Download miễn phí Đồ án Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long





MỤC LỤC

----------------

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN I - CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SXKD 3

1.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

1.1.2. Phân biệt hiệu quả với kết quả sản xuất kinh doanh 4

1.1.3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 5

1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 7

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 9

1.2.1. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp 9

1.2.2. Các nhân tố từ bên ngoài doanh nghiệp 10

1.3. Nội dung phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh 12

1.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 12

1.4.1. Phương pháp so sánh đơn giản 12

1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 14

1.4.3. Phương pháp phân tích tương quan 16

1.4.4. Phương pháp phân tích chi tiết 16

1.5. Các dữ liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh 17

1.6. Các phương hướng chung nâng cao hiệu quả kinh doanh 17

1.6.1. Phương hướng giữ nguyên đầu vào, tăng kết quả đầu ra 18

1.6.2. Phương hướng giữ nguyên kết quả, tiết kiệm nguồn lực 18

1.6.3. Phương hướng tăng yếu tố đầu vào đồng thời tăng kết quả đầu ra 19

 

PHẦN II - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SXKD CỦA CÔNG TY CP VIỄN THÔNG THĂNG LONG 20

2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần viễn thông Thăng Long 20

2.1.1 Tên, điạ chỉ và quy mô của doanh nghiệp 20

2.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 21

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp 21

 2.1.4 Công nghệ sản xuất một số loại hàng hóa 22

 2.1.5 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 23

 2.1.6 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 24

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả SXKD của công ty CP Viễn thông ThăngLong 27

2.2.1. Đánh giá khái quát chung về kết quả HĐSXKD 31

2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 35

2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 43

2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 52

2.3. Nhận xét chung về hiệu quả SXKD của Công ty CP Viễn thông ThăngLong 67

PHẦN III - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD 70

3.1 Biện pháp 1: Xây dựng một chính sách lương thưởng hợp lý cho đội ngũ bán hàng 71

3.1.1. Mục đích của biện pháp 71

3.1.2. Căn cứ của biện pháp 71

3.1.3. Nội dung của biện pháp 72

3.1.4. Hiệu quả của biện pháp 73

3.2 Biện pháp 2 : Nâng cao năng lực đấu thầu 75

3.2.1 Mục đích của biện pháp 75

3.2.2 Căn cứ của biện pháp 75

3.2.3 Nội dung của biện pháp 78

3.2.4 Hiệu quả của biện pháp 79

3.3 Tổng hợp của cả hai biện pháp 83

PHẦN KẾT LUẬN 84

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ang có chiều hướng đi xuống. Mặc dù trong hai năm gần đây, công ty luôn làm ăn có lãi nhưng cụ thể lợi nhuận thu về là rất thấp nếu so với giá trị tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh. Nếu cứ tiếp tục duy trì tình trạng kinh doanh như hiện tại mà không áp dụng các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trong một vài năm tới, công ty sẽ thực sự gặp khó khăn.
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Cũng giống như tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long coi việc hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là vấn đề sống còn quyết định sự phát triển và tồn tại của mình. Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu động lực thúc đẩy sự phát triển và được công ty coi trọng trong xây dựng kế hoạch chiến lược. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà công ty có được nhờ thực hiện kinh doanh. Lợi nhuận chính là kết quả cuối cùng mà công ty muốn đạt được.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để thu được những kết quả cao nhất về lợi nhuận hay doanh thu thì mỗi doanh nghiệp đều phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau. Các chi phí này được gọi chung là chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long được chia thành năm yếu tố là:
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền.
Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long nghĩa là xét sự ảnh hưởng của các yếu tố chi phí trên tới sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS).
Căn cứ để tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng chi phí là vì giữa chi phí, lợi nhuận và doanh thu có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ này được biểu diễn qua công thức sau :
ROS =
LN
=
DT – CP
= 1 –
1
= 1 –
1
DT
DT
DT
SSXCP
CP
2.2.2.1. Sức sinh lợi của doanh thu
Sức sinh lợi của doanh thu ROS = cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần mà công ty thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Giá trị ROS của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong hai năm gần đây đã có những biến động và được xác định như trong bảng sau:
Bảng 2.6 : Sự biến động của ROS
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm
Tăng giảm
2005
2006
Tuyệt đối
%
1
Doanh thu thuần
105.776,9
108.329,3
2.552,6
2,36%
2
Lợi nhuận trước thuế
319,9
329,9
10,0
3,1%
3
ROS
= (2)/(1)
0,30%
0,303%
0,003%
(Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ)
Qua bản số liệu trên ta thấy:
ROS có chiều hướng gia tăng. Cụ thể là năm 2006, cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thì có 0,303 đồng lợi nhuận trước thuế tăng hơn so với năm trước đó là 0,003 đồng. Như vậy, rõ ràng là sức sinh lợi của doanh thu thuần trong năm vừa qua đã tăng lên tuy mức tăng là không nhiều.
Để hiểu rõ hơn, ta sẽ xác định ảnh hưởng của sự biến động từng nhân tố lợi nhuận và doanh thu đến chỉ tiêu ROS:
+ Lợi nhuận trước thuế tăng 10,0 triệu đồng làm cho ROS tăng một lượng là:
ROS(LN) = x100 - x100 = 0,31 – 0,30 = 0,01 (%)
+ Doanh thu thuần tăng 2.386,6 triệu đồng làm cho ROS giảm một lượng là:
ROS(DT) = x100 - x100 = 0,303 – 0,31 = -0,007 (%)
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm ROS tăng một lượng là:
ROS = ROS(LN) + ROS(DT) = 0,01 - 0,007 = 0,003 (%)
Bảng 2.7: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ROS
Chỉ tiêu
Mức độ ảnh hưởng
% ảnh hưởng
ROS
0,003%
100%
Các nhân tố ảnh hưởng
Lợi nhuận trước thuế
0,01%
333%
Doanh thu thuần
-0,007%
-233%
Nhận xét: Lợi nhuận trước thuế tăng lên và doanh thu thuần giảm đi đều có ảnh hưởng tích cực khiến sức sinh lợi của doanh thu thuần tăng.
2.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Hiện tại, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long đang sản xuất và kinh doanh mặt hàng chính là dây và cáp viễn thông. Tuy nhiên, sản phẩm dây, cáp viễn thông rất đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại khác nhau. Vì sản phẩm của công ty rất đa dạng nên rất khó để tập hợp doanh thu theo từng mặt hàng. Do đó, để xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động của doanh thu, ta sẽ tập hợp doanh thu theo nguyên liệu cấu thành sản phẩm. Sản lượng các loại dây, cáp điện được quy đổi ra cùng đơn vị tính là (m) chiều dài. Theo cách phân loại này, ta tập hợp được doanh thu của công ty theo sản phẩm trong hai năm gần đây như sau:
Bảng 2.8: Bảng tập hợp doanh thu theo sản phẩm
Loại sản phẩm
