henry_hoangvu87

New Member
Đề thi TNTHPT 2008-2009 (câu 2)

ĐÁP ÁN CỦA BỘ GIÁO DỤC

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,25đ)

- Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. (0,75đ)

- Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống, đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh… cho con người. (l,00đ)

- Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn. (0,50đ'

- Cấu hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc. (0,50đ)

Gợi ý làm bài ;

Có thể tham khảo những luận điểm chính sau đây (không cần thiết tuân theo thứ tự):

- Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại.

- Vai trò của sách trong thời đại thông tin nghe – nhìn: khẳng định các phương tiện thông tin nghe – nhìn đang phát triển ngày nay vẫn không thể thay thế được hoàn toàn cho việc đọc sách.

- Tác dụng của việc đọc sách:

+ Cung cấp thông tin, tri thức mọi mặt.

+ Bồi dưỡng giáo dục, nâng cao khiếu thẩm mĩ.

+ Giáo dục đạo đức, tình cảm, hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng đất nước.

+ Đọc sách là cái đích hướng đến của tất cả mọi người trong khát vọng chinh phục tri thức, nhưng cảnh giác với sách có nội dung độc hại.

Ill – Liên hệ bản thân.

Bài gợi ý của GV. Nguyễn Đức Hùng (Báo Người lao động, ngày 03/6/2009)

Bài làm

Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại – một tài sản tinh thần vô giá vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về phong tục tập quán, văn hoá lịch sử của tất cả các dân tộc trên thế giới làm cho tâm hồn ta phong phú thêm trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao!

Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet… Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất…Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đôi với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh… đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khôi lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.



Đọc sách có rất nhiều tác dụng với tất cả mọi người

Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khăng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hoa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suôt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.

Tóm lại, "Không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào Thế Giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Goroki từng nói rằng "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tui tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tởi gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống.Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có gái trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứn Văn học thiếu nhi 0
I ý kiến đánh giá về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty phát hành biểu mẫu thống kê Luận văn Kinh tế 0
D Đặc điểm kiến tạo khu vực Đông Nam Á và sự phát triển các bồn dầu khí đệ tam tiêu biểu thuộc thềm lục địa nam Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
T Hãy phát biểu ý kiến về mục đích học tập mà UNESCO đề xướng :“Học để biết” Văn học 0
C ACE nào đã từng đi kiến, thực tập mà có viết bài phát biểu ra mắt vào chỉ e với Sinh viên chia sẻ 0
G Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu dân cư tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Dương Khoa học Tự nhiên 0
T Tình hình hoạt động của Công ty phát hành biểu mẫu thống kê Luận văn Kinh tế 0
D BÀI PHÁT BIỂU THAM LUẬN TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ Văn học 0
D Bài phát biểu nhận chức của Trump kèm English SUB English 0
N Các phương tiện biểu hiện tