congchuangutrongrung200675
New Member
Download miễn phí Khóa luận Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI - TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 4
1. Khiếu nại – tố cáo và khiếu nại – tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai 4
1.1. Khái niệm chung về KN - TC 4
1.2. Khiếu nại - Tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai 5
1.3. Đặc điểm của KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai 6
1.4. Những nguyên nhân dẫn tới KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai 11
2. Giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 13
2.1. Khái niệm và đặc điểm của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 13
2.1.1. Khái niệm 13
2.1.2. Đặc điểm của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 14
2.2. Ý nghĩa, mục đích của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 17
2.3. Các nguyên tắc cơ bản của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 18
2.3.1. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật 18
2.3.2. Nguyên tắc dân chủ và công khai 18
2.3.3. Tôn trọng sự thật khách quan, thận trọng và vô tư 19
2.3.4. Kết hợp giải quyết KN - TC về đất đai với việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về đất đai 20
2.3.5. Giải quyết kịp thời, nhanh chóng, ngăn chặn và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật đất đai 20
CHƯƠNG II 21
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 21
1. Khiếu nại tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận 21
1.1. Khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền dân chủ cơ bản của công dân 21
1.2. Quyền và nghĩa vụ của công dân và người sử dụng đất khi thực hiện KN - TC 23
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại 23
1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại 24
1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo 25
1.2.4. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo 25
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai 26
2.1. Thẩm quyền giải quyết Khiếu nại 26
2.2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo 27
3.1. Tổ chức tiếp dân và tiếp nhận đơn thư KN - TC 28
3.2. Thụ lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo: 28
3.3. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 29
3.4. Thi hành quyết định giải quyết KN - TC 31
4. Thực hiện quản lý Nhà nước và giám sát đối với công tác giải quyết khiều nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai 32
4.1. Quản lý nhà nước về giải quyết KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai 32
4.2. Thực hiện giám sát đối với công tác giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai 33
CHƯƠNG III 35
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN 35
PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC 35
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 35
1. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta hiện nay 35
1.1. Những thành tựu đã đạt được 35
1.2. Những mặt tồn tại chưa làm được 38
2. Một số kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai 41
2.1. Nguyên nhân của thực trạng trên 41
2.2. Một vài kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết KN - TC về đất đai ở nước ta trong thời gian tới 44
2.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 44
2.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết KN - TC về đất đai 45
2.2.3. Tăng cường sự giám sát của Nhà nước, của các đoàn thể quần chúng nhân dân đối với công tác giải quyết KN - TC về đất đai 47
2.2.4. Thực hiện tốt công tác giải quyết KN - TC về đất đai ở cấp cơ sở 48
2.2.5. Thực hiện tốt đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và người giải quyết khiếu nại 49
2.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giải quyết KN - TC về đất đai 49
2.2.7. Thành lập cơ quan tài phán nhà nước về đất đai hay hệ thống Toà án đất đai 50
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-khoa_luan_phap_luat_ve_giai_quyet_khieu_nai_to_ca.JhuwLeKXYT.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56653/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI1. Khiếu nại tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận
1.1. Khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền dân chủ cơ bản của công dân
Sớm nhận thức được tầm quan trọng của KN - TC và giải quyết KN - TC trong việc xây dựng một nhà nước dân chủ thực sự của dân do dân vì dân, ngay từ khi ra đời Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú ý tới công tác giải quyết KN - TC cũng như xây dựng hệ thống các quy định pháp luật về giải quyết KN - TC của công dân. Chế định pháp luật này đang ngày càng được đổi mới và hoàn thiện.
Hiến pháp 1946 đã quy định các quyền tự do của công dân trong lĩnh vực hành chính, chính trị và các quyền tự do khác. Một trong các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp này là đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân.
Các quy định đó của Hiến pháp 1946 đã đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển quyền KN - TC của công dân trong các bản Hiến pháp cũng như trong hệ thống pháp luật của nước ta sau này.
Hiến pháp năm 1959, quyền KN - TC của công dân đã được ghi nhận tại Điều 29: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền KN - TC với bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước. Những việc KN - TC phải được xét và giải quyết một cách nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi vi phạm của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường”.
Hiến pháp năm 1980 đã kế thừa tại Điều 73: “công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chưc xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hay của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức thuộc đơn vị đó”.
Đến hiến pháp năm 1992, quyền khiếu nại tố cáo được ghi nhân tại Điều 74: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hay bất cứ cá nhân nào.
Việc KN - TC phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn luật định.
Mọi hành vi xâm pham lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân, phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiết hại phải được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.
Nghiêm cấm việc trả thù người KN - TC hay lợi dụng quyền KN - TC để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.
Những quy định của Hiến pháp đã làm cơ sở cho các hệ thống pháp luật chuyên ngành cụ thể hóa quyền khiếu nại tố cáo của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.
Điều 1 Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân năm 1991 đã quy định rõ:
“1. Công dân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định hay việc làm trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý hành chính của cơ quan nhà nước hay nhân viên nhà nước xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền khiếu nại của công dân đối với quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế do pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế quy định.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, gọi chung là cơ quan, tổ chức, hay cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”.
Điều 1 Luật khiếu nại tố cáo được ban hành năm 1998, sửa đổi bổ sung năm2004, 2005 cũng quy định: “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chinch của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” và “công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, Luật đất đai năm 2003, quyền KN - TC vẫn được khẳng định là một trong các quyền cơ bản của người sử dụng đất. Tại điều 105, Khoản 6 Luật đất đai đã quy định rõ người sử dụng đất có quyền “khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi pháp luật về đất đai”.
Điều 138, khoản 1 cũng quy định “người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hay hành vi hành chính về quản lý đất đai”.
Tại Điều 139 “cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai”.
Những quy định ấy đã làm nền tảng vững chắc cho công dân cũng như người sử dụng đất có thể thực hiện quyền KN - TC của mình trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
1.2. Quyền và nghĩa vụ của công dân và người sử dụng đất khi thực hiện KN - TC
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
- Quyền của người khiếu nại:
+) Được quyền tự mình khiếu nại hay thông qua người đai diện hợp pháp để khiếu nại;
+) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
+) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+) Được khiếu nại tiếp hay rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết;
- Nghĩa vụ của người khiếu nại:
+) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
+) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin tài liệu cho người giải quyết khiếu nại;
+) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực;
Việc quy định những nghĩa vụ của người khiếu nại như vậy là một đảm bảo có ý nghĩa pháp lý - thực tiễn để việc giải quyết KN - TC được khách quan, nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn.
1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Quyền của người bị khiếu nại:
+) Biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
+) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hay bản án của Toà án.
- Nghĩa vụ của người bị khiếu nại:
+) Tiếp nhận, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; sửa đổi hay huỷ bỏ quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị khiếu nại; gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình; trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ ch
Tags: tiểu luận quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc khiếu nại, tố cáo về đât đai, Quy định của pháp luật về giải quyết khiểu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự của các cơ quan có thâm quyền trong Cong an nhan dân ., quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tố cáo, thẩm quyền giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai, những nguyên nhân các tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về gải quyết tố cáo, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO