toantink4

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích vai trò, nhiệm vụ, thành phần của không quân nói chung và vai trò của không quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc





Lực lượng không quân của ta mới chỉ được bắt đầu xây dụng từ tháng 10 năm 1954 sau khi chúng ta tiếp quản các sân bay của Pháp tại miền Bắc. Ngày 3 /3/1965, đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ quốc phòng ký quyết định thành lập Ban nghiên cứu sân bay, đến năm 1958 mới đổi tên thành cục không quân.
Ngày 1/5/1959, đội bay vận tải đầu tiên ra đời tại sân bay Gia Lâm (sau này là Trung đoàn không quân vận tải 919). Ngày 30/5/1963, trung tướng Hoàng Văn Thái (thứ trưởng Bộ quốc phòng) ký quyết định thành lập trung đoàn không quân chiến đấu đầu tiên tại Việt Nam lấy tên là trung đoàn 921.
Ngày 3/2/1964, lễ ra mắt chính thức trung đoàn không quân chiến đấu đầu tiên của Việt Nam được tổ chức trọng thể tại sân bay Mông Tự (Trung Quốc)
Ngày 10/3/1977, quân chủng không quân đã đựơc thành lập. Đến năm 2000, sát nhập với quân chủng phòng không hiện nay là quân chủng phòng không không quân.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g dân nói chung và với sinh viên nói riêng đối với Tổ quốc, đặc biệt là trong tình hình trật tự thế giới có nhiều biến động, nhiều hành động quân sự nước lớn chống nước bé tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ an ninh đất nước.
Chỉ trong vòng 10 ngày học cùng buổi tham quan ôn lại những chiến công của không quân Việt Nam tại bảo tàng Không quân đã giúp em có những hiểu biết cơ bản về không quân nói riêng. Đó thực sự là điều quan trọng khi mà trong các cuộc xung đột trên thế giới trong vài thập kỷ trở lại đây, lực lượng không quân ngày càng đóng vai trò quan trọng quyết định tới tương quan lực lượng và quyết định tới thời gian kết thúc cuộc chiến.
Những hiểu biết cơ bản đó đã giúp em thực hiện bài tiểu luận “ Phân tích vai trò, nhiệm vụ, thành phần của không quân nói chung và vai trò của không quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. ”.
Do còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo.
Em xin chân thành Thank các thầy giáo trong bộ môn Giáo dục quốc phòng đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.
Lịch sử phát triển của ngành
hàng không và không quân thế giới
*************************************************************
Ngành hàng không nói chung và không quân nói riêng ra đời gắn liền với sự ra đời và phát triển của các phương tiện bay đặc biệt là máy bay.
Ngay từ thời xa xưa, từ thời cổ đại, con người đã có nhũng ý tưởng manh nha về vật thể bay nặng hơn không khí. Chính Archytas là người đầu tiên đã chế tạo ra chiếc máy bay gỗ có hình dáng giống như con chim bồ câu nhưng hiện nay người ta không biết nó hoạt động như thế nào.
Với khát vọng được bay trên không giống loài chin trên những đôi cánh nhân tạo, người Trung Hoa cổ đại đã chế tạo ra những chiếc diều có thể bay lượn làm tiền đề cho những tàu lượn đầu tiên sau này đưa con người vào khoảng không.
Sau này, Leonard De Vincy đã chế tạo ra nhũng thiết bị bay có dạng như nhũng chiếc cánh chim nhưng những thử nghiệm của ông đều thất bại do yếu tố thể lực con người quá yếu không đủ sức vẫy cánh.
Sau sự ra đời của các loại khinh khí cầu, đến năm 1812, khinh khí cầu có người điều khiển do Lêpikha chế tạo đã được dùng để ném bm vào quân Pháp ở ngoại ô Matxcova.
Sau đó đến ngày 17/12/1903, anh em nhà Wright đã chế tạo và thử nghiệm thành công máy bay có người lái đầu tiên. Từ đó, máy bay dần dần được cải tiến (từ máy bay gỗ đến máy bay kim loại có vỏ bọc kín) và đã được dùng trong lĩnh vực quân sự (1939), tham gia tích cực vào các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Nó góp phần làm thay đổi cán cân lực lượng của các thái cực và góp phần quan trọng trong việc kết thúc nhanh chóng chiến tranh.
Chiếc máy bay của anh em nhà Wright
Đến năm 1950, máy bay phản lực đầu tiên đã được sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên. Kể từ đó các thế hệ máy bay động cơ phản lực liên tục ra đời và phát triển. Đặc biệt trong chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ đã sử dụng các máy bay siêu việt như: máy bay ném bm chiến lược B52, máy bay cường kích cánh cụp cánh xoè F-111, máy bay trinh sát bằng rada tầm xa (còn gọi là máy bay hay hệ thống chỉ huy và báo động sớm AWACS) E-2A.
Trong chiến tranh vùng Vịnh (1991, 2003 ), chiến tranh Nam Tư (1999), lại thêm lần nữa, Mỹ đã trình làng các loại máy bay hiện đại bậc nhất: đó là máy bay tàng hình F-117A, máy bay ném bm tàng hình B-1, B-2, trực thăng chống tăng AH-64 (hay Apachee), máy bay do thám không người lái v..v...
Máy bay tiêm kích Mig.17
Máy bay tiêm kích Mig.21
Máy bay F.117A
Máy bay do thám EP3
Trực thăng đa năng Apachee
Máy bay ném bm chiến lược B.52
Trong xu thế phát triển chung, trong tương lai, các máy bay của lực lượng không quân ngày càng hiện đại, ngày càng có xu thế làm giảm sự có mặt của con người trong các trận đánh....
Không quân
************************************************************************
1. Vai trò của không quân trong một số cuộc chiến tranh.
Không quân, mặc dù là một lĩnh vực ra đời tương đối muộn so với các quân binh chủng khác trong quân đội, nhưng nó đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong các cuộc chiến mà nó tham gia.
Ngay từ chiến tranh thế giới thứ nhất, máy bay đã được sử dụng trong chiến đấu, nhưng số lượng còn chưa nhiều và hiệu quả còn hạn chế. Không quân các nước đã có vai trò nhất định trong một số trận đánh.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, lực lượng không quân tham gia ngày càng tích cực cả về số lượng và chất lượng. Trong thời kỳ đầu chiến tranh, Liên Xô không chiếm được thế thượng phong trên chiến trường là vì lực lượng KQ Liên Xô bị tổn thất nặng. Nguyên nhân là do:
- Tương quan lực lượng chung của KQ hai bên là 2/1 nghiêng về phía KQ Đức (Liên xô có 1970 máy bay, Đức có 4000 máy bay). Chỉ trong một thời gian 18 ngày (từ ngày 22 - 6 đến ngày 10 -7 - 1 941 ), KQ Đức đã giành được ưu thế chiến lược trên không, tạo thuận lợi cho quân Đức nhanh chóng tiến công vào sâu lãnh thổ Liên Xô.
- Không quân Liên Xô có rất ít máy bay mới, đội ngũ phi công huấn luyện chưa tốt trong khi đó không quân Đức được bố trí hoả lực mạnh và tinh nhuệ
- Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô bố trí những máy bay mới tập trung tại các sân bay gần biên giới Đức, nên bị KQ Đức đánh thiệt hại nặng.
Tuy nhiên sau đó, Hồng quân Liên Xô đã phát triển mạnh không quân, với số lượng máy bay nhiều hơn gấp bội, dần dần giành ưu thế chiến lược trên không, và giữ được ưu thế đó đến hết chiến tranh. Kết quả đó cũng góp phần tạo nên chiến thắng của Hồng quân Liên Xô, buộc Đức phải đầu hàng không điều kiện trong chiến dịch Berlin ngày 16 - 4 á 8 -5-1945, kết thúc Đại chiến thế giới thứ II. Trong chiến dịch này, hồng quân Liên Xô huy động 7500 máy bay, trong khi Đức chỉ có 3310 máy bay.Không quân Liên Xô đã tiêu diệt khoảng 95% tổng số máy bay chiến đấu của Đức.
Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, trong chiến dịch này Mỹ và đồng minh đã đặt hy vọng chủ yếu vào các đòn tiến công bằng không quân. Mỹ và liên quân đã tập trung một lực lượng lớn, bao gồm 2600 máy bay chiến đấu và trực thăng hiện đại, trong đó có 1800 máy bay của Mỹ. Mở đầu chiến dịch, Mỹ và các lực lượng đồng minh đã sử dụng không quân oanh kích dữ dội Iraq trong vòng 5 tuần. Cùng với việc sử dụng máy bay chỉ huy và báo động sớm A WACS đã giúp cho không quân Mỹ khả năng không chiến từ xa, ngoài tầm quan sát bằng mắt thường. Bộ chỉ huy liên quân tập kích các sân bay của Irắc bằng các tốp B - 52 ném bm rải thảm, còn các máy bay tiêm kích - bm “Tornado” tiến hành rải mìn xuống các đường băng. Thông thường, mỗi lần oanh tạc sân bay, Mỹ dùng khoảng 20 máy bay F-111. Mỗi máy bay mang 4 born có điều khiển. Mỗi tốp bay vào ném bm mục tiêu 2 lần. Khoảng 80% mục tiêu bị tiêu diệt. Về sau, Mỹ huy động cả máy bay tiêm kích đa năng tàng hình F-117A vào mục đích này. Không quân đã phá huỷ làm tê liệt hệ thống chỉ huy quân đội của Irắc, chế áp và tiêu diệt hệ thống phòng không, chế áp và phá huỷ các sân bay, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích vai trò của lời nói, tiếng động, âm nhạc trong báo chí phát thanh Văn học 0
D phân tích vai trò của thực tiễn đối với lí luận Văn hóa, Xã hội 0
N Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ Khoa học Tự nhiên 0
L Phân tích vai trò của ODA và FDI vào Việt Nam trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích vai trò của từng lực lượng bên ngoài thúc đẩy sự thay đổi kinh doanh và quản lý .Mối quan hệ giữa các lực lượng ấy Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế xã hội và liên hệ ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích vai trò của nhà nước trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ ch Kinh tế quốc tế 0
H PHÂN TÍCH LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN vai trò của truyền thông với xã hội và văn hóa Tài liệu chưa phân loại 0
C Phân tích vai trò chiến đấu của lực lượng phòng không không quân trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12 - 1972 Tài liệu chưa phân loại 0
N Phân tích vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top