nguyenthoa2504

New Member

Download miễn phí Khóa luận Pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ





MỤC LỤC
 
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 3
VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 3
1. Những vấn đề cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 3
1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 3
1.2. Những đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 4
1.3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 8
2. Những vấn đề cơ bản về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 10
2.1. Khái niệm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 10
2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 12
2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng 12
2.2.2. Nguyên tắc không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm 13
2.2.3. Nguyên tắc không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn 14
2.3. Những yếu tố chi phối đến việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 15
2.4. Phân loại các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 16
CHƯƠNG II 17
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 17
VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 17
1. Pháp luật hiện hành điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 17
2. Pháp luật điều chỉnh các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không có sự vi phạm hợp đồng từ phía các bên 18
2.1. Khi hợp đồng đã được hoàn thành 18
2.2. Theo thoả thuận của các bên 21
2.3. KHI mất đi đối tượng của hợp đồng hay bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm 24
2.4. Khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động; bên mua bảo hiểm là cá nhân chết mà không phải là người được bảo hiểm hay là tổ chức chấm dứt hoạt động 25
3. Pháp luật điều chỉnh các trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi có một bên vi phạm hợp đồng 28
3.1. Khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng (đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng) 28
3.2. Khi một bên huỷ bỏ hợp đồng 32
3.3. Khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu 33
CHƯƠNG III 35
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG 35
BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 35
1. Thực trạng quy định và áp dụng pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 35
1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 35
1.2. Những bất cập cơ bản trong quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 45
2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 50
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ếu bên mua bảo hiểm thấy rằng việc mua bảo hiểm là không thật sự phù hợp và quyết định lại là không tham gia bảo hiểm nữa, thì hợp đồng sẽ chấm dứt, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại số phí bảo hiểm đã nhận, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến việc giao kết hợp đồng.
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 chưa có quy định giải thích thế nào là chi phí hợp lý có liên quan. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trên thực tế không giải thích gì thêm về thuật ngữ này. Chi phí hợp lý thường được hiểu là những chi phí trực tiếp liên quan đến việc khai thác và duy trì hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm như chi phí in ấn hợp đồng, chi phí khám nghiệm y khoa…
* Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi tổng số tiền vay và lãi vay (mà doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm vay) bằng giá trị hoàn lại.
Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, điều khoản cho vay là thoả thuận, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cho bên mua bảo hiểm vay một số tiền nhất định kể từ khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại.
Khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại, nếu bên mua bảo hiểm có yêu cầu, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cho bên mua bảo hiểm vay một khoản tiền từ giá trị hoàn lại đó, và thường không quá một tỷ lệ nhất định trên giá trị hoàn lại (trên thực tế ở Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm thường xác định tỷ lệ này là 80%). Bên mua bảo hiểm có thể hoàn trả số tiền vay bất kỳ lúc nào. Nếu bên mua bảo hiểm không hoàn trả, số tiền vay và lãi vay sẽ được khấu trừ vào giá trị hoàn lại hay số tiền bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng. Khi tổng số tiền vay và lãi vay bằng giá trị hoàn lại thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt, bên mua bảo hiểm không được nhận lại giá trị hoàn lại của hợp đồng và phí bảo hiểm đã nộp.
2.3. Khi mất đi đối tượng của hợp đồng hay bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm
Khoản 5 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt khi "hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hay bồi thường thiệt hại". Trong những trường hợp đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hay đơn chiếc mà do bị mất hay bị tiêu huỷ hay các lý do khác nên vật đó không còn thì hợp đồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối tượng của hợp đồng không còn. Song, các bên có thể thoả thuận vẫn duy trì hợp đồng đó bằng cách thay thế vật không còn bằng một vật khác.
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ của một con người cụ thể. Khi đối tượng đó mất đi thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đương nhiên chấm dứt , không thể thay thế bằng đối tượng khác.
Trường hợp bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm là hai chủ thể khác nhau, nếu người được bảo hiểm từ chối sau khi hợp đồng đã được ký kết thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt do mất đi đối tượng của hợp đồng, vì tuổi thọ của người được bảo hiểm mới là đối tượng của hợp đồng đó. Tuy nhiên, quyền từ chối của người được bảo hiểm chỉ nên được thực hiện trong thời hạn theo thoả thuận hay theo quy định pháp luật, và phải thể hiện dưới hình thức văn bản gửi trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm sinh kỳ, nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đến hạn thanh toán thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt vì mất đi đối tượng của hợp đồng. Bên mua bảo hiểm không được trả bất cứ khoản tiền nào (tuy nhiên, một số công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm nếu trường hợp chết xảy ra). Trường hợp bảo hiểm cho hai người hôn phối thì có thể chỉ mất một đối tượng và khi đó bên mua bảo hiểm có hai sự lựa chọn: tiếp tục thực hiện hợp đồng cho đến khi hết hạn hay người thứ hai chết; hay yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo thoả thuận.
Khoản 1 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:"nếu bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi liên quan có thể được bảo hiểm thì hợp đồng sẽ chấm dứt". Hậu quả pháp lý của trường hợp chấm dứt này là doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm (Khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Luật kinh doanh bảo hiểm quy định bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
- Bản thân bên mua bảo hiểm ;
- Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
- Anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
- Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
áp dụng Khoản 9 Điều 3 đối với nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thì bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi có quyền sở hữu (trường hợp bên mua bảo hiểm là người được bảo hiểm), quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với người đó. Tại Điểm d Khoản 1 Điều 31, "người khác" được hiểu là những người mà bên mua bảo hiểm có tổn thất thực sự khi rủi ro xảy ra, như: cháu trực hệ của bên mua bảo hiểm, người được giám hộ mà bên mua bảo hiểm là người giám hộ hợp pháp, người lao động khi bên mua bảo hiểm là người sử dụng lao động…
2.4. Khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động; bên mua bảo hiểm là cá nhân chết mà không phải là người được bảo hiểm hay là tổ chức chấm dứt hoạt động
Theo Khoản 3 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng dân sự chấm dứt trong trường hợp "cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hay chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hay chủ thể đó thực hiện". Không phải trong mọi trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hay các chủ thể khác giao kết hợp đồng chấm dứt thì hợp đồng đều được coi là chấm dứt. Theo quy định trên, chỉ những hợp đồng nào mà do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hay do các bên đã thoả thuận trước là người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hay chỉ người có quyền mới được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng thì khi họ chết, hợp đồng mới chấm dứt. Bởi lúc đó, nghĩa vụ theo hợp đồng không thể được thực hiện.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Theo đó, "doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm"(Khoản 1 Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000), tức là doanh nghiệp bảo hiểm phải trực tiếp thực hiện hợp đồng bảo hiểm ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bởi người sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay từ thực tiễn quận Tân Phú Luận văn Kinh tế 0
D Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại VPCC hưng vượng Luận văn Kinh tế 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top