traicodon_bb
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) là phương tiện thanh toán chủ yếu trong quan hệ thương mại quốc tế. Dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng ngày càng phát triển tại các ngân hàng thương mại. Thực tế số lượng các giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng đã tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng chưa được quan tâm xây dựng và ban hành xứng với yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, kỹ thuật áp dụng tương đối phức tạp, các bên tham gia lại thiếu hiểu biết nên tranh chấp liên quan đến thư tín dụng vẫn thường xảy ra. Vì vậy, nghiên cứu “pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, những vấn đề thực tiễn phát sinh” việc làm cần thiết để từng bước hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
NỘI DUNG
I. Khái quát về thư tín dụng
1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: “Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng), theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán để:
- Trả tiền hay ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng; hoặc
Chấp nhận sẽ trả tiền hay ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng”.
Đây là định nghĩa trực tiếp về thư tín dụng duy nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã phản ánh được bản chất của thư tín dụng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng, được phát hành theo lệnh của người mua cho người bán hưởng và thể hiện được hai cách thanh toán trả ngay và trả chậm.
2. Đặc điểm
- Thư tín dụng độc lập với hợp đồng mua bán.
Thư tín dụng hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán bởi người yêu cầu mở thư tín dụng phải dựa vào hợp đồng mua bán đã ký để viết yêu cầu mở thư tín dụng. Nhưng sau khi được thiết lập, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập so với hợp đồng mua bán. Trong quá trình thực hiện thư tín dụng, ngân hàng không có nghĩa vụ phải xem xét việc thực hiện hợp đồng mua bán mà chỉ căn cứ vào việc kiểm tra bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng.
- Thư tín dụng là cam kết độc lập của ngân hàng về việc trả tiền cho người thụ hưởng.
Nghĩa vụ trả tiền cho người thụ hưởng là nghĩa vụ bắt buộc của ngân hàng và ngân hàng là người trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng. Cam kết trả tiền của ngân hàng không liên quan đến mối quan hệ giữa ngân hàng và người yêu cầu mở thư tín dụng.
- Thư tín dụng là kết quả của hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu mở thư tín dụng và ngân hàng phát hành, theo đó ngân hàng phát hành có nghĩa vụ mở thư tín dụng còn người yêu cầu có nghĩa vụ thanh toán phí mở thư tín dụng.
- Nội dung thư tín dụng gồm rất nhiều điều khoản như: số hiệu, địa điểm, tên, địa chỉ của người có liên quan, số tiền của thư tín dụng, thời hạn hiệu lực, thòi hạn trả tiền, thời hạn giao hàng, nội dung về hàng hóa, vận tải, giao nhận, những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình…Những điều khoản này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các bên vì nó thể hiện rõ quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia. Đây là đặc điểm mà các phương tiện thanh toán khác không có được. Giao dịch thương mại giữa các bên không có sự tin tưởng trước thì thư tín dụng rất thích hợp để sử dụng.
- Thư tín dụng là công cụ thanh toán có khả năng hạn chế rủi ro.
Thư tín dụng đáp ứng được yêu cầu hiệu quả và giảm thiểu rủi ro khi mà khả năng thanh toán đã được đảm bảo bởi ngân hàng thông qua việc mở thư tín dụng không hủy ngang. Người bán không còn lo ngại về khả năng của người mua trong việc thanh toán.
2. Phân loại
- Theo hiệu lực cam kết của ngân hàng, thư tín dụng có thể được phân chia thành:
+ Thư tín dụng có thể hủy ngang
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang
- Căn cứ theo cách thức thực hiện đặc biệt:
+ Thư tín dụng chuyển nhượng
+ Thư tín dụng giáp lưng
+ Thư tín dụng tuần hoàn
+ Thư tín dụng đối ứng
+ Thư tín dụng điều khoản đỏ
+ Thư tín dụng dự phòng
- Căn cứ vào thời hạn thanh toán của thư tín dụng:
+ Thư tín dụng trả ngay
+ Thư tín dụng trả chậm
- Căn cứ vào phạm vi thực hiện:
+ Thư tín dụng thanh toán quốc tế
+ Thư tín dụng thanh toán nội địa
II. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng
1. Tập quán quốc tế và mối quan hệ với pháp luật Việt Nam
• Tập quán quốc tế
Hiện nay, trong quan hệ thương mại quốc tế chưa có điều ước quốc tế nào điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Việc mở, thực hiện và giải quyết tranh chấp liên quan đến thư tín dụng chủ yếu được điều chỉnh bởi tập quán quốc tế, cụ thể “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP) do Phòng thương mại Quốc tế (ICC) soạn thảo và ban hành. UCP là tập hợp các tập quán và thông lệ quốc tế điều chỉnh việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Lần đầu tiên ICC soạn thảo các quy tắc hướng dẫn thực hiện thanh toán quốc tế ở cách tín dụng chứng từ vào năm 1922 nhưng nó không mang tính quy tắc thống nhất và chỉ được áp dụng hạn chế ở một số ngân hàng châu Âu. Năm 1933, ICC thông qua Quy tắc thực hành thống nhất thư tín dụng chứng từ thương mại. Đây là bản UCP đầu tiên. Từ đó đến nay, UCP đã trải qua 6 lần sửa đổi vào các năm 1951, 1964, 1974, 1983, 1993 và lần gần đây nhất là năm 2007. Các bản UCP ra đời sau không hủy bỏ bản UCP ra đời trước đó. Áp dụng văn bản nào là do các bên quyết định và nhất thiết phải dẫn chiếu vào nội dung của thư tín dụng là áp dụng UCP số hiệu nào. Điều 1 UCP 600 chỉ ra phạm vi áp dụng: “Các quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 2007, ICC xuất bản số 600 là quy tắc áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ nào bao gồm cả thư tín dụng dự phòng trong chừng mực mà các quy tắc này có thể áp dụng nếu nội dung của tín dụng chỉ ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc vào các quy tắc này. Các quy tắc này ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng loại trừ hay sửa đổi một cách rõ ràng”.
Như vậy, UCP 600 không được tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng mà có giá trị pháp lý tùy nghi. UCP chỉ có hiệu lực khi trong hợp đồng dẫn chiếu áp dụng rõ ràng. Và khi hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng thì UCP lại trở thành văn bản pháp lý có tính chất bắt buộc thực hiện. UCP chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế, không áp dụng trong thanh toán nội địa.
Ngoài UCP, các văn bản sau đây cũng có giá trị hiệu lực điều chỉnh các hoạt động thanh toán qua thư tín dụng:
- URR.525.1995 ICC: Quy tắc thống nhất hoàn trả tiền theo thư tín dụng.
- ISP98: Quy tắc quốc tế về tín dụng dự phòng năm 1998.
- eUCP 1.1: Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử - bản diễn giải số 1.1 năm 2007.
- ISBP681.2007 ICC: Thanh toán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng – số 681 của ICC tuân thủ UCP 600 năm 2007.
• Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế về hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng với pháp luật Việt Nam
UCP là tập quán áp dụng toàn cầu, luật quốc gia chỉ có giá trị hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Ở nước ta, pháp luật thừa nhận việc áp dụng quy định của thông lệ và tập quán quốc tế trong lĩnh vực thư tín dụng.
Khoản 4 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm: a. Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành; b. Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam”.
Điều 4 Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN về ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm quy định: “Việc mở L/C trả chậm để nhập khẩu hàng hóa phải phù hợp với: 1. Chính sách nhập khẩu của nhà nước; 2. Các quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài, bảo đảm tiền vay và các quy định tại quy chế này; 3. Quy chế thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của Phòng thương mại Quốc tế (theo phiên bản mà ngân hàng lựa chọn)”.
Điều 19 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 về ban hành Quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định: “Thanh toán bằng thư tín dụng: việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ… của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng được thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại Quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thanh toán thảo thuận áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”.
Căn cứ vào các điều luật trên thì các bên tham gia hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng được phép thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế. Tập quán quốc tế và pháp luật Việt Nam cùng được sử dụng để điều chỉnh thanh toán bằng thư tín dụng.
Trong trường hợp giữa tập quán quốc tế và pháp luật Việt Nam có sự khác biệt thì pháp luật Việt Nam chiếm ưu thế và phải được tuân thủ. Quan điểm này thể hiện rõ trong tài liệu ICC số xuất bản 511: “Do được dẫn chiếu áp dụng vào thư
2.1. Xây dựng văn bản pháp luật riêng về thanh toán bằng thư tín dụng
Cho đến nay, lĩnh vực thanh toán bằng thư tín dụng vẫn chưa có văn bản riêng điều chỉnh. Các văn bản hiện hành có giá trị pháp lý điều chỉnh hoạt động này đã trở nên quá lạc hậu, không theo kịp những đòi hỏi thực tiến đang đặt ra. VÌ vậy, xây dựng văn bản pháp luật mới phù hợp với thực tiễn hoạt động này tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế là định hướng cơ bản để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực thanh toán này. Việc xây dựng văn bản pháp luật mới có thể thực hiện theo hướng: ban hành quy chế thanh toán bằng thư tín dụng. Đây là bước đầu tiên để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Nồi dung quy chế thanh toán bằng thư tín dụng có thế gồm các vấn đề sau:
- Những quy định chung: gồm các điều khoản về định nghĩa thư tín dụng; đối tượng hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng; điều khoản các giải thích các thuật ngữ liên quan như: ngân hàng thông báo, ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng xác nhận…; điều khoản về luật áp dụng.
- Những quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng. Những quy định này phải cụ thể đối với từng chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng: chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán và chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng.
- Quy định về thủ tục thực hiện các giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng. Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng phải được xậy dựng phù hợp với với thông lệ và tập quán quốc tết, đảm bảo quy trình thanh toán hiệu quả và hạn chế rủi ro.
- Những quy định về các biện pháp bảo đảm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo đảm.
- Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thanh toán bằng thư tín dụng.
- Những quy định về vi phạm và xử lý vi phạm.
Như vậy, việc xây dựng quy chế thanh toán bằng thư tín dụng phải đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam có liên quan như: luật các tổ chức tín dụng, luật thương mại, pháp lệnh ngoại hối, luật các công cụ chuyển nhượng, luật hải quan…Đồng thời phải phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế như: UCP, ISBP…
Bên cạnh đó cần có các quy định cụ thể tạo sự thống nhất về pháp lý cho những giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ giao dịch chứng từ. Thực tế các khách hàng đến ngân hàng yêu cầu mở thư tín dụng đều không có văn bản pháp luật có tính chất hợp đồng được thỏa thuận bằng văn bản. Hầu hết các ngân hàng chỉ quy định những loại giấy tờ như: đơn yêu cầu mở thư tín dụng, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh ngân hàng và ký hậu vận đơn, thông báo thư tín dụng, đơn xin chiết khấu chứng từ… Các chứng từ này có tính chất là những giao dịch ngân hàng, không thể hiện được tính chất pháp lý và ràng buộc giữa các bên nên khi giải quyết tranh chấp sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.2. Tăng cường tính cưỡng chế của các phán quyết.
Các phán quyết của trọng tài hay tòa án dựa trên UCP 600 phải được các bên Việt Nam tuân thủ và thực hiện. Ở Việt Nam hiện nay có một thực trạng là với quá trình tham gia vào hội nhập kinh tế, trong quan hệ với các nước ngoài, các bên Việt Nam thường phải hành động theo thông lệ quốc tế. Thế nhưng quan hệ giữa các bên trong nước, luật pháp chưa thực sự đảm bảo quyền lợi cho các bên và tính cưỡng chế còn thấp. Chính sự không đồng bộ trong mức độ phát triện và luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế là một nguyên nhân gây ra tranh chấp giữa các bên.
2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
Ở Việt Nam hiện nay, khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, các doanh nghiệp thường có xu hướng ỷ lại vào ngân hàng trong việc tìm hiểu pháp luật quốc tế về tín dụng chứng từ và điều này dẫn đến những tranh chấp. Chẳng hạn một số doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng thông báo do không kiểm tra kỹ nội dung thư tín dụng nên kết quả là nội dung thư tín dụng có thể không thống nhất với hợp đồng, hay thư tín dụng chưa được kiểm tra tính xác thực mà doanh nghiệp đã chuẩn bị giao hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều khi lại cho rằng dùng thư tín dụng là đảm bảo nhận được hàng đúng như hợp đồng. Nhìn chung kiến thức và kinh nghiệm sử dụng cách tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp còn yếu. Bên cạnh đó, nghiệp vụ về thanh toán bằng thư tín dụng của ngân hàng còn nhiều hạn chế.
Với thực trạng như vậy, cần phổ cập các kiến thức liên quan đến cách tín dụng chứng từ cho doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại:
- Các kiến thức chung về xuất nhập khẩu.
- Luật pháp Việt Nam liên quan đến thanh toán với nước ngoài: Luật thương mại Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh về ngoại hối, Luật các công cụ chuyển nhượng, …
- Các tập quán quốc tế về thanh toán bằng thư tín dụng: UCP…
- Luật pháp các quốc gia khác liên quan đến thanh toán bằng thư tín dụng: Điều 5 UCC của Mỹ…
- Nội dung xung đột giữa pháp luật Việt Nam, luật các quốc gia khác và tập quán quốc tế về cách thanh toán bằng thư tín dụng và cách giải quyết
KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày của nhóm chúng tui về pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, những vấn đề thực tiễn phát sinh. Qua đó, thấy rõ được những ưu điểm và nhược điểm của thư tín dụng với các phương tiện thanh toán khác cũng như những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật quy định về việc thanh toán bằng thư tín dụng. Đồng thời cũng thấy rõ được việc áp dụng pháp luật trên thực tế, những tranh chấp đã phát sinh trong thời gian qua, từ đó tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu phát sinh tranh chấp và rút ra được những bài học kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng cũng như để nâng cao hiệu quả hoạt động của hình thức thanh toán này
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) là phương tiện thanh toán chủ yếu trong quan hệ thương mại quốc tế. Dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng ngày càng phát triển tại các ngân hàng thương mại. Thực tế số lượng các giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng đã tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng chưa được quan tâm xây dựng và ban hành xứng với yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, kỹ thuật áp dụng tương đối phức tạp, các bên tham gia lại thiếu hiểu biết nên tranh chấp liên quan đến thư tín dụng vẫn thường xảy ra. Vì vậy, nghiên cứu “pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, những vấn đề thực tiễn phát sinh” việc làm cần thiết để từng bước hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
NỘI DUNG
I. Khái quát về thư tín dụng
1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: “Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng), theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán để:
- Trả tiền hay ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng; hoặc
Chấp nhận sẽ trả tiền hay ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng”.
Đây là định nghĩa trực tiếp về thư tín dụng duy nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã phản ánh được bản chất của thư tín dụng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng, được phát hành theo lệnh của người mua cho người bán hưởng và thể hiện được hai cách thanh toán trả ngay và trả chậm.
2. Đặc điểm
- Thư tín dụng độc lập với hợp đồng mua bán.
Thư tín dụng hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán bởi người yêu cầu mở thư tín dụng phải dựa vào hợp đồng mua bán đã ký để viết yêu cầu mở thư tín dụng. Nhưng sau khi được thiết lập, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập so với hợp đồng mua bán. Trong quá trình thực hiện thư tín dụng, ngân hàng không có nghĩa vụ phải xem xét việc thực hiện hợp đồng mua bán mà chỉ căn cứ vào việc kiểm tra bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng.
- Thư tín dụng là cam kết độc lập của ngân hàng về việc trả tiền cho người thụ hưởng.
Nghĩa vụ trả tiền cho người thụ hưởng là nghĩa vụ bắt buộc của ngân hàng và ngân hàng là người trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng. Cam kết trả tiền của ngân hàng không liên quan đến mối quan hệ giữa ngân hàng và người yêu cầu mở thư tín dụng.
- Thư tín dụng là kết quả của hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu mở thư tín dụng và ngân hàng phát hành, theo đó ngân hàng phát hành có nghĩa vụ mở thư tín dụng còn người yêu cầu có nghĩa vụ thanh toán phí mở thư tín dụng.
- Nội dung thư tín dụng gồm rất nhiều điều khoản như: số hiệu, địa điểm, tên, địa chỉ của người có liên quan, số tiền của thư tín dụng, thời hạn hiệu lực, thòi hạn trả tiền, thời hạn giao hàng, nội dung về hàng hóa, vận tải, giao nhận, những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình…Những điều khoản này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các bên vì nó thể hiện rõ quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia. Đây là đặc điểm mà các phương tiện thanh toán khác không có được. Giao dịch thương mại giữa các bên không có sự tin tưởng trước thì thư tín dụng rất thích hợp để sử dụng.
- Thư tín dụng là công cụ thanh toán có khả năng hạn chế rủi ro.
Thư tín dụng đáp ứng được yêu cầu hiệu quả và giảm thiểu rủi ro khi mà khả năng thanh toán đã được đảm bảo bởi ngân hàng thông qua việc mở thư tín dụng không hủy ngang. Người bán không còn lo ngại về khả năng của người mua trong việc thanh toán.
2. Phân loại
- Theo hiệu lực cam kết của ngân hàng, thư tín dụng có thể được phân chia thành:
+ Thư tín dụng có thể hủy ngang
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang
- Căn cứ theo cách thức thực hiện đặc biệt:
+ Thư tín dụng chuyển nhượng
+ Thư tín dụng giáp lưng
+ Thư tín dụng tuần hoàn
+ Thư tín dụng đối ứng
+ Thư tín dụng điều khoản đỏ
+ Thư tín dụng dự phòng
- Căn cứ vào thời hạn thanh toán của thư tín dụng:
+ Thư tín dụng trả ngay
+ Thư tín dụng trả chậm
- Căn cứ vào phạm vi thực hiện:
+ Thư tín dụng thanh toán quốc tế
+ Thư tín dụng thanh toán nội địa
II. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng
1. Tập quán quốc tế và mối quan hệ với pháp luật Việt Nam
• Tập quán quốc tế
Hiện nay, trong quan hệ thương mại quốc tế chưa có điều ước quốc tế nào điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Việc mở, thực hiện và giải quyết tranh chấp liên quan đến thư tín dụng chủ yếu được điều chỉnh bởi tập quán quốc tế, cụ thể “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP) do Phòng thương mại Quốc tế (ICC) soạn thảo và ban hành. UCP là tập hợp các tập quán và thông lệ quốc tế điều chỉnh việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Lần đầu tiên ICC soạn thảo các quy tắc hướng dẫn thực hiện thanh toán quốc tế ở cách tín dụng chứng từ vào năm 1922 nhưng nó không mang tính quy tắc thống nhất và chỉ được áp dụng hạn chế ở một số ngân hàng châu Âu. Năm 1933, ICC thông qua Quy tắc thực hành thống nhất thư tín dụng chứng từ thương mại. Đây là bản UCP đầu tiên. Từ đó đến nay, UCP đã trải qua 6 lần sửa đổi vào các năm 1951, 1964, 1974, 1983, 1993 và lần gần đây nhất là năm 2007. Các bản UCP ra đời sau không hủy bỏ bản UCP ra đời trước đó. Áp dụng văn bản nào là do các bên quyết định và nhất thiết phải dẫn chiếu vào nội dung của thư tín dụng là áp dụng UCP số hiệu nào. Điều 1 UCP 600 chỉ ra phạm vi áp dụng: “Các quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 2007, ICC xuất bản số 600 là quy tắc áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ nào bao gồm cả thư tín dụng dự phòng trong chừng mực mà các quy tắc này có thể áp dụng nếu nội dung của tín dụng chỉ ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc vào các quy tắc này. Các quy tắc này ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng loại trừ hay sửa đổi một cách rõ ràng”.
Như vậy, UCP 600 không được tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng mà có giá trị pháp lý tùy nghi. UCP chỉ có hiệu lực khi trong hợp đồng dẫn chiếu áp dụng rõ ràng. Và khi hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng thì UCP lại trở thành văn bản pháp lý có tính chất bắt buộc thực hiện. UCP chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế, không áp dụng trong thanh toán nội địa.
Ngoài UCP, các văn bản sau đây cũng có giá trị hiệu lực điều chỉnh các hoạt động thanh toán qua thư tín dụng:
- URR.525.1995 ICC: Quy tắc thống nhất hoàn trả tiền theo thư tín dụng.
- ISP98: Quy tắc quốc tế về tín dụng dự phòng năm 1998.
- eUCP 1.1: Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử - bản diễn giải số 1.1 năm 2007.
- ISBP681.2007 ICC: Thanh toán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng – số 681 của ICC tuân thủ UCP 600 năm 2007.
• Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế về hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng với pháp luật Việt Nam
UCP là tập quán áp dụng toàn cầu, luật quốc gia chỉ có giá trị hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Ở nước ta, pháp luật thừa nhận việc áp dụng quy định của thông lệ và tập quán quốc tế trong lĩnh vực thư tín dụng.
Khoản 4 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm: a. Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành; b. Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam”.
Điều 4 Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN về ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm quy định: “Việc mở L/C trả chậm để nhập khẩu hàng hóa phải phù hợp với: 1. Chính sách nhập khẩu của nhà nước; 2. Các quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài, bảo đảm tiền vay và các quy định tại quy chế này; 3. Quy chế thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của Phòng thương mại Quốc tế (theo phiên bản mà ngân hàng lựa chọn)”.
Điều 19 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 về ban hành Quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định: “Thanh toán bằng thư tín dụng: việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ… của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng được thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại Quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thanh toán thảo thuận áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”.
Căn cứ vào các điều luật trên thì các bên tham gia hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng được phép thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế. Tập quán quốc tế và pháp luật Việt Nam cùng được sử dụng để điều chỉnh thanh toán bằng thư tín dụng.
Trong trường hợp giữa tập quán quốc tế và pháp luật Việt Nam có sự khác biệt thì pháp luật Việt Nam chiếm ưu thế và phải được tuân thủ. Quan điểm này thể hiện rõ trong tài liệu ICC số xuất bản 511: “Do được dẫn chiếu áp dụng vào thư
2.1. Xây dựng văn bản pháp luật riêng về thanh toán bằng thư tín dụng
Cho đến nay, lĩnh vực thanh toán bằng thư tín dụng vẫn chưa có văn bản riêng điều chỉnh. Các văn bản hiện hành có giá trị pháp lý điều chỉnh hoạt động này đã trở nên quá lạc hậu, không theo kịp những đòi hỏi thực tiến đang đặt ra. VÌ vậy, xây dựng văn bản pháp luật mới phù hợp với thực tiễn hoạt động này tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế là định hướng cơ bản để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực thanh toán này. Việc xây dựng văn bản pháp luật mới có thể thực hiện theo hướng: ban hành quy chế thanh toán bằng thư tín dụng. Đây là bước đầu tiên để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Nồi dung quy chế thanh toán bằng thư tín dụng có thế gồm các vấn đề sau:
- Những quy định chung: gồm các điều khoản về định nghĩa thư tín dụng; đối tượng hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng; điều khoản các giải thích các thuật ngữ liên quan như: ngân hàng thông báo, ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng xác nhận…; điều khoản về luật áp dụng.
- Những quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng. Những quy định này phải cụ thể đối với từng chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng: chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán và chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng.
- Quy định về thủ tục thực hiện các giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng. Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng phải được xậy dựng phù hợp với với thông lệ và tập quán quốc tết, đảm bảo quy trình thanh toán hiệu quả và hạn chế rủi ro.
- Những quy định về các biện pháp bảo đảm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo đảm.
- Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thanh toán bằng thư tín dụng.
- Những quy định về vi phạm và xử lý vi phạm.
Như vậy, việc xây dựng quy chế thanh toán bằng thư tín dụng phải đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam có liên quan như: luật các tổ chức tín dụng, luật thương mại, pháp lệnh ngoại hối, luật các công cụ chuyển nhượng, luật hải quan…Đồng thời phải phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế như: UCP, ISBP…
Bên cạnh đó cần có các quy định cụ thể tạo sự thống nhất về pháp lý cho những giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ giao dịch chứng từ. Thực tế các khách hàng đến ngân hàng yêu cầu mở thư tín dụng đều không có văn bản pháp luật có tính chất hợp đồng được thỏa thuận bằng văn bản. Hầu hết các ngân hàng chỉ quy định những loại giấy tờ như: đơn yêu cầu mở thư tín dụng, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh ngân hàng và ký hậu vận đơn, thông báo thư tín dụng, đơn xin chiết khấu chứng từ… Các chứng từ này có tính chất là những giao dịch ngân hàng, không thể hiện được tính chất pháp lý và ràng buộc giữa các bên nên khi giải quyết tranh chấp sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.2. Tăng cường tính cưỡng chế của các phán quyết.
Các phán quyết của trọng tài hay tòa án dựa trên UCP 600 phải được các bên Việt Nam tuân thủ và thực hiện. Ở Việt Nam hiện nay có một thực trạng là với quá trình tham gia vào hội nhập kinh tế, trong quan hệ với các nước ngoài, các bên Việt Nam thường phải hành động theo thông lệ quốc tế. Thế nhưng quan hệ giữa các bên trong nước, luật pháp chưa thực sự đảm bảo quyền lợi cho các bên và tính cưỡng chế còn thấp. Chính sự không đồng bộ trong mức độ phát triện và luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế là một nguyên nhân gây ra tranh chấp giữa các bên.
2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
Ở Việt Nam hiện nay, khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, các doanh nghiệp thường có xu hướng ỷ lại vào ngân hàng trong việc tìm hiểu pháp luật quốc tế về tín dụng chứng từ và điều này dẫn đến những tranh chấp. Chẳng hạn một số doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng thông báo do không kiểm tra kỹ nội dung thư tín dụng nên kết quả là nội dung thư tín dụng có thể không thống nhất với hợp đồng, hay thư tín dụng chưa được kiểm tra tính xác thực mà doanh nghiệp đã chuẩn bị giao hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều khi lại cho rằng dùng thư tín dụng là đảm bảo nhận được hàng đúng như hợp đồng. Nhìn chung kiến thức và kinh nghiệm sử dụng cách tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp còn yếu. Bên cạnh đó, nghiệp vụ về thanh toán bằng thư tín dụng của ngân hàng còn nhiều hạn chế.
Với thực trạng như vậy, cần phổ cập các kiến thức liên quan đến cách tín dụng chứng từ cho doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại:
- Các kiến thức chung về xuất nhập khẩu.
- Luật pháp Việt Nam liên quan đến thanh toán với nước ngoài: Luật thương mại Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh về ngoại hối, Luật các công cụ chuyển nhượng, …
- Các tập quán quốc tế về thanh toán bằng thư tín dụng: UCP…
- Luật pháp các quốc gia khác liên quan đến thanh toán bằng thư tín dụng: Điều 5 UCC của Mỹ…
- Nội dung xung đột giữa pháp luật Việt Nam, luật các quốc gia khác và tập quán quốc tế về cách thanh toán bằng thư tín dụng và cách giải quyết
KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày của nhóm chúng tui về pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, những vấn đề thực tiễn phát sinh. Qua đó, thấy rõ được những ưu điểm và nhược điểm của thư tín dụng với các phương tiện thanh toán khác cũng như những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật quy định về việc thanh toán bằng thư tín dụng. Đồng thời cũng thấy rõ được việc áp dụng pháp luật trên thực tế, những tranh chấp đã phát sinh trong thời gian qua, từ đó tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu phát sinh tranh chấp và rút ra được những bài học kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng cũng như để nâng cao hiệu quả hoạt động của hình thức thanh toán này
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: