hoaithuan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản về pháp nhân như khái niệm, bản chất và ý nghĩa của chế định pháp nhân. Phân tích địa vị pháp lý của pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự, đặc biệt là địa vị pháp lý của các doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành, như: việc thành lập, hoạt động, chấm dứt pháp nhân; Các yếu tố về lý lịch của pháp nhân; Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân; Đại diện pháp nhân. Phân tích thực tiễn hoạt động của pháp nhân và những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của pháp nhân trong giai đoạn hiện nay
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Trong xã hội dân sự ngày nay, pháp nhân được xem như là một tiêu chí
đánh giá mức độ tự do kinh tế và phát triển kinh tế của một đất nước. Pháp
nhân là một chủ thể cơ bản tham gia vào các quan hệ dân sự – kinh tế thường
xuyên và phổ biến, vì vậy tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Pháp nhân được ra đời từ mong muốn của các nhà đầu tư về một cơ chế
góp vốn mà ở đó những người góp vốn chỉ phải bỏ ra một số vốn hữu hạn vào
công ty, nếu công ty làm ăn thua lỗ thì họ chỉ phải chịu rủi ro trong phạm vi
số vốn góp đó mà thôi, sản nghiệp không đưa vào kinh doanh của họ vẫn
được đảm bảo an toàn. Ngay từ cội nguồn khai sinh ra nó, pháp nhân đã mang
dấu ấn của một chủ thể được hư cấu bởi pháp luật, có tài sản riêng làm tiền đề
cho việc gánh vác nghĩa vụ độc lập trong các giao dịch tài sản với các chủ thể
khác. Từ những yếu tố, bản chất đó, pháp luật thừa nhận và quy định công
khai về khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản riêng của pháp nhân.
Như vậy, pháp nhân là một thực thể pháp lý được hình thành từ việc thực hiện
nguyên tắc tách bạch về tài sản nhằm mục đích đảm bảo tính độc lập về pháp
lý và khả năng chịu trách nhiệm hữu hạn của một chủ thể pháp luật không
phải là con người.
Hiện nay, nước ta phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay thì vấn đề làm rõ bản chất pháp lý của pháp nhân nói
chung và các doanh nghiệp nói riêng, từ đó giải quyết các vấn đề pháp lý liên
quan đến pháp nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự là hết sức cần
thiết nhằm làm cho các loại pháp nhân bình đẳng khi tham gia vào các quan
hệ pháp luật, đặc biệt là trong quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, việc nghiên
cứu về bản chất pháp lý của pháp nhân có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực
tiễn. Vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Pháp nhân - Chủ thể quan hệ
pháp luật dân sự‟‟ làm Luận văn Thạc sỹ Luật học của mình. Trong khuôn
khổ của luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu và làm rõ bản chất, địa vị pháp lý
và thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Việc nghiên cứu của đề tài nhằm những mục đích sau:
- Tập trung nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản về pháp nhân
như khái niệm, bản chất và ý nghĩa của chế định pháp nhân.
- Từ những nội dung lý luận cơ bản về pháp nhân, đi sâu phân tích địa
vị pháp lý của pháp nhân, đặc biệt là địa vị pháp lý của các doanh nghiệp theo
pháp luật hiện hành.
- Phân tích thực tiễn hoạt động của pháp nhân và những phương hướng,
giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của pháp nhân trong giai
đoạn hiện nay.
3. Tình hình nghiên cứu liên quan đền đề tài:
Nghiên cứu về pháp nhân với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập trong
thời gian qua có một số công trình nghiên cứu như:
- “Tư cách pháp nhân của Doanh nghiệp Nhà nước”, Luận văn Thạc sỹ
Luật học của Tăng Xuân Trường, Viện Nhà nước và Pháp luật, năm 1999;
- “Chế độ trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân theo pháp luật hiện hành”,
Luận văn Thạc sỹ Luật học của Nguyễn Thị Hương Giang, Viện Nhà
nước và Pháp luật, năm 2005.
- Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu đề cập đến một vài khía cạnh
pháp lý của pháp nhân như: “Xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở
hữu đối với tài sản trong công ty đối vốn”, Luận án Tiến sỹ Luật học của
Lê Thị Châu, Đại học Luật Hà Nội, năm 2002; Luận án Tiến sỹ Luật học
của Ngô Huy Cương, Viện Nhà nước và Pháp luật năm 2004...
Các công trình này từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã có những đóng
góp nhất định trong việc nghiên cứu nội dung pháp lý về pháp nhân nói
chung. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu về Pháp nhân
với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật Dân sự. Khi nghiên cứu đề tài
này, tác giả rất may mắn được kế thừa những kết quả nghiên cứu đó về pháp
nhân.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Với thời lượng hạn chế, Luận văn Thạc sỹ này chỉ tập trung nghiên cứu
về pháp nhân, địa vị pháp lý của pháp nhân là các Doanh nghiệp với tư cách
là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, lý luận về nhà nước và pháp luật;
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp phân tích được sử dụng để thấy rõ được bản chất pháp
lý của pháp nhân từ thủa khai sinh ra cho đến giai đoạn xã hội phát triển.
+ Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu, so sánh khái niệm,
bản chất pháp lý cũng như chế định về pháp nhân qua các thời kỳ trong
pháp luật Việt Nam.
+ Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích các quy định của
pháp luật hiện hành về pháp nhân mà ở đây tác giả tìm hiểu chủ yếu là các
loại hình doanh nghiệp.
+ Phương pháp thống kê được sử dụng để so sánh các loại hình doanh
nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hiện nay để tìm
ra những nguyên nhân và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp đó; hay việc
thống kê các Hội để thấy được sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định
của pháp luật về Hội.
6. Những điểm mới của Luận văn:
Luận giải những lý luận cơ bản về bản chất, địa vị pháp lý của pháp
nhân, trên cơ sở đó phân tích thực tiễn hoạt động của pháp nhân trong giai
đoạn hiện nay, những điểm bất cập và khác biệt với lý luận cơ bản về bản chất
của pháp nhân, đồng thời đưa ra những quan điểm, phương hướng hoàn thiện
các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của pháp nhân.
7. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu của Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp nhân
Chương 2: Thực trạng địa vị pháp lý của pháp nhân trong quan hệ pháp
luật dân sự
Chương 3: Thực tiễn hoạt động của pháp nhân và những phương
hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của pháp nhân trong
giai đoạn hiện nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Chủ thể của luật quốc tế còn có cá nhân, pháp nhân và các tổ chức phi chính phủ Luận văn Luật 0
H Nhà nước pháp quyền trong cơ chế phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong thời kỳ đổi mới ở Việt na Kinh tế chính trị 0
D So sánh pháp luật của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa XHCN Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Luận văn Luật 0
C Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
B Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nước ta Luận văn Kinh tế 2
K giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Tài liệu chưa phân loại 0
L Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Tài liệu chưa phân loại 0
F Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
I BT cá nhân: Bình luận về sự hình thành và phát triển của dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top