Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế
thị trường phát triển. TTCK là chiếc cầu vô hình nối liền giữa cung và cầu vốn trong
nền kinh tế. Một thị trường chứng khoán lành mạnh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện

khai thác tốt các tiềm năng kinh tế, tạo sự lành mạnh trong việc thu hút và phân
phối vốn trong nền kinh tế có hiệu quả nhất.
I. Những mặt tích cực của thị trường chứng khoán
1. TTCK là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn
tiết kiệm vào đầu tư.
Vai trò đầu tiên của TTCK là thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân
để hình thành các nguồn vốn đầu tư lớn có khả năng tài trợ cho các dự án
đầu tư phát triển dài hạn nền kinh tế cũng như tài trợ tăng vốn để sản xuất kinh
doanh.TTCK tạo nên 1 môi trường lành mạnh,các cơ hội thuận tiện để người dân
sử dụng tiền tiết kiệm một các tích cực mang lại hiệu quả qua việc đầu tư vào các
loại chứng khoán,mặt khác khiến cho dân cư có thể theo dõi hoạt động của các
công ty được niêm yết trên sàn giao dịch.TTCK có thể sinh lời nhanh chóng nên sẽ
thu hút được 1 phần lớn khoản tiền trong nhân dân và gây ra ý muốn tiết kiệm để
đưa tiền vào đầu tư.Ngoài ra trong xã hội cũng tồn tại các trung gian tài chính
khác như:ngân hàng đầu tư,ngân hàng thương mại,các quỹ bảo hiểm…đều có mục
đích khuyến khích tiết kiệm,nhưng các quỹ tiền tệ này cũng chỉ phát huy hết tác
dụng của nó khi có 1 TTCK hoạt động song hành với nói.Vì thế có thể nói TTCK là
công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm ấy vào
đầu tư.Đối với nước ta,khi mà các nguồn vốn lớn còn tiềm tàng trong nhân dân
chưa được đưa vào sản xuất kinh doanh thì việc cần có 1 TTCK song hành với sự ra
đời của các công ty cổ phần là một chiến lược kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.
2. TTCK đảm bảo tính thanh khoản.
Tính thanh khoản của các chứng khoán được đảm bảo trên thị trường sơ cấp.TTCk
đảm bảo cho việc chuyển nhanh chóng thành tiền mặt của các chứng khoán có
giá,chi phí về tiền và thời gian để chuyển là rất thấp.Chứng khoán càng hấp dẫn
thì tính thanh khoản càng cao.Đây chính là 1 yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư
đến với thị trường chứng khoán
3. TTCK là phương tiện huy động vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh
chóng nền kinh tế
Chức năng cơ bản của TTCK là công cụ huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế và
tăng tiếc kiệm quốc gia thông qua việc phát hành và luân chuyển chứng khoán có
giá. Việc mua đi bán lại chứng khoán trên TTCK đã tạo điều kiện di chuyển vốn từ
nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, tạo điều kiện chuyển hướng đầu tư từ ngành này
sang ngành khác, từ đó góp phần điều hòa vốn giữa các ngành kinh tế, phá vỡ
“tính ỳ” của đầu tư trong sản xuất tạo ra những động năng trong sản xuất kinh
doanh, góp phần tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều của nền kinh tế.
TTCK là một định chế rất cơ bản trong hệ thống thị trường tài chính, là chất xúc
tác quan trọng trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy các hoạt
động kinh tế.
4. TTCK tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài

Không chỉ thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư,TTCK còn là 1 công cụ hữu
hiệu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Việc đầu tư vốn từ nước ngoài có
thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có đầu tư vốn thông qua
TTCK. Đây là hình thức đầu tư dễ dàng và hữu hiệu. Với nguyên tắc công khai,
TTCK là nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể theo dõi và nhận định một cách
dễ dàng hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, TTCK
thu hút vốn thong qua mua bán chứng khoán, từ đó tạo môi trường đầu tư thuận
lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Họ chỉ cần bỏ vốn đầu tư bằng cách mua cổ
phiếu hay trái phiếu trên thị trường. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang
diễn ra trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên thế giới. Dòng chảy nguồn
vốn quốc tế sẽ đi tới thị trường an toàn, có tính luân chuyển cao và thuận lợi nhất.
Mặt khác, nếu không có chính sách khống chế và biện pháp quản lý tốt thì các nhà
đầu cơ tiền tệ, đầu cơ chứng khoán quốc tế sẽ có khả năng chi phối thị trường của
các nước nhận đầu tư, gây ra những hậu quả không tốt tới nền kinh tế.
5. TTCK kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh và có hiệu
quả hơn
Với nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể
theo dõi, đánh giá, kiểm soát các công ty một cách dễ dàng. Đồng thời, với sự tự
do lựa chọn của nhà đầu tư trong việc mua hay bán chứng khoán, loại chứng
khoán của công ty nào, các doanh nghiệp muốn huy động được vốn và duy trì vốn
hoạt động thong qua TTCK phải tính toán, làm ăn đàng hoàng, lành mạnh và có
hiệu quả ngày càng cao. Nếu không thì doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh
nghiệp sẽ được quyết định bởi thị trường.
6. TTCK là phương tiện giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế, tài chính.
Một tronh những mục tiêu của chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước là ổn
định và phát triển kinh tế. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính quan trọng để
Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của mình. Bên cạnh việc tăng
thu ngân sách từ thuế, Nhà nước thường sử dụng biện pháp trái phiếu Nhà nước
– một hình thức tín dụng nhà nước Nhà nước, trong đó Nhà nước vay tiền của
công chúng. Như vậy, TTCK chính là phương tiện giám sát tình hình hoạt động của
Ngân sách Nhà nước.
Về kinh tế, việc Nhà nước vay tiền của dân có ý nghĩa lớn về kinh tế và chính trị
vì Nhà nước có thể quản lý cung tiền tệ, thực hiện được mục tiêu ổn định tiền tệ,
kiểm soát lạm phát, lành mạnh nền tài chính quốc gia.Trong những trường hợp
cần thiết,NHTW với vai trò điều tiết hệ thống tiền tệ sẽ bán trái phiếu kho bạc với
lãi suất cao để thu bớt số vốn đang lưu hành,làm giảm áp lực lạm phát.Tuy nhiên
biện pháp phát hành trái phiếu chính phủ ở Việt Nam không mang lại nhiều hiệu
quả,mua trái phiếu chính phủ không phải là dân cư mà chủ yếu là các doanh
nghiệp và các ngân hàng thương mại
7. TTCK là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong vũ biểu của nền
kinh tế.
TTCK phản ánh tình trang của các doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc gia.
Các thị giá chứng khóan được thể hiện thường xuyên tren thị trường đã phản ánh
được giá tri phần tài sản có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá thực trạng của
doanh nghiệp, mức độ đầu tư trạng thái kinh tế. Chỉ có những doanh nghiệp làm
ăn lành mạnh, có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương lai tốt thì giá trị thị
trường của chứng khoán công ty mới cao và ngược lại.
Ngoài sự đánh giá các doanh nghiệp, TTCK còn là phong vũ biểu của nền kinh
tế, giúp những người đầu tư và những người quản lý có cơ sở đánh giá thực trạng
và đoán tương lai của nền kinh tế. Diễn biến của thị giá chứng khoán và khái
quát hơn là chỉ số chứng khoán đã phản ánh thong tin da9 dạng và nhiều chiều
cho người đầu tư trước diễn biến của các rủi ro tiền tệ (như mức độ lạm phát dự
đoán) và rủi ro tài chính. TTCK còn phản ứng rất nhạy cảm trước các chính sách
kinh tế vĩ mô, các biến động của nền kinh tế. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách
và quản lý thường thông qua TTCK để phân tích, dự đoán, đề ra các chính sách
điều tiết kinh tế và phương pháp kinh tế thích hợp, qua đó mà tác động tới các
hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Tóm lại, TTCK là cầu nối giữa Cung – Cầu về vốn, giữa đầu cơ nâng giá và đầu
cơ hạ giá chứng khoán, giữa nhu cầu vay vốn dài hạn và các hoạt động ch vay ngắn
hạn mà nhiều nhà đầu tư ưa thích. Rõ ràng, với cách thức hoạt động mềm dẽo
linh hoạt của TTCK, TTCK đã phát huy vai trò tích cực và có ý nghĩa quan trọng đối
với nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.
II. Những mặt tiêu cực của thị trường chứng khoán.
Bên cạnh những tác động tích cực,thị trường chứng khoán cũng còn một số
những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng đến nền kinh tế

Cấu kết đầu cơ lũng đoạn thị trường:
Đó là hiện tượng một hay nhiều người cấu kết với nhau để cùng mua hoặc
bán liên tục một loại chứng khoán nào đó, dẫn tới sự khan hiếm hay thừa thải về
loại chứng khoán đó trên thị trường một cách giả tạo; làm cho giá chứng khoán
tăng lên hay giảm xuống một cách không bình thường.Một số nhà đầu tư chuyên
nghiệp,những người giữ 1 lượng cổ phần không nhỏ trên thị trường có thể tạo
nên một xu hướng giả tạo về thị trường trong một khoảng thời gian ngắn nào đó
để kiếm lợi nhuận
Luật TTCK các nước không cấm hoàn toàn hoạt động đầu cơ, nhưng các
hoạt động như nâng giá, ép giá một cách giả tạo, tích trữ quá mức, hay mọi sự
cấu kết đầu cơ lũng đoạn thị trường sẽ bị trừng phạt theo luật định.

Mua bán nội gián:
Đó là hiện tượng một cá nhân lợi dụng thông tin nội bộ để thực hiện mục
đích đầu cơ của mình gây ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán và gây bất lợi cho
người khác. Điều này vi phạm nguyên tắc và đạo đức hoạt động của TTCK là mọi
nhà đầu tư phải có cơ hội như nhau. Vì vậy, mua bán nội gián được coi là hành vi
phi đạo đức thương mại. Việc cấm mua bán nội gián đã được đưa vào luật của các
nước có TTCK như Mỹ 1934, Anh quốc 1986…và hiện nay, mua bán nội gián có thể
bị xử theo luật hình sự.

Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc về hoạt động của một doanh
nghiệp:
Điều này gây tác động đến tâm lý của những người đầu tư, dẫn tới thay đổi
xu hướng đầu tư, gây ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán của doanh nghiệp trên
thị trường và gây thiệt hại cho đại đa số người đầu tư.
Việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tính hai mặt của TTCK có ý nghĩa rất
quan trọng trong quá trình nghiên cứu và vận dụng thực tiễn, đặc biệt ở Việt
Nam, khi mà TTCK vẫn còn là vấn đề mới mẻ và đòi hỏi hệ thống luật pháp hoàn
chỉnh và sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước.
Sự phát triển thị trường chứng khoán VIỆT NAM 10 năm qua.
I.Quy mô vốn hóa .
1. Đầu tư trong nước vào TTCK VIỆT NAM.
Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt
Nam. Thị trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch
ban đầu về quy mô vốn hóa,. Năm 2010 cũng là năm kỷ lục của doanh nghiệp huy
động vốn qua thị trường chứng khoán với tổng giá trị huy động vốn lên tới
110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008…
Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1%
GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm
2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của thị
trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá
chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường
giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi
phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với
số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị
vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP.
TTCK Việt Nam thực sự đã tích tụ được nội lực, đang vươn lên khẳng định
vai trò là một kênh đầu tư, kênh huy động vốn trong nền kinh tế Việt Nam
Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm
2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán
hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng
nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại
được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ
VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn
14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Thị
trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị
trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua
phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng.
Ngoài ra, công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã được
gắn kết với việc huy động vốn từ công chúng đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh
việc sắp xếp khu vực DNNN theo tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ và
huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Thực tế, việc gắn kết công tác cổ phần hóa
DNNN với công tác tạo hàng cho TTCK là nhân tố chủ đạo quyết định thành công
trong việc tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy
mô của thị trường.Hoạt động phát hành trái phiếu qua Sở giao dịch chứng khoán
dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ. Dư nợ trái phiếu
Chính phủ (TPCP) tính đến cuối 2009 vào khoảng 16,9% GDP. Các trái phiếu doanh
nghiệp được phát hành chủ yếu theo hình thức phát hành riêng lẻ, do vậy, số trái
phiếu doanh nghiệp được niêm yết trên TTGDCK/SGDCK không nhiều. Tuy nhiên,
hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không
hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại
vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo
nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động
chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các
cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành
mạnh của TTCK. Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký
với UBCKNN còn hạn chế (đặc biệt vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới
ban hành) đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK. Hoạt động phát hành TPCP
còn nhiều bất cập, công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu chưa tốt, cơ chế
phát hành trái phiếu còn nhiều bất cập, chưa có các tổ chức tạo lập thị trường
TPCP đúng nghĩa để đảm bảo thành công cho các đợt phát hành cũng như tạo tính
thanh khoản cho thị trường thứ cấp. Thiếu đường cong lợi suất chuẩn và tổ chức
định mức tín nhiệm. Dù có nhiều thăng trầm nhưng TTCK Việt Nam vẫn tiếp tục
thể hiện là một kênh huy động vốn hiệu quả của Chính phủ và DN. Số vốn huy
động từ các kênh phát hành CP, đấu giá cổ phàn hóa, đấu thầu trái phiếu năm
2008 trên 29.000 tỷ đồng, năm 2009 trên 33.000 tỷ đồng. Đây là những con số rất
có ý nghĩa khi trước đây các DN Việt Nam chỉ quen vay vốn từ kênh truyền thống
là ngân hàng, khiến áp lực cung ứng vốn nền kinh tế đè nặng lên khối này. Ngay cả
trong giai đoạn thị trường sụt giảm, nhiều DN vẫn huy động được nguồn vốn lớn
để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua TTCK, Chính phủ và DN
đã huy động được nguồn vốn lớn trong dân, biến nguồn vốn nhàn rỗi thành các
khoản đầu tư hiệu quả.
2. Đầu tư nước ngoài vào TTCK VIỆT NAM.
TTCK mới nổi Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước
ngoài (NĐTNN)..Số lượng tài khoản nhà đầu tư tiếp tục tăng cao,năm 2010 có
khoảng 1,1 triệu tài khoản, tăng 38% so với năm 2009; trong đó số lượng tài
khoản của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh, gần 1.300 tài khoản, tăng
khoảng 50% so với năm 2009. Chỉ tính riêng giao dịch CP và chứng chỉ quỹ, từ thời
điểm năm 2008 đến nay, NĐTNN luôn trong trạng thái mua ròng. Cụ thể, năm
2008 mua ròng hơn 6.300 tỷ đồng, năm 2009 mua ròng 3.400 tỷ đồng .Năm 2010,
Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trong cả 12 tháng, đặc biệt mua ròng mạnh
trong 4 tháng cuối năm; giá trị mua ròng của cả năm khoảng 15.000 tỷ đồng, gấp
gần 5 lần so với năm 2009. Tính tới thời điểm cuối năm 2010, tổng mức vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài vào thuần khoảng 1 tỷ USD.
II.Niêm yết và giá trị giao dịch chứng khoán
Phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên diễn ra vào ngày 28/07/2000, thị
trường cổ phiếu đã là tiêu điểm thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng đầu
tư. Mặc dù cho đến thời điểm khai trương chỉ có một số lượng nhỏ của 2 loại cổ
phiếu niêm yết là SAM và REE nhưng tại các sàn giao dịch của 2 CTCK, lệnh đặt
mua cổ phiếu REE và SAM vẫn liên tục được nhập vào hệ thống giao dịch. Với tổng
khối lượng đặt mua cho 2 loại cổ phiếu này là 355.000 cổ phiếu trong khi số lượng
chaò bán chỉ giới hạn ở con số 4.200 cổ phiếu, phiên giao dịch đầu tiên đã diễn ra
suôn sẻ nhưng kết thúc với tổng giá trị giao dịch quá khiêm tốn: 70,4 triệu đồng.
Nhưng TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan
hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày
25/6/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước
khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi TTGDCK Hà Nội đi vào
hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trường là 44 công ty với
tổng giá trị niêm yết là 4,94 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung, giai đoạn 2000-
2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam.Kể từ năm 2006 đến nay,
TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số
 

Cyberoid

New Member
Re: [Free] Thảo luận: Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán, đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua. Bình luận nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam như một

Mod có thể up giùm mình bản đầy đủ dc ko? Mình cảm ơn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích vai trò của lời nói, tiếng động, âm nhạc trong báo chí phát thanh Văn học 0
D phân tích vai trò của thực tiễn đối với lí luận Văn hóa, Xã hội 0
N Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ Khoa học Tự nhiên 0
L Phân tích vai trò của ODA và FDI vào Việt Nam trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích vai trò của từng lực lượng bên ngoài thúc đẩy sự thay đổi kinh doanh và quản lý .Mối quan hệ giữa các lực lượng ấy Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế xã hội và liên hệ ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích vai trò của nhà nước trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ ch Kinh tế quốc tế 0
H PHÂN TÍCH LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN vai trò của truyền thông với xã hội và văn hóa Tài liệu chưa phân loại 0
C Phân tích vai trò chiến đấu của lực lượng phòng không không quân trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12 - 1972 Tài liệu chưa phân loại 0
N Phân tích vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top