Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. Mở bài
B. Nội dung
I. Khái quát về Liên hợp quốc
II. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
1. Khái niệm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
2. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
a. Tham gia vào quá trình hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
b. Trong trường hợp có sự đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình và có hành vi xâm lược
c. Tiến hành các hoạt động giữ gìn hoà bình
d. Hoạt động chống nguy cơ khủng bố quốc tế
3. Một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
C. Kết luận
Tài liệu tham khảo 2
2
2

3
3

3
3


4
6
8

11
14
15



A. Mở bài
“ Chúng tôi, nhân dân các nước liên hợp lại, quyết tâm: phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần trong một đời người, gây cho nhân loại đau thương, không kể xiết…” Đây là lời nói đầu đầy sức thuyết phục của Hiến chương Liên hợp quốc. Những cuộc chiến đẫm máu, những cuộc đời, những số phận nhỏ bé, sống lay lắt, tủi nhục… Không ai muốn những thứ đó, cái mà loài người cần đó là Hoà bình. Đây là nguyện vọng tha thiết và chính đáng của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Hòa bình cũng được xem là nền tảng để duy trì và phát triển các quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia và là xu thế tất yếu của thời đại. Một trong những tổ chức quốc tế đa phương toàn cầu lớn nhất hiện nay đó là Liên hợp quốc. Từ khi thành lập, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế đã được các quốc gia thành viên xác định là tôn chỉ, mục đích quan trọng nhất mà Liên hợp quốc theo đuổi (Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc). Như vậy Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng và chủ chốt trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. Vì thế nhóm em đã chọn đề tài “Phân tích vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.
B. Nội dung:
I. Khái quát về Liên hợp quốc:
Liên hợp quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương Liên hợp quốc 24/10/1945. Liên hợp quốc trở thành một tổ chức trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ 51 thành viên ban đầu đến nay, Liên hợp quốc đã có 192 thành viên. Mục đích của Liên hợp quốc là:
-Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;
-Phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết;
-Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo…;
- Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được mục đích nói trên;
Ngay từ khi thành lập, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế đã được các quốc gia thành viên xác định là tôn chỉ, mục đích quan trọng nhất mà Liên hợp quốc theo đuổi (Điều 1 Hiến chương LHQ). Để thực hiện những nhiệm vụ và đạt được những mục đích đã đề ra, các cơ quan của Liên hợp quốc đều được trao những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Hiến chương Liên hợp quốc quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm những cơ quan chính sau: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế- xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư kí.
II. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
1. Khái niệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Gìn giữ hoà bình là việc “sử dụng các lực lượng do nhiều quốc gia đóng góp để đạt nhiều mục đích khác nhau: Quan sát giới tuyến ngừng bắn và giám sát ngừng bắn, cách ly các lực lượng xung đột, thúc đẩy thực hiện luật pháp và trật tự, cung cấp hỗ trợ, giúp đỡ nhân đạo”.
2. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, nhiệm vụ giữ gìn hoàn bình và an ninh quốc tế được đảm bảo thực hiện thông qua Đại hội đồng và Hội đồng bảo an, trong đó Hội đồng bảo an là cơ quan chịu trách nhiệm chính. Vai trò duy trì hoà bình và an ninh quốc tế của hai cơ quan này được thể hiện như sau:
a. Tham gia vào quá trình hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế:
Tranh chấp là mặt trái của hoạt động hợp tác quốc tế, nhất là khi quan hệ hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng thì tranh chấp càng có cơ hội để phát sinh. Khi tranh chấp xảy ra thì Đại hội đồng và Hội đồng bảo an phải phát huy vai trò của mình.
Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Khi có tranh chấp hay tình thế tranh chấp phát sinh Hội đồng bảo an có quyền điều tra để xác định xem tranh chấp hay tình thế tranh chấp ấy nếu kéo dài có thể đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế không” (Điều 34 Hiến chương LHQ). Khi tranh chấp có khả năng đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế thì Hội đồng bảo an sẽ kêu gọi các bên tự kiềm chế để tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hoà bình như: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án hay sử dụng tổ chức hay hiệp định khu vực hay bằng các biện pháp hoà bình khác theo sự lựa chọn của các bên liên quan (Điều 33 Hiến chương LHQ).
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng bảo an trước hết dành quyền chủ động tích cực cho chính các bên tranh chấp. Trong trường hợp việc dành quyền chủ động cho các bên không đem lại hiệu quả thì khi đó Hội đồng bảo an có quyền áp dụng bất kỳ thủ tục hay cách giải quyết tranh chấp nào mà Hội đồng bảo an đánh giá là hợp lý để giải quyết nhanh chóng, dứt điểm tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho tất cả các bên liên quan. (Điều 37 Hiến chương LHQ).
Như vậy, không phải mọi tranh chấp đều được xem xét giải quyết tại Hội đồng bảo an mà chỉ những tranh chấp có khả năng đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế thường là các tranh chấp có tính chất chính trị như tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với dân cư, lãnh thổ, tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các bên… thì Hội đồng bảo an mới xem xét giải quyết.
Theo quy định của Điều 11 Hiến chương Liên hợp quốc thì Đại hội đồng có thể xem xét những nguyên tắc chung; thảo luận mọi vấn đề liên quan; lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại đến hoà bình và an ninh quốc tế. Dựa trên vai trò chung đó, trong việc hoà bình giải quyết tranh chấp, Đại hội đồng cũng được quyền giải quyết những việc mà Đại hội đồng lưu ý tới. Đó là những lưu ý của mọi thành viên Liên hợp quốc đến một vụ tranh chấp hay một tình thế có tính chất quy định ở Điều 34, hay lưu ý của một quốc gia không phải là thành viên đến mọi tranh chấp mà trong đó họ là đương sự (Điều 35 Hiến chương LHQ).
b. Hành động trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hay có hành vi xâm lược
Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc có thẩm quyền và nghĩa vụ phải hành động trong những trường hợp có sự đe dọa, phá hoại hoà bình hay hành vi xâm lược.
Điều 39 Hiến chương Liên hợp quốc quy định Hội đồng bảo an có trách nhiệm xem xét, xác định mọi tình hình xem liệu tình hình cụ thể nào đó có đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình hay là hành vi xâm lược hay không. Sau đó, Hội đồng bảo an sẽ ra nghị quyết trước khi áp dụng các biện pháp để duy trì hoà bình, khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.
Ví dụ: Tháng 8 năm 1990, Irắc xâm chiếm Cô Oét, sau khi xác định tình hình thực tế, Hội đồng bảo an đã ra Nghị quyết 660 nêu rõ hành vi của Irắc là hành vi xâm lược và yêu cầu Irắc phải rút quân khỏi Cô Oét.
Điều 40 Hiến chương Liên hợp quốc cho phép Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của tình hình. Những biện pháp tạm thời ấy không được phương hại đến các quyền, lợi ích hay tình trạnh của các bên hữu quan. Đó là các biện pháp ngừng bắn, đưa quân đội trở về vị trí xuất phát ban đầu, rút quan khỏi vùng chiến đấu, thiết lập giới tuyến tạm thời, thiết lập các khu vực phi quân sự.
Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “nếu tình hình tiếp tục phát triển xấu đi, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp phi vũ trang như cắt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín và các phương tiện thông tin khác kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với những quốc gia đã thực hiện hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình hay hành vi xâm lược”.
Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc quy định nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp trừng phạt trên không thích hợp hay đã mất hiệu lực Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của không quân, hải quân, lục quân để tiến hành những cuộc biểu dương lực lượng những biện pháp phong tỏa hay những cuộc hành quân khác mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Ngoài ra Điều 43 Hiến chương Liên hợp quốc đã qui định: “để góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế tất cả các hội viên Liên hợp quốc cam kết khi Hội đồng bảo an yêu cầu và thể theo một hay những hiệp định đặc biệt cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, viện trợ và các phương tiện phục vụ kể cả việc cho quân đội Liên hợp quốc đi qua lãnh thổ của mình khi cần thiết cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.
c. Tiến hành các hoạt động giữ gìn hòa bình
Hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc là các biện pháp có tính chất đem lại hòa bình, với sự tham gia của các thành viên quân sự, nhằm mục đích làm ổn định tình hình trong khu vực xung đột, tạo ra những điều kiện thuận lợi để giải quyết xung đột một cách hòa bình cũng như khôi phục trở lại và duy trì hòa bình.
C. Kết luận:
Trong những năm qua thế giới đã chứng kiến và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hàng loạt cuộc khủng hoảng, từ các thảm họa thiên nhiên tới các biến động kinh tế - xã hội. Trước những thử thách đó, Liên hợp quốc đã chứng tỏ vai trò không thể phủ nhận trong việc tập hợp các nguồn lực và phối hợp các nguồn lực toàn cầu để giải quyết các vấn đề này. Trong một thế giới với những thách thức phức tạp, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế mà tất cả các nước thành viên, dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu, đều có thể trông cậy. Liên hợp quốc - tổ chức duy nhất có thành viên trên khắp thế giới, có phạm vi can thiệp và tính hợp pháp trên toàn cầu - sẽ có vị thế tốt hơn để chỉ đạo và phối hợp những nỗ lực toàn cầu trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hiện nay, đặc biệt là trong vấn đề duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích vai trò của lời nói, tiếng động, âm nhạc trong báo chí phát thanh Văn học 0
D phân tích vai trò của thực tiễn đối với lí luận Văn hóa, Xã hội 0
N Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ Khoa học Tự nhiên 0
L Phân tích vai trò của ODA và FDI vào Việt Nam trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích vai trò của từng lực lượng bên ngoài thúc đẩy sự thay đổi kinh doanh và quản lý .Mối quan hệ giữa các lực lượng ấy Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế xã hội và liên hệ ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích vai trò của nhà nước trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ ch Kinh tế quốc tế 0
H PHÂN TÍCH LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN vai trò của truyền thông với xã hội và văn hóa Tài liệu chưa phân loại 0
C Phân tích vai trò chiến đấu của lực lượng phòng không không quân trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12 - 1972 Tài liệu chưa phân loại 0
N Phân tích vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top