Tuathal

New Member
Link tải miễn phí luận văn
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Khiếu nại, tố cáo là quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp quy định tại điều 74 “ Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hay bất cứ cá nhân nào”.
Đây là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, là cách để họ tham gia vào quản lý nhà nước, là biểu hiện của nền dân chủ XHCN. Do đó, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là một trong những biện pháp quan trọng để bảo đảm quyền công dân, bảo đảm duy trì pháp chế XHCN và kỉ luật trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I - Một số vấn đề lý luận về khiếu nại, tố cáo và việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
1. Khái niệm khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Theo giải thích của từ điển Tiếng việt thì khiếu nại là “ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý, đánh giá là trái phép hay không hợp lý”. Về góc độ xã hội, khiếu nại là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, thể hiện sự phản ứng tự nhiên của một số người đối với hành vi của người khác khi họ cho rằng hành vi đó không phù hợp với các quy tắc chuẩn mực trong đời sống cộng đồng. Về góc độ chính trị - pháp lý thì khiếu nại là một quyền dân chủ cơ bản của công dân được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện bởi bộ máy nhà nước.
Theo khoản 1 điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan tổ chức hay cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy định đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Như vậy khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi QĐHC hay HVHC hay đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỉ luật đối với cơ quan tổ chức hay người hay người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể kết luận có vi phạm hay không sau khi đã xem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc với điều kiện được cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan.
Tuy nhiên khái niệm trên chỉ giới hạn những khiếu nại phát sinh trong giới hạn quản lý hành chính nhà nước mà đối tượng khiếu nại là QĐHC, HVHC. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ XHCN cần có khái niệm pháp lý về khiếu nại rộng hơn, toàn diện hơn mà hạt nhân của nó là công dân, tổ chức có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước xem xét lại các quyết định, hành vi mà họ đánh giá là trái pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã quy định khái niệm giải quyết khiếu nại như sau: “ Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại” ( khoản 13 Điều 2). Như vậy giải quyết khiếu nại gồm 3 giai đoạn: xác minh tình tiết, nội dung vụ việc khiếu nại, kết luận về tính đúng sai, cơ sở pháp lý của nội dung khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Khái niệm tố cáo và giải quyết tố cáo.
Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Tố cáo là báo cho mọi người hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết người hay hành động phạm pháp nào đó…vạch trần hành động xấu xa hay tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn”.
Theo quan niệm của PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt thì tố cáo là quyền của công dân phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan tổ chức hay cá nhân đã gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích của công dân nói chung, mang không gây thiệt hại trực tiếp cho công dân thực hiện việc tố cáo”.
Trong pháp luật nước ta, lần đầu tiên Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 đã quy định khái niệm tố cáo: “ Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” ( khoản 2 Điều 2).
Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp. Bản chất của tố cáo là việc công dân phát hiện và báo cho cơ quan nhà nước biết về hành vi VPPL nào đó diễn ra trong đời sống xã hội. Chủ thể thực hiện quyền tố cáo là mọi công dân. Đối tượng của tố cáo rất rộng, bao gồm tất cả các hành vi VPPL do bất kì người nào thực hiện. Thông qua việc tố cáo VPPL, nhà nước có được một nguồn thông tin về những hành vi VPPL diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, qua đó cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền kiểm tra xem xét để có biện pháp xử lý.
Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 quy định khái niệm tại Khoản 14 Điều 2 Luật Khiếu nại tố cáo về “ giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo”. Giải quyết tố cáo gồm 3 giai đoạn: kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo; kết luận về tính đúng đắn, khách quan nội dung tố cáo; xử lý hành vi VPPL của người tố cáo và giải quyết những vấn đề liên quan đến nội dung theo quy định của pháp luật.
3. So sánh giữa khiếu nại và tố cáo.
Giữa khiếu nại và tố cáo có điểm chung là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khi bị xâm phạm. Khiếu nại và tố cáo đều có chung căn cứ là VPPL. Vì vậy các thông tin do khiếu nại, tố cáo mang đến đều là những thông tin phản ánh VPPL do vậy, về bản chất giải quyết khiếu nại, tố cáo là giải quyết xử lý VPPL.
Mặc dù giữa khiếu nại và tố cáo có quan hệ gần gũi nhau nhưng giữa chúng có sự khác nhau về nội dung, tính chất, đặc biệt là sự điều chỉnh của pháp luật.
Về chủ thể: chủ thể của khiếu nại là công dân, tổ chức, cơ quan – những người có quyền lợi liên quan trực tiếp tới hành vi VPPL, còn chủ thể của tố cáo chỉ có thể là công dân - người không có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp tới hành vi VPPL.
Về đối tượng: đối tượng của khiếu nại là QĐHC, HVHC mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối tượng của tố cáo là những hành vi VPPL của bất cứ một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Về mục đích: mục đích của người khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, còn mục đích của người tố cáo là nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, tập thể nói chung.
Về trách nhiệm pháp lý: người khiếu nại không phải chịu trách nhiệm khi khiếu nại không có căn cứ còn người tố cáo phải chịu trách nhiệm pháp lý khi cố tình tố cáo sai sự thật.
Khiếu nại và tố cáo còn khác nhau về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, cách giải quyết.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

truongbuutan

New Member
Re: Tiểu luận: Pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo

anh, chị tải dùm e tiểu luận pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo. cám ơn
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top