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
Tăng giảm
2005
2006
Tuyệt đối
%
Các loại cáp
viễn thông
Doanh thu
1.000đ
104.748.726
107.515.732
2.154.262
3,70%
Sản lượng
m
2.405.442
2.374.776
-30.666
-2,20%
Giá bình quân
1.000đ/m
43,55
45,27
1,73
3,97%
Sản phẩm khác
Doanh thu
1.000đ
1.028.146
813.572
-214.574
-20,90%
Tổng doanh thu
1.000đ
105.776.872
105.776.872
108.329.304
2.552.432
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
+ Cơ cấu doanh thu theo loại sản phẩm của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong hai năm vừa qua vần không có nhiều thay đổi. Doanh thu từ các loại dây, cáp viễn thông luôn chiếm tỷ trọng trên 98% tổng doanh thu. Doanh thu từ các loại sản phẩm khác có tỷ trọng rất nhỏ (chưa đến 1%).
+ Tổng doanh thu của công ty trong năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 chủ yếu là do doanh thu từ các mặt hàng dây, cáp viễn thông tăng. Mặc dù sản lượng dây cáp có giảm song giá bình quân lại tăng nên doanh thu vẫn tăng. Doanh thu của mặt hàng dây, cáp viễn thông đã tăng hơn 2,1 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 3,7%. Bên cạnh đó, doanh thu từ các sản phẩm khác cũng đã giảm. Tuy tốc độ giảm doanh thu của các sản phẩm khác là rất lớn (20,9%) nhưng do tỷ trọng của loại mặt hàng này là nhỏ nên ảnh hưởng của nó đến sự biến động của doanh thu là không lớn lắm. Trong năm 2006, doanh thu của sản phẩm dây, cáp viễn thông tăng so với năm trước đó. Chính sự gia tăng này đã góp phần làm tổng doanh thu tăng 2,36%.
+ Từ bảng số liệu trên ta còn thấy, nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động về doanh thu theo từng loại sản phẩm là do sản lượng và giá bán đã có sự thay đổi trong hai năm qua. Cụ thể là sản lượng sản phẩm dây, cáp viễn thông giảm 2,2%. Bên cạnh đó, giá bán bình quân của các loại sản phẩm lại có xu hướng tăng. Sản lượng giảm 2,2% song giá bán bình quân dây và cáp viễn thông đều tăng 3,97% nên doanh thu tăng lên.
Tác động của sản lượng và giá bán đến doanh thu loại sản phẩm dây, cáp viễn thông ( DTCa )
- Sản lượng giảm 30.667 m làm cho doanh thu giảm một lượng là:
DTCa(SL) = 2.374.776 x 43,55 - 2.405.442 x 43,55 = -1.335.399 (1000đ)
- Giá bán bình quân tăng 3.680đ làm cho doanh thu tăng một lượng là:
DTCa(GB) = 2.374.776 x 45,27 - 2.374.776 x 43,55 = 4.102.405 (1000đ)
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm doanh thu tăng một lượng là:
DTCa = DTCa(SL) + DTCa(GB) = - 1.335.399 + 4.102.405
= 2.767.006 (1000đ)
Bảng 2.9 : Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến DTCa
Chỉ tiêu
Mức độ ảnh hưởng
% ảnh hưởng
DTCa
2.767.006.000 đ
100%
Các nhân tố ảnh hưởng
Sản lượng
-1.335.399.000 đ
-48%
Giá bán bình quân
4.102.405.000 đ
148%
Nhận xét: Sản lượng loại sản phẩm dây, cáp viễn thông giảm đi song giá bán bình quân lại tăng lên . Phần trăm ảnh hưởng của nhân tố giá bán bình quân là rất lớn so với yếu tố sản lượng nên tổng hợp lại, doanh thu của loại mặt hàng này vẫn tăng 2.767.006.000 đ.
2.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận không chỉ là hệ quả của các quyết định quản trị trong quá trình sản xuất kinh doanh mà quan trọng hơn, nó còn là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Gia tăng lợi nhuận cũng chính là gia tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động của các chỉ tiêu lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trước thuế của công ty.
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu lợi nhuận
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Tăng giảm
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
3,613,446
5,693,621
2,080,175
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
-3,293,588
-5,371,678
-2,078,090
Lợi nhuận bất thường
0
8,000
8,000
Tổng lợi nhuận trước thuế
319,858
329,943
10,085
(Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ)
Nhận xét: Qua bản số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của công ty có tăng lên tuy không nhiều là do tác động tích cực của việc tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận bất thường. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 đã tăng hơn 2 tỷ đồng so với năm trước đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động tài chính không những thường xuyên mang dấu âm mà thậm chí chỉ tiêu này của năm 2006 còn giảm mạnh. Doanh thu từ hoạt động tài chính không đủ bù đắp cho chi phí nên phải lấy lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh bù vào. Chính vì vậy mà tổng hợp hai khoản lợi nhuận này lại chỉ làm lợi nhuận trước thuế tăng lên 2 triệu đồng. Khoản lợi nhuận bất thường trong năm 2005 không hề có nhưng đã tăng lên 8 triệu đồng năm 2006 tuy có tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận nhưng lại là phần lớn giá trị của lợi nhuận trước thuế tăng lên.
2.2.2.4. Sức sản xuất của chi phí
Sức sản xuất của chi phí SSXC...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chọn một doanh nghiệp bất kỳ tại Việt Nam, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa và đạo đức kinh doanh Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH IMC của bột GIẶT OMO và PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH IMC Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích liên minh chiến lược của apple: case study với microsoft và paypal Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top