vjtc0n_0nline_l0ne
New Member
Download Khóa luận Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam miễn phí
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 01
1. Tính cấp thiết của đề tài 01
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 03
4. Phương pháp nghiên cứu 04
5. Bố cục đề tài 05
B. PHẦN NỘI DUNG 06
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về nhượng quyền thương mại 06
1.1.1.Lịch sử và các quan điểm về nhượng quyền thương mại 06
1.1.2. Các hình thức nhượng quyền thương mại 12
1.1.3. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại 14
1.1.4. Những ưu điểm và hạn chế của hình thức nhượng quyền
thương mại 15
1.2. Pháp luật nhượng quyền thương mại 20
1.2.1. Pháp luật nhượng quyền thương mại của một số nước trên thế giới 20
1.2.2. Pháp luật nhượng quyền thương mại của Việt Nam 22
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 31
2.2. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 33
2.2.1. Kết quả đã đạt được 33
2.2.2. Những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật nhượng quyền thương mại 38
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 50
2.3. Những định hướng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật NQTM Việt Nam và một số kiến nghị .53
2.3.1.Những định hướng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại 54
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại 56
C. PHẦN KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây Việt Nam có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển. Việt Nam luôn được các nước trên thế giới đánh giá cao về sự ổn định chính trị và được nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới dành sự quan tâm đầu tư, có được sự quan tâm đó là do nước ta có nguồn nhân lực dồi dào với hơn 84 triệu người, là thị trường tiêu thụ tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định ( trên 8%).
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO, và là một trong các thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vực như: APEC, ASEAN...Điều này, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nói với thị trường là điều rất được quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, nhiều cách kinh doanh đã ra đời, phát triển rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những người hoạt động kinh doanh. Một trong những cách hiệu quả được nhiều thương nhân lựa chọn đó là cách “nhượng quyền thương mại”, tiếng Anh là “Franchise”.
Nhượng quyền thương mại là một cách kinh doanh tiên tiến, được nhiều doanh nhân lựa chọn để kinh doanh và nó đang là cách mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nhân. Đặc biệt, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cụm từ “nhượng quyền thương mại” bắt đầu gây được sự chú ý của nhiều người, nhiều giới bởi ngày càng có nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài “đổ bộ” vào Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh này, cũng như có một số thương hiệu đã nhượng quyền thành công trong nước và nước ngoài. Điều đó đang từng ngày từng giờ góp phần vào công cuộc phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu về quản lý và thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển, Việt Nam đã có các quy định khá cụ thể về NQTM như Luật thương mại 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005...và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản này đã được áp dụng tại Việt Nam và bước đầu đã mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia quan hệ NQTM tại Việt Nam. Bởi vì một số nội dung trong các văn bản pháp luật chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển thực tế của hoạt động NQTM hiện nay tại Việt Nam, cũng như chưa có sự thống nhất giữa các đạo luật liên quan khi quy định về NQTM. Cụ thể như: Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không phù hợp khi áp dụng cho “hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực” và “hợp đồng nhượng quyền thương mại hai cấp”; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh; các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin về NQTM chưa cụ thể; quy định về xử phạt vi phạm hành chính mới dừng lại ở mức định khung, chưa cụ thể và không đủ cơ sở để áp dụng trong thực tiễn...
Sự phát triển mạnh mẽ của cách NQTM tại Việt Nam hiện tại và tương lai rất cần có sự điều chỉnh một cách khoa học và đầy đủ của hệ thống pháp luật trong nước. Việc điều chỉnh một cách khoa học và đầy đủ một mặt đáp ứng được nhu cầu hoạt động nhượng quyền thương mại đồng thời phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về NQTM. Chính vì vậy việc tìm hiểu về cách NQTM thông qua các quy định pháp luật và qua đó thấy được những vướng mắc, bất cập khi áp dụng trong thực tiễn để đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về NQTM là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các qui định của pháp luật về NQTM được qui định trong Luật thương mại, các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Bộ Luật dân sự 2005, Luật chuyển giao công nghệ 2006, Nghị định 35/2006/NĐ - CP, Thông tư số 09/2006/BTM...
