Download Pháp luật Việt Nam với việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử đối với người chưa thành niên miễn phí
Ở Việt Nam, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên (trong đó có xét xử) về cơ bản được quy định chung trong BLTTHS. So với yêu cầu quốc tế thì chúng ta chưa có văn bản pháp luật riêng về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, nhưng trong BLTTHS ngoài những quy định chung (áp dụng cho cả người chưa thành niên) thì đã có một chương (Chương XXXII từ Điều 301 đến Điều 310) quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng tại chương này chỉ áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, chưa có quy định thủ tục tố tụng áp dụng với người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
n thiện pháp luật về thủ tục tố tụng “đặc biệt” về xét xử với người chưa thành niên là yêu cầu hết sức cần thiết cho việc xây dựng môi trường “xét xử thân thiện” với người chưa thành niên, góp phần thúc đẩy và bảo vệ các quyền của trẻ em và người chưa thành niên.1. Những yêu cầu cơ bản của quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử với người chưa thành niên
Những yêu cầu quốc tế về thủ tục tố tụng với người chưa thành niên (trong đó có thủ tục tố tụng xét xử) cơ bản được thể hiện trong Công ước quyền trẻ em[1] (CƯQT) và các văn kiện quốc tế bổ sung về tư pháp người chưa thành niên, bao gồm: Bản quy tắc về các chuẩn mực tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp người chưa thành niên[2] (Quy tắc Bắc Kinh); Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tình trạng phạm tội của người chưa thành niên[3] (Hướng dẫn Riyadh); Bản quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước đoạt tự do[4] (JDLs), Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc tư pháp cơ bản đối với người bị hại của tội phạm và lạm dụng quyền lực[5], Hướng dẫn của Liên hợp quốc về hành động đối với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự[6], Hướng dẫn về tư pháp đối với trẻ em là người bị hại và người làm chứng của tội phạm năm 2003 của Cơ quan quốc tế về quyền trẻ em….
Để bảo vệ và thúc đẩy các quyền của trẻ em và người chưa thành niên khi tham gia vào các thủ tục tố tụng xét xử của Tòa án, CƯQTE và các văn kiện quốc tế bổ sung về tư pháp người chưa thành niên đưa ra một số chuẩn mực và yêu cầu các quốc gia thành viên cần đáp ứng như sau:
1.1. Đối với người chưa thành niên phạm tội
- Yêu cầu các quốc gia thành viên ban hành các đạo luật, thủ tục, thành lập các cơ quan đặc biệt được áp dụng riêng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trong đó khuyến nghị các quốc gia thiết lập các Tòa án người chưa thành niên có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội, những Tòa án này cần áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt được thiết kế tính đến các nhu cầu riêng biệt của trẻ em.
- Phải bảo đảm cho người chưa thành niên bị buộc tội hay bị kết tội là đã vi phạm pháp luật hình sự có quyền được đối xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em về phẩm cách và phẩm giá, tăng cường lòng tôn trọng của trẻ em đối với quyền con người và các quyền tự do cơ bản của người khác, cách thức đối xử cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và thúc đẩy sự tái hòa nhập của trẻ em trong xã hội.
- Việc bắt, giam, giữ người chưa thành niên trong quá trình tố tụng chỉ sử dụng khi không còn biện pháp nào khác tốt hơn và trong thời gian ngắn nhất, việc bắt, giam, giữ người chưa thành niên phải thực hiện đúng với các quy định của pháp luật.
- Việc giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên cần được giải quyết nhanh chóng, nhất là các vụ có người chưa thành niên bị tạm giam trước khi xét xử thì tòa án phải dành sự ưu tiên tối đa để giải quyết một cách nhanh nhất, nhằm rút ngắn tối đa ở mức có thể về thời hạn tạm giam.
