paradiseofdream_rin13
New Member
Download miễn phí Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam
Như vậy, so với mức chuẩn đưa ra, nhìn chung trên số lượng tổng thể Công ty VCC có cơ cấu quản lý chất lượng nhân lực theo ba lực lượng này chưa thật phù hợp vì cơ cấu lãnh đạo quản lý còn quá đông, cần tổ chức lại mô hình hoạt động để giảm bớt cán bộ quản lý vì thực tế hiện nay của Công ty có những xí nghiệp chỉ có 25 lao động nhưng vẫn có 01 trưởng và 01 hay 02 phó giám đốc, trong khi chức năng công việc của các đơn vị này giống nhau. Do vậy công ty có thể sát nhập các trung tâm nhỏ thành một trung tâm lớn gồm các nhóm chuyên môn hoá, làm giảm được số lượng cán bộ quản lý, đảm bảo chỉ huy tập trung cao, nhanh chóng, chính xác là một trong những tiêu chí rất quan trọng của một công ty tư vấn.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-07-luan_van_phan_tich_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_D3HXfY4teA.png /tai-lieu/luan-van-phan-tich-va-de-xuat-mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-nhan-luc-cua-cong-ty-tu-van-xay-dung-cong-nghiep-91823/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Các đơn vị trực tiếp sản xuất:
Công ty tổ chức khối sản xuất thành 05 xí nghiệp, 08 trung tâm, 02 chi nhánh: miền Nam (trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh), Miền Trung và Tây Nguyên (trụ sở tại thành phố Đà Nẵng) với hình thức sản phẩm tư vấn tổng hợp, hạch toán nội bộ trực thuộc Công ty VCC.
Các đơn vị này đều được bổ nhiệm giám đốc, các phó giám đốc giúp việc nhằm điều hành đơn vị theo sự uỷ quyền của Giám đốc công ty và đều hạch toán nội bộ
Việc quản lý, sản xuất, kinh doanh của công ty được thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng. Các đơn vị cấp dưới là những pháp nhân không đầy đủ, không tự chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về quá trình sản xuất kinh doanh của mình mà trách nhiệm chủ yếu thuộc về giám đốc Công ty VCC.
2.1.3. Tình hình hiệu quả kinh doanh của Công ty VCC
Mục tiêu hoạt động của Công ty VCC đã được xác định là xây dựng Công ty trở thành đơn vị tư vấn thiết kế chủ lực của nghành xây dựng, Công ty đã phát huy và mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực thẩm định, lập dự án đầu tư , dịch vụ tư vấn thiết kế cho các công trình nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Sản phẩm của Công ty được các đối tác chấp nhận và đánh giá cao, các sản phẩm đều được thực hiện trên máy tính, máy vẽ và phần mềm tính toán theo tiêu chuẩn của người đặt hàng.
Qua từng năm, Công ty đã phát triển không ngừng về mặt tư vấn thiết kế, nghiên cứu khoa học, tăng trưởng về sản lượng doanh thu và chất lượng dịch vụ tư vấn, thị trường ngày càng mở rộng và ổn định, việc làm cho CBCNV bảo đảm, đời sống ngày càng được cải thiện. Điều này thể hiện trong các bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh từ năm 2003-2005
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Lợi nhuận (tr. đ)
3.622
4.862
5.177
2
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu
23,75%
27,96 %
26,25%
3
Tỷ suất lợi nhuận so với tổng tài sản
8,34 %
10,19%
8,93%
4
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí sản xuất kinh doanh
35,96%
43,68%
42,84 %
Nhận xét:
Năm 2005 lợi nhuận của công ty tăng nhưng các chỉ tiêu khác đều bị giảm so với năm 2004 do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do Công ty ký hợp đồng thực hiện các dự án ở các địa điểm xa, chi phí đi lại, khảo sát hiện trường và giám sát tác giả (theo Luật Xây dựng) do vậy cũng cao hơn rất nhiều so với các hợp đồng cùng loại nhưng được thực hiện tại các địa điểm gần Hà nội. Một số công trình đã không đạt tiến độ và chất lượng không đảm bảo nên đã bị chủ đầu tư phạt hợp đồng, nguyên nhân sâu xa là do trình độ chuyên môn của các kiến trúc sư, kỹ sư, trình độ quản lý của lực lượng lãnh đạo quản lý chưa nhanh nhạy, bố trí công việc còn chồng chéo nhau, chưa có tinh thần làm việc theo nhóm.
- Tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, chỉ số này càng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Chỉ số này của Công ty năm 2003, 2004 tăng lên nhưng năm 2005 bị giảm xuống do nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên.
- Do có nhiều công ty tư vấn xây dựng tham gia cạnh tranh đấu thầu, nhiều khi thắng thầu nhưng lợi nhuận thấp chỉ giải quyết được mục tiêu công ăn việc làm vì giá thắng thầu thấp, có nhiều công trình phải giảm giá tư vấn tới 40%.
- Do chậm trễ trong quá trình thanh quyết toán công trình, nhiều công trình đã nghiệm thu bàn giao nhưng Chủ đầu tư chậm thanh toán, có công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đến 4, 5 năm nhưng vẫn chưa thu được nợ.
- Do công ty đang xây dựng trụ sở làm việc mới nên hầu hết các đơn vị trong công ty phải bỏ ra một khoản tiền thuê trụ sở làm việc với giá rất cao điều này cũng làm tăng chi phí sản xuất.
- Công ty chưa đảm nhiệm được tư vấn chính cho các dự án có vốn nước ngoài, nhiều trường hợp liên danh, liên kết với nước ngoài chỉ để làm nhà thầu phụ với từng công việc có lợi nhuận không cao .
- Qui mô và trình độ năng lực tư vấn giữa các đơn vị không đồng đều, chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp, còn yếu về kinh nghiệm xử lý các vấn đề xã hội học, phân tích tài chính, kinh tế dự án, phân tích pháp luật liên quan đến dự án công trình...
Như vậy Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh công tác chuẩn bị lực lượng với tốc độ khẩn trương đi vào chiều sâu cả về con người và thiết bị để đủ sức cạnh tranh và phát triển. Tuyển dụng thêm các kỹ sư trẻ có năng lực, trang bị thêm máy tính, các phần mềm tính toán chuyên ngành và có bản quyền, từng bước nâng cao, cải tiến mô hình tổ chức sản xuất để phù hợp với quy mô công việc và yêu cầu về tiến độ và chất lượng của khách hàng.
2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực của Công ty tư vấn xây dựng VCC
Bảng 2.2: Nhân lực của Công ty VCC năm 2005
Đơn vị: người
TT
Chuyên ngành
Số lượng (người)
1
Kiến trúc sư
109
2
Kỹ sư xây dựng
108
3
Kỹ sư công nghệ, thiết bị
9
4
Kỹ sư điện
15
5
Kỹ sư cấp, thoát nước
16
6
Kỹ sư cầu đường
17
7
Kỹ sư thông gió cấp nhiệt - môi trường
10
8
Kỹ sư hoá silicát
2
9
Kỹ sư đo đạc, khảo sát và kiểm định
10
10
Kỹ sư tin học
6
11
Kỹ sư kinh tế
22
12
Cử nhân kinh tế
26
13
Cử nhân luật
2
14
Cử nhân ngoại ngữ
6
15
Nhân viên kỹ thuật và công nhân
53
Tổng cộng:
421
Theo cơ sở lý luận, chất lượng nhân lực của doanh nghiệp được xem xét, đánh giá bằng cách xem xét phối hợp kết quả đánh giá từ 3 phía: mức độ đạt chuẩn, chất lượng công việc và hiệu quả hoạt động của cả tập thể.
2.2.1. Thực trạng chất lượng nhân lực theo cơ cấu giới tính:
Phân công lao động theo giới tính rất cần thiết cho việc phân tích và thiết kế các biện pháp cụ thể trong quản lý kinh doanh, tỷ lệ lao động nam và nữ được bố trí hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Công ty, như sẽ cải thiện được bầu không khí làm việc tập thể, cải thiện quan hệ lao động nội bộ, thực hiện được việc bố trí ưu tiên cho yếu tố sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực theo giới tính
Theo giới tính
Số lượng
31/12/2005 (người)
Cơ cấu (%) hiện có
Cơ cấu chuẩn (%)
Nam
315
74,8%
70
Nữ
106
25,2%
30
Tổng
421
100
100
Yêu cầu công việc của Công ty VCC chủ yếu là thiết kế, đặc trưng của công việc này đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn, có kỹ năng tính toán, có đầy đủ kiến thức về công việc, kiên nhẫn và giao tiếp tốt là điều kiện cần có ở người kỹ sư tư vấn vì phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và kỹ sư tư vấn vừa có vai trò nghề nghiệp nhưng cũng vừa có vai trò kinh doanh. Điều kiện làm việc của người lao động chủ yếu là làm việc trong văn phòng, do vậy nhiều vị trí thích hợp cho nữ hơn là nam. Ngoài số lao động nữ ở các phòng ban, Công ty cần đến các kỹ sư nữ cho công việc như lập dự toán, thiết kế điện, nước... tính chất của các công việc này cần đến sự kiên nhẫn và tính chính xác cao.
Cơ cấu lao động theo giới của Công ty hiện nay nam nhiều hơn nữ. Để tạo được một tập thể năng động, hài hoà, luôn phát triển Công ty nên tăng tỷ lệ lao động nữ.
2.2.2. Thực trạng chất lượng nhân lực theo cơ cấu khoảng tuổi:
Mỗi con người là một xã hội thu nhỏ, do vậy khi có các đặc điểm tâm lý của các độ tuổi là một tiêu chí để tổ chức, phân công lao động trong Công ty. Qúa trình đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước diễn ra mạnh mẽ tác động không nhỏ đến cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty.
Ngành nghề của Công ty VCC đòi hỏi phải có lao động giỏi và kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn, hiểu biết rộng và cập nhật được nhiều thông tin, có khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường, am hiểu thực tế... Hiện tại cơ cấu lao động của công ty đang chuyển dịch theo hướng trẻ hoá đội ngũ lao động.
Bảng 2.4: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi
Khoảng tuổi
Số lượng
2005(người)
Cơ cấu
thực tế
Cơ cấu chuẩn
Đánh giá mức độ đáp ứng
< 30 tuổi
161
38 %
30 %
Thừa
30 - 39 tuổi
112
27 %
35 %
Thiếu
40 - 49 tuổi
71
17 %
25 %
Thiếu
50 - 59 tuổi
77
18 %
10 %
Thừa
Tổng cộng
421
100%
100%
Theo bảng trên, trong một doanh nghiệp thì cơ cấu lao động theo độ tuổi lý tưởng nhất chia thành các nhóm như sau:
- Dưới 30 tuổi: Là những lao động trẻ, ham học hỏi, có khả năng sáng tạo, tinh thần sẵn sàng làm việc và khả năng thích ứng cao.
- Từ 30 - 39 tuổi: Là những lao động có cả sức trẻ và một phần kinh nghiệm. Họ là những người có khả năng cống hiến lớn nhất về chất lượng cũng như sáng tạo trong công việc tư vấn.
- Từ 40 - 49 tuổi: Là những lao động đạt được độ chín về trình độ học vấn cũng như chuyên môn kỹ thuật và có nhiều ý kiến tham mưu sâu sắc và chính xác với ban lãnh đạo cũng như với khách hàng.
Từ 50 - 59 tuổi: Là những lao động đã có sự suy giảm về sức khỏe và năng suất làm việc. Tuy nhiên những lao động này lại có rất nhiều kinh nghiệm thực tế, rất quý báu trong hoạt động tư vấn.
Như vậy, so sánh với số liệu của Công ty VCC cho thấy số lao động trẻ tuổi (dưới 30 tuổi) và từ 50 - 59 tuổi là quá nhiều, vượt khoảng 8% so với mức chuẩn, trong khi số lao động trong độ tuổi từ 30 - 39 và từ 40 - 49 lại ít hơn so với mức chuẩn.
Lực lượng trẻ nhiều, năng lực tiềm tàng rất l...