Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
Nước là tài nguyên, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người. Không có nước không có sự sống. Chúng ta cần nước sạch cho sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe và vệ sinh. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nước còn cần cho phát triển thủy điện và giao thông thủy. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự trong lành và bền vững của môi trường, duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước có chung nguồn nước liên quốc gia. Nước là tài nguyên quý giá, có hạn và dễ bị ô nhiễm. Bên cạnh những mặt lợi, nước cũng có thể gây ra tai họa cho người và môi trường. Trong những thập niên qua việc khai thác tài nguyên nước và cộng tác phòng, chống tác hại do nước gây ra đã có những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong một thời gian dài việc nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và sự phát triển bền vững của đất nước, chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dẫn đến tài nguyên nước ở nước ra đã có những biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn khá phổ biến. Trong khi đó nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế không ngừng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng, các nước láng giềng có chung nguồn nước với Việt Nam đang tăng cường khai thác nguồn nước ở thượng nguồn, cân bằng nước giữa cung và cầu nhiều lúc, nhiều nơi không đảm bảo và trở thành áp lực lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện dân số gia tăng, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày một phức tạp,... Tình hình đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý, bảo vệ để phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra. Vì vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và chống suy thoái tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn nước quốc gia. Theo điều 3 Luật Tài nguyên nước 1998 quy định : "Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hay nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
"Ô nhiễm nguồn nước" là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
"Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên". Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Do vậy, Sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước. Như vậy, có thể hiểu, bảo vệ tài nguyên nước chính là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
NỘI DUNG
I_Thực trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước:
1. Thực trạng về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3. Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên nước phong phú, dồi dào nhưng hiện nay, tài nguyên nước ở nước ta đang trong tình trạng suy thoái cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, Việt Nam hiện nay đang lâm vào tình trạng thiếu nước do tài nguyên nước của Việt Nam phân bố không đều theo thời gian trong năm và giữa các năm. Cùng với sự phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước cũng là một phần nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt nguồn nước.
Về chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô. Nguồn nước dưới đất ở nhiều đô thị, một số khu vực đồng bằng đã có biểu hiện ô nhiễm do các chất hưu cơ khó phân hủy và hàm lượng vi khuẩn cao. Các biểu hiện suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất đang ngày càng trở nên rõ rệt và phổ biến ở nước ta. Đáng lưu ý, trong Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 có nêu, nước dưới đất bị ô nhiễm còn do việc chôn gia cầm bị dịch không đúng quy cách, điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất từ các hốc chôn lấp, tiêu hủy gia cầm đầy bệnh dịch là rất cao, đặc biệt là trong mùa mưa. Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất kinh với quy mô nhỏ nhưng dày đặc ở các làng nghề hiện nay cũng rất nghiêm trọng. Các chuyên gia còn phân tích, trong khu vực nội thành của các thành phố lớn, hệ thống các hồ, ao, kênh, rạch và các sông nhỏ chính là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, dân cư, Hệ thống này hiện nay đang ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn 5-10 lần, các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ. Trong nước dưới đất, nhiều nơi còn thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt phát và arsenic. Tại Hà Nội, một số giếng có hàm lượng phốt phát và arsenic cao hơn mức cho phép là 71%.
2. Nguyên nhân của sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam
Trước yêu cầu sử dụng nước còn tiếp tục gia tăng trong khi tài nguyên nước thì ngày càng bị suy thoái nên cần phân tích rõ các nguyên nhân suy thoái, đặc biệt là các nguyên nhân về quản lý để có được các giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu sự suy thoái đang phát triển nghiêm trọng này. Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam:
- Do gia tăng nhanh về dân số. Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch trong ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người với môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng cũng ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
- Do việc khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt.
- Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn.
Những năm qua và những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm, suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước nhất là về mùa khô. Việc gia tăng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, giệt cỏ trong thâm canh lúa và các vườn cây cùng việc nuôi trồng thủy sản, giết mổ gia súc, chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng làm ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước dưới đất.
- Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu toàn cầu đang nóng lên đã và sẽ gây tác động nhiều đến tài nguyên nước, như: làm giảm tổng lượng dòng chảy, làm băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần. Tất cả những điều này sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước, khiến không còn đủ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất đời sống.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Nước là tài nguyên, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người. Không có nước không có sự sống. Chúng ta cần nước sạch cho sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe và vệ sinh. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nước còn cần cho phát triển thủy điện và giao thông thủy. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự trong lành và bền vững của môi trường, duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước có chung nguồn nước liên quốc gia. Nước là tài nguyên quý giá, có hạn và dễ bị ô nhiễm. Bên cạnh những mặt lợi, nước cũng có thể gây ra tai họa cho người và môi trường. Trong những thập niên qua việc khai thác tài nguyên nước và cộng tác phòng, chống tác hại do nước gây ra đã có những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong một thời gian dài việc nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và sự phát triển bền vững của đất nước, chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dẫn đến tài nguyên nước ở nước ra đã có những biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn khá phổ biến. Trong khi đó nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế không ngừng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng, các nước láng giềng có chung nguồn nước với Việt Nam đang tăng cường khai thác nguồn nước ở thượng nguồn, cân bằng nước giữa cung và cầu nhiều lúc, nhiều nơi không đảm bảo và trở thành áp lực lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện dân số gia tăng, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày một phức tạp,... Tình hình đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý, bảo vệ để phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra. Vì vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và chống suy thoái tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn nước quốc gia. Theo điều 3 Luật Tài nguyên nước 1998 quy định : "Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hay nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
"Ô nhiễm nguồn nước" là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
"Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên". Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Do vậy, Sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước. Như vậy, có thể hiểu, bảo vệ tài nguyên nước chính là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
NỘI DUNG
I_Thực trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước:
1. Thực trạng về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3. Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên nước phong phú, dồi dào nhưng hiện nay, tài nguyên nước ở nước ta đang trong tình trạng suy thoái cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, Việt Nam hiện nay đang lâm vào tình trạng thiếu nước do tài nguyên nước của Việt Nam phân bố không đều theo thời gian trong năm và giữa các năm. Cùng với sự phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước cũng là một phần nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt nguồn nước.
Về chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô. Nguồn nước dưới đất ở nhiều đô thị, một số khu vực đồng bằng đã có biểu hiện ô nhiễm do các chất hưu cơ khó phân hủy và hàm lượng vi khuẩn cao. Các biểu hiện suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất đang ngày càng trở nên rõ rệt và phổ biến ở nước ta. Đáng lưu ý, trong Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 có nêu, nước dưới đất bị ô nhiễm còn do việc chôn gia cầm bị dịch không đúng quy cách, điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất từ các hốc chôn lấp, tiêu hủy gia cầm đầy bệnh dịch là rất cao, đặc biệt là trong mùa mưa. Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất kinh với quy mô nhỏ nhưng dày đặc ở các làng nghề hiện nay cũng rất nghiêm trọng. Các chuyên gia còn phân tích, trong khu vực nội thành của các thành phố lớn, hệ thống các hồ, ao, kênh, rạch và các sông nhỏ chính là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, dân cư, Hệ thống này hiện nay đang ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn 5-10 lần, các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ. Trong nước dưới đất, nhiều nơi còn thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt phát và arsenic. Tại Hà Nội, một số giếng có hàm lượng phốt phát và arsenic cao hơn mức cho phép là 71%.
2. Nguyên nhân của sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam
Trước yêu cầu sử dụng nước còn tiếp tục gia tăng trong khi tài nguyên nước thì ngày càng bị suy thoái nên cần phân tích rõ các nguyên nhân suy thoái, đặc biệt là các nguyên nhân về quản lý để có được các giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu sự suy thoái đang phát triển nghiêm trọng này. Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam:
- Do gia tăng nhanh về dân số. Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch trong ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người với môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng cũng ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
- Do việc khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt.
- Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn.
Những năm qua và những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm, suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước nhất là về mùa khô. Việc gia tăng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, giệt cỏ trong thâm canh lúa và các vườn cây cùng việc nuôi trồng thủy sản, giết mổ gia súc, chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng làm ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước dưới đất.
- Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu toàn cầu đang nóng lên đã và sẽ gây tác động nhiều đến tài nguyên nước, như: làm giảm tổng lượng dòng chảy, làm băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần. Tất cả những điều này sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước, khiến không còn đủ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất đời sống.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links