- Trong giai đoạn xét xử cần bảo đảm cho người chưa thành niên phạm tội có những quyền cơ bản sau: quyền được thông báo về tội danh bị buộc tội; quyền được suy đoán vô tội cho tới khi được chứng minh là có tội, có quyền đòi hỏi vấn đề có phạm tội hay không, được cơ quan có thẩm quyền độc lập, vô tư xác định không chậm trễ tại một phiên tòa xử công bằng; quyền được nhận sự giúp đỡ về pháp lý hay sự giúp đỡ thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày ý kiến bào chữa của mình, quyền có chuyên gia pháp lý của mình hiện diện tại tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng; quyền được có cha mẹ hiện diện trong suốt quá trình xét xử, trừ trường hợp điều đó không bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em; quyền được trình bày ý kiến của mình, được nghe trình bày trong bất cứ trình tự nào ảnh hưởng đến mình (các ý kiến của người chưa thành niên phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc và được xem xét thỏa đáng, có chú ý đến độ tuổi và mức độ trưởng thành của người chưa thành niên); quyền được thẩm vấn hay nhờ người thẩm vấn những người làm chứng chống lại mình, được tham gia và thẩm vấn người làm chứng có lợi cho mình trong những điều kiện bình đẳng; quyền được sự giúp đỡ không mất tiền của một phiên dịch nếu không hiểu hay không nói được ngôn ngữ được sử dụng; quyền về bảo vệ riêng tư được tôn trọng trong tất cả các giai đoạn tố tụng để tránh những tổn thương có thể gây ra cho các em do sự công khai hay bởi việc tống đạt lệnh của Tòa án.
- Về trình tự tố tụng phải đạt những lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên và phải được tiến hành trong bầu không khí hiểu biết, cho phép người chưa thành niên tham gia đầy đủ và tự do phát biểu ý kiến của mình.
- Về thủ tục tố tụng tại tòa án cần ít tính hình thức và ít xét hỏi hơn so với thủ tục tố tụng của một tòa án hình sự chuẩn. Các biện pháp cần được áp dụng khi xét xử người chưa thành niên: tiến hành xét xử tại phòng làm việc của Thẩm phán hay tại phòng làm việc bình thường chứ không phải phòng xử án chính thức; bố trí các đồ đạc để các bên ngồi ngang bằng nhau xung quanh một cái bàn; tất cả các bên đều mặc quần áo bình thường; cấm sử dụng còng tay hay các phương tiện hạn chế khác ở phòng xử án; cho phép người chưa thành niên ngồi cạnh cha mẹ hay luật sư của mình; yêu cầu các bên ngồi chứ không đứng khi tiến hành thẩm vấn; cho phép người chưa thành niên ngồi khi các em nói; yêu cầu thẩm phán giải thích quy trình tố tụng cho người chưa thành niên ngay khi bắt đầu xét xử và giải thích đầy đủ về hành vi phạm tội bị cáo buộc bằng ngôn ngữ đơn giản; bảo đảm rằng, tại mọi thời điểm, người chưa thành niên được hỏi, giải thích, đối đáp bằng ngôn ngữ mà người đó hiểu; bảo đảm việc giải thích thường xuyên cho người chưa thành niên trong suốt quá trình xét xử; không cho phép công chúng tham gia khi xét xử.
1.2. Đối với người chưa thành niên là người bị hại và người làm chứng
- Yêu cầu các quốc gia cần tiến hành các biện pháp để bảo đảm rằng người bị hại và người làm chứng trẻ em được tiếp cận công lý một cách thích hợp, được đối xử công bằng, được phục hồi, bồi thường và hỗ trợ xã hội. Tất cả những hoạt động có liên quan đến người bị hại và người làm chứng là trẻ em phải được tiến hành một cách thân thiện, nhạy cảm và trong môi trường phù hợp, tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của các em, tùy theo khả năng, độ tuổi, nhận thức và khả năng phát triển của các em, việc can thiệp vào đời tư của trẻ em được hạn chế tối đa.
- Việc giải quyết các vụ án liên quan đến người bị hại, người làm chứng là trẻ em cần được tiến hành càng nhanh càng tốt; trừ khi việc chậm trễ là vì lợi ích tốt nhất của tr...