pmq841985

New Member
Việc xác định vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn ở Việt Nam không chỉ là vấn đề ý thức, tư tưởng mà còn là vấn đề thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho công đoàn phát huy năng lực của mình trong hệ thống chính trị ở Việt Nam; tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề thiết thực có liên quan đến đời sống công nhân, viên chức, lao động, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó, em đã lựa chọn đề bài: “Phân tích vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam” làm bài tập cá nhân tuần của mình.
1. Vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam:
Nhìn lại lịch sử, công đoàn đã ra đời từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII, khi mà nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, cơ chế tự do cạnh tranh đang bộc lộ rất nhiều khuyết tật. Công đoàn ra đời vì yêu cầu lợi ích của công nhân, lao động và để thống nhất lực lượng giai cấp công nhân, đấu tranh cho sự phát triển xã hội. Và ngày nay, ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, có rất nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức từ thiện hoạt động nhưng chỉ có tổ chức công đoàn mới trực tiếp tham gia giải quyết quan hệ lao động. Ở Việt Nam, vị trí, vai trì của công đoàn được thừa nhận trên phạm vi toàn xã hội. Điều 10 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Công Đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ công nhân viên chức và những NLĐ khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân viên chức và những NLĐ khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Điều 1 Luật công đoàn ngày 30/6/1990 cũng khẳng định: “Công đoàn là tổ chức chính trị rộng rãi của giai cấp công nhân và NLĐ Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học CNXH của NLĐ”.
Như vậy, công đoàn trước hết là tổ chức xã hội mang tính tự nguyện, hình thành nên sự đồng lòng của những NLĐ. Quyết định có hay không tham gia vào tổ chức công đoàn là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của NLĐ vì “NLĐ có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn” (k2 Đ7 Bộ luật lao động).
Là tổ chức xã hội, nên công đoàn bình đẳng với các tổ chức xã hội khác nhưng công đoàn đồng thời là tổ chức chính trị nên có vị thế đặc biệt hơn nhiều so với nhiều tổ chức xã hội khác. Điều này khẳng định rõ ràng hơn trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VI: “Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản thành phố Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là những đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân do Đảng lãnh đạo, là người đại diện, bảo vệ lợi ích và quyền làm chủ của nhân dân, tham gia quản lú nhà nước và là trường học CNXH của đoàn viên, hội viên và là nòng cốt của phong trào cách mạng quần chúng”.
2. Chức năng của tổ chức công đoàn Việt Nam:
Trên cơ sở quy định tại Điều 2 Luật công đoàn năm 1990, công đoàn có những chức năng sau:
Thứ nhất, chức năng thay mặt và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ: Đây là chức năng cơ bản và trọng tâm hàng đầu của tổ chức công đoàn trong cơ chế thị trường hiện nay. Sở dĩ xác định như vậy bởi lẽ lợi ích, trước hết là lợi ích vật chất là mục tiêu và động lực trực tiếp cho mọi hành vi của con người. Chính vì vậy, NLĐ ra nhập công đoàn trước hết và chủ yếu là để được chăm lo về đời sống, để được bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của họ sau mới đến vấn đề khác. Chức năng bảo vệ hiện nay còn được xác định là chức năng hàng đầu còn vì ở chỗ nhà nước ta đang thực hiện chính sách hội nhập kinh tế, tất yếu dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ trong các đơn vị này là quan hệ trao đổi, mua bán sức lao động nên khó tránh khỏi sự lạm dụng, bắt buộc. Do vậy, sự tham gia của tổ chức thay mặt lao động – tổ chức công đoàn nhằm tạo ra tương quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ là hết sức cần thiết
Thứ hai, chức năng thay mặt và tổ chức NLĐ tham gia quản lý kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước: Chức năng này của công đoàn được biểu hiện ở việc công đoàn tham gia với nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội, cơ chế quản lý, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Thứ ba, chức năng tổ chức, giáo dục, vận động NLĐ: Giáo dục công đoàn là làm cho NLĐ nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của công dân, nâng cao ý thức phấn đấu, bồi dưỡng kiến thức, năng lực nghề nghiệp, kiến thức pháp luật để từ đó củng cố kỉ luật lao động, xây dựng ý thức tự nguyện, tự giác trong lao động. Đồng thời, công đoàn giáo dục NLĐ vững tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã lựa chọn, luôn tỉnh táo, cảnh giác đấu tranh với những khuynh hướng sai lầm, cơ hội.
3. Nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam:
+ Tham gia với cơ quan nhà nước và thay mặt của NSDLĐ thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động.
+ Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động.
+ Đại diện cho tập thể lao động kí kết thỏa ước lao động tập thể.
+ Tham gia xây dựng nội quy(quy chế) lao động, xử lí kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và chấm rứt hợp đồng lao động.
+ Tổ chức và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ.
+ Đại diện và tham gia trong việc giải quyết xung đột, tranh chấp lao động và các cuộc đình công.
Ở Việt Nam hiện nay, công đoàn được định nghĩa bằng luật, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động" (Điều 1 khoản 1 Luật Công đoàn 1990).



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, Nxb CAND, Hà Nội, 2009.
2. Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam năm1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
3. Luật công đoàn ngày 30/6/1990.
4. Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: chức năng nhiệm vụ của công đoàn việt nam.Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn việt nam?quyền và nghĩa vụ  của đoàn viên>liên hệ trách nhiệm bản thân trong tham gia xây dựng công đoàn cơ sở bệnh viện, phân tích vị trí vai trò chức năng nhiệm vụ của đoàn thanh niên, phaan tichs cacs nhieemj vuj cuar hooij lien hiep phu nu viet nam, phân tích và chứng minh vai trò của tổ chức công đoàn việt nam, chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn việt nam, TIỂU LUẬN Vị trí vai trò các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị việt nam, tiểu luận vị trí vai trò của tổ chức cơ sở hội nông dân việt nam, Phân tích chức năng của Công đoàn Việt Nam, vi tri chuc nang, nhiem vu cua to chuc cong doan co so, vị trí, vai trò, chức năng của công đoàn việt nam, vị trí vai trò của tổ chức công đoàn việt nam, liên hệ thực tiễn vị trí vai trò của công đoàn cơ sở, phân tích vai trò của công đoàn việt nam, PHÂN+TÍCH+CÁC+CHỨC+NĂNG+CỦA+CÔNG+ĐOÀN+VIỆT+NAM, vị trí, vai trò Công đoàn Việt Nam?, phân tích vị trí vai trò của công đoàn cơ sở, Phân tích các chức năng của Công đoàn Việt Nam., . Phân tích các chức năng của Công đoàn Việt Nam, phân tích các chức năng cuả công đoàn việt nam.
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam

cho mình xin linl với ah
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phương pháp hồi quy phân vị phân tích chênh lệch tiền lương ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích sản phẩm chăn ga gối đệm everon của công ty cổ phần everpia được định vị như thế nào trên thị trường Marketing 0
L Phân tích tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty tại các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích chiến lược định vị và liên kết thương hiệu OMO tập đoàn unilever Luận văn Kinh tế 0
T Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình ( Qua phân tích số liệu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006) Văn hóa, Xã hội 0
S Phân tích phân bố các nét âm vị học trong tiếng Hán hiện đại Tiếng Trung 0
O Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Khoa học Tự nhiên 0
H Phân tích vị trí và nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong hệ thống phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận? Tài liệu chưa phân loại 0
M Vận dụng mô hình năm lực lượng của M. Porter phân tích vị thế của thủy sản Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ Tài liệu chưa phân loại 0
S Ðịnh vị thương hiệu mạng di động viettel và phân tích nhân tố ảnh hưởng tới lòng trung thành thương hiệu mạng di động tại TP HCM Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top