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại trong quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển hoạt động NQTM tại Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Về lý luận: Đề tài này nghiên cứu về quy định của pháp luật về NQTM được quy định tại Luật thương mại và các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004; Luật sở hữu trí tuệ 2005; Luật chuyển giao công nghệ 2006; Nghị định 35/2006/NĐ-CP...
2.2.2. Về thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động NQTM. Trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về NQTM để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về NQTM.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của tác giả nhằm:
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về NQTM trên cơ sở các quy định của Luật thương mại và các văn bản liên quan về NQTM.
- Đưa ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về NQTM.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về NQTM.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tập hợp các quy định của pháp luật về NQTM.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận NQTM được quy định trong Luật thương mại và các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Bộ Luật dân sự 2005, Luật chuyển giao công nghệ 2006, Nghị định 35/2006/NĐ - CP, Thông tư số 09/2006/BTM...
- Thu thập các số liệu về tình hình hoạt động NQTM ở nước ta trong những năm gần đây.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về NQTM.
- Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng các quy định pháp luật về NQTM chưa mang lại hiệu quả cao; từ đó có những kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về NQTM.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về NQTM;
- Phương pháp thống kê để thấy được số lượng NQTM trong nền kinh tế;
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn nắm bắt được những khó khăn vướng mắc của cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện các quy định về NQTM và những khó khăn từ phía các bên nhượng quyền và bên nhận quyền thương mại;
- Phương pháp so sánh giữa các quy định của pháp luật về NQTM theo Luật thương mại 2005 và các văn bản trước đây, các văn bản có liên quan khác.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài với tiêu đề: “Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về nhượng quyền thương mại và pháp luật về nhượng quyền thương mại
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Ngoài ra, còn có Lời cảm ơn; Bảng viết tắt; Phụ lục; Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 01
1. Tính cấp thiết của đề tài 01
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 03
4. Phương pháp nghiên cứu 04
5. Bố cục đề tài 05
B. PHẦN NỘI DUNG 06
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về nhượng quyền thương mại 06
1.1.1.Lịch sử và các quan điểm về nhượng quyền thương mại 06
1.1.2. Các hình thức nhượng quyền thương mại 12
1.1.3. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại 14
1.1.4. Những ưu điểm và hạn chế của hình thức nhượng quyền
thương mại 15
1.2. Pháp luật nhượng quyền thương mại 20
1.2.1. Pháp luật nhượng quyền thương mại của một số nước trên thế giới 20
1.2.2. Pháp luật nhượng quyền thương mại của Việt Nam 22
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 31
2.2. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 33
2.2.1. Kết quả đã đạt được 33
2.2.2. Những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật nhượng quyền thương mại 38
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 50
2.3. Những định hướng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật NQTM Việt Nam và một số kiến nghị .53
2.3.1.Những định hướng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại 54
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại 56
C. PHẦN KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây Việt Nam có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển. Việt Nam luôn được các nước trên thế giới đánh giá cao về sự ổn định chính trị và được nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới dành sự quan tâm đầu tư, có được sự quan tâm đó là do nước ta có nguồn nhân lực dồi dào với hơn 84 triệu người, là thị trường tiêu thụ tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định ( trên 8%).
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO, và là một trong các thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vực như: APEC, ASEAN...Điều này, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nói với thị trường là điều rất được quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, nhiều cách kinh doanh đã ra đời, phát triển rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những người hoạt động kinh doanh. Một trong những cách hiệu quả được nhiều thương nhân lựa chọn đó là cách “nhượng quyền thương mại”, tiếng Anh là “Franchise”.
Nhượng quyền thương mại là một cách kinh doanh tiên tiến, được nhiều doanh nhân lựa chọn để kinh doanh và nó đang là cách mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nhân. Đặc biệt, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cụm từ “nhượng quyền thương mại” bắt đầu gây được sự chú ý của nhiều người, nhiều giới bởi ngày càng có nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài “đổ bộ” vào Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh này, cũng như có một số thương hiệu đã nhượng quyền thành công trong nước và nước ngoài. Điều đó đang từng ngày từng giờ góp phần vào công cuộc phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu về quản lý và thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển, Việt Nam đã có các quy định khá cụ thể về NQTM như Luật thương mại 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005...và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản này đã được áp dụng tại Việt Nam và bước đầu đã mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia quan hệ NQTM tại Việt Nam. Bởi vì một số nội dung trong các văn bản pháp luật chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển thực tế của hoạt động NQTM hiện nay tại Việt Nam, cũng như chưa có sự thống nhất giữa các đạo luật liên quan khi quy định về NQTM. Cụ thể như: Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không phù hợp khi áp dụng cho “hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực” và “hợp đồng nhượng quyền thương mại hai cấp”; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh; các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin về NQTM chưa cụ thể; quy định về xử phạt vi phạm hành chính mới dừng lại ở mức định khung, chưa cụ thể và không đủ cơ sở để áp dụng trong thực tiễn...
Sự phát triển mạnh mẽ của cách NQTM tại Việt Nam hiện tại và tương lai rất cần có sự điều chỉnh một cách khoa học và đầy đủ của hệ thống pháp luật trong nước. Việc điều chỉnh một cách khoa học và đầy đủ một mặt đáp ứng được nhu cầu hoạt động nhượng quyền thương mại đồng thời phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về NQTM. Chính vì vậy việc tìm hiểu về cách NQTM thông qua các quy định pháp luật và qua đó thấy được những vướng mắc, bất cập khi áp dụng trong thực tiễn để đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về NQTM là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các qui định của pháp luật về NQTM được qui định trong Luật thương mại, các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Bộ Luật dân sự 2005, Luật chuyển giao công nghệ 2006, Nghị định 35/2006/NĐ - CP, Thông tư số 09/2006/BTM...
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại trong quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển hoạt động NQTM tại Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Về lý luận: Đề tài này nghiên cứu về quy định của pháp luật về NQTM được quy định tại Luật thương mại và các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004; Luật sở hữu trí tuệ 2005; Luật chuyển giao công nghệ 2006; Nghị định 35/2006/NĐ-CP...
2.2.2. Về thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động NQTM. Trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về NQTM để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về NQTM.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của tác giả nhằm:
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về NQTM trên cơ sở các quy định của Luật thương mại và các văn bản liên quan về NQTM.
- Đưa ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về NQTM.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về NQTM.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tập hợp các quy định của pháp luật về NQTM.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận NQTM được quy định trong Luật thương mại và các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Bộ Luật dân sự 2005, Luật chuyển giao công nghệ 2006, Nghị định 35/2006/NĐ - CP, Thông tư số 09/2006/BTM...
- Thu thập các số liệu về tình hình hoạt động NQTM ở nước ta trong những năm gần đây.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về NQTM.
- Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng các quy định pháp luật về NQTM chưa mang lại hiệu quả cao; từ đó có những kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về NQTM.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về NQTM;
- Phương pháp thống kê để thấy được số lượng NQTM trong nền kinh tế;
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn nắm bắt được những khó khăn vướng mắc của cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện các quy định về NQTM và những khó khăn từ phía các bên nhượng quyền và bên nhận quyền thương mại;
- Phương pháp so sánh giữa các quy định của pháp luật về NQTM theo Luật thương mại 2005 và các văn bản trước đây, các văn bản có liên quan khác.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài với tiêu đề: “Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về nhượng quyền thương mại và pháp luật về nhượng quyền thương mại
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Ngoài ra, còn có Lời cảm ơn; Bảng viết tắt; Phụ lục; Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Pháp luật về nhượng quyền thương mại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam hiện nay, thực tiễn giữa pháp luật về thương mại của các nước trên thế giới, Pháp luật về nhượng quyền thương mại trong xu thế hội nhập và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG, Những định hướng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật NQTM Việt Nam và một số kiến nghị., đề tài Pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng thương mại, đề tài hoạt động nhượng quyền thương mại tại việt nam, pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại tại viêt nam, sự phát triển pháp luật nhượng quyền vIệt nam