hongoc217

New Member
Download Tiểu luận Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng và thực tiễn áp dụng quy định này

Download miễn phí Tiểu luận Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng và thực tiễn áp dụng quy định này





Mục lục
Lời mở đầu.
1. Những vấn đề về thư tín dụng.
1.1.Khái niệm thư tín dụng.
1.2. Tính chất của thư tín dụng.
1.3. Vai trò của hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
1.4. Chủ thể của hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng
2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
2.1. Các quy định quốc tế về hoạt đông thanh toán bằng thư tín dụng.
2.1.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng.
2.1.2. Các văn bản khác điều chỉnh hoạt động thanh toàn bằng thư tín dụng.
2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
3. Những vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng và nguyên nhân của những vấn đề phát sinh:
3.2. Các tranh chấp thường phát sinh và những điểm cần chú ý.
4. Một số hướng giải quyết.
Kết luận
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

gia gồm có:
+ Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: là người mua, người nhập khẩu
+ Ngân hàng phát hành là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, người mua, người mở thư tín dụng.
Người thụ hưởng là người xuất khẩu, người bán.
Ngân hàng thông báo là ngân hàng phục vụ người bán. Ngân hàng thông báo có thể là ngân hàng đại lí hay chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước người xuất khẩu, người bán.
Ngoài các chủ thể tham gia thanh toán trên, trong thực tế, tùy thuộc vào từng loại thư tín dụng có thể xuất hiện thêm một số ngân hàng khác:
+ Ngân hàng xác nhận là ngân hàng được chỉ định trong thư tín dụng, thực hiện xác nhận (đảm bảo) thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
+ Ngân hàng được chỉ định trong thư tín dụng (như chỉ định thanh toán, chỉ định chiết khấu)
+ Ngân hàng bồi hoàn: là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hay chiết khấu. Ngân hàng bồi oàn thường tham gia trong trường hợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau.
2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
Hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng làm phát sinh nhiều mối quan hệ tương đối phức tạp, có liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể, dễ có thể nảy sinh tiêu cực, rủi ro trong quan hệ thanh toán cho tất cả các bên. Do đó, đòi hỏi Nhà nước cần ban hành pháp luật điều chỉnh các quan hệ này nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên, bảo đảm sự vận hành an toàn của nền kinh tế, tạo môi trường và chuẩn mực pháp lý bảo đảm cho quan hệ thanh toán nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng được thực hiện trong vòng trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội. Tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hay các quy phạm pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hay thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng hợp thành một bộ phận pháp luật gọi là pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng.
* Căn cứ vào nội dung tính chất của các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dung thì pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng có thể phân chia thành các bộ phận pháp luật sau:
- Nhóm các quy phạm pháp luật về thanh toán được áp dụng chung cho các hình thức thanh toán trong đó có thanh toán bằng thư tín dụng.
- Nhóm các quy phạm pháp luật chỉ áp dụng riêng cho hình thức thanh toán bằng thư tín dụng
* Căn cứ vào phạm vi hoạt động dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng, có:
- Bộ phận pháp luật về điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng trong giao dịch thanh toán trong nước
- Bộ phận pháp luật về điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng trong quan hệ thanh toán quốc tế
* Căn cứ vào nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng có:
- Luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng
- Nguồn luật quốc tế điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng.
Trong phạm vi bài viết này nhóm sẽ dựa trên căn cứ vào nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng để tìm hiểu pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Cụ thể:
2.1. Các quy dịnh quốc tế về hoạt đông thanh toán bằng thư tín dụng.
2.1.1. Quy tắc và thực hành thống nhât về thư tín dụng.
Hiện nay trên thế giới, nội dung pháp lý chủ yếu điều chỉnh về thư tín dụng được quy định trong “các quy tắc thực hành thống nhất thư tín dụng” viết tắt là UCP và đây cũng được coi là văn bản quan trọng nhất hiện nay điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Đây là tập hợp các tập quán và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực thư tín dụng, được soạn thảo bởi các nhà thực hành mà chủ yếu là ngân hàng dưới sự chủ trì của phòng thương mại quốc tế vào năm 1933 và đã được sửa đổi nhiều lần.
Với sự đòi hỏi phải có sự hiểu biết thấu đáo và thống nhất trong phạm vi toàn thế giới và để tạo điều kiện thuận lơi trong việc mở rộng và đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế, giúp cho các công ty, các tập đoàn khác nhau ở các quốc gia khác nhau trong quan hệ buôn bán, thanh toán được dễ dàng, ICC (phòng thương mại quốc tế) đã ban hành Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ mà bản sửa đổi mới nhất là UCP600 – 2007. Do đó việc áp dụng các quy định của các quy tắc và thực hành thống nhất thư tính dụng được quyết định bởi các bên trong giao dịch thương mại và các ngân hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngân hàng trung ương của một số nước có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp để các thư tín dụng phải bị điều chỉnh bởi các UCP. Ví dụ như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành kèm quyết định 711/2001/QĐ – NHNN, quy định: “Việc mở L/C trả chậm để nhập khẩu hàng hóa phải đảm bảo phù hợp với:…, quy tắc thực hành thống nhất về thư tín dụng chứng từ của Phòng Thương mại Quốc tế…”.
Ngoài ra, còn có một lưu ý rằng cho dù các quy tắc và thực hành thống nhất thư tín dụng của phòng thương mại Quốc tế có thể đưa ra giải pháp để giải quyết phần lớn các khó khăn trong lĩnh vực thư tín dụng, các bên vẫn phải quy định luật áp dụng đối với hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán). Nếu không, luật quốc gia của ngân hàng phát hành và của nơi thực hiện thanh toán thư tín dụng có khuynh hướng được áp dụng.
Mặc dù UCP là bộ quy tắc được áp dụng rộng rãi ở rất nhiều nước nhưng nó cũng không mang tính chất bắt buộc với các bên có liên quan mà mang tính chất tùy nghi. Chỉ khi trong thư tín dụng có dẫn chiếu áp dụng UCP thì UCP đó mới có giá trị pháp lý ràng buộc với các bên tham gia vào quan hệ thanh toán đó. Bên cạnh đó các bên có thể thỏa thuận trong thư tín dụng là không thực hiện hay thực hiện khác đi một số điều mà UCP đã quy định. Các bên cũng có thể loại trừ, sửa đổi, bổ sung những điều mà hai bên đều thấy cần thiết nhưng UCP lại không đề cập và quy định đến. UCP chỉ áp dụng cho thanh toán quốc tế, không áp dụng cho thanh toán nội địa. Trong trường hợp áp dụng UCP mà có sự xung đột với pháp luật quốc gia thì luật quốc gia có giá trị cao hơn về mặt pháp lý. Đối với Việt nam, một đất nước đang đứng trước thềm hội nhập vào nền kinh tế thế giới, một khi cách thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là cách thanh toán quốc tế chủ yếu thì yêu cầu tìm hiểu những quy tắc và tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu như UCP 600 là một yêu cầu quan trọng trong cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam.
2.1.2. Các văn bản khác điều chỉnh hoạt động thanh toàn bằng thư tín dụng.
Thứ nhất là, văn bản về Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng viết tắt là ISBP. Đây là tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế nhằm ki...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
D Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại VPCC hưng vượng Luận văn Kinh tế 1
K Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất Luận văn Kinh tế 0
A Pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top