- 240000 đồng/ thá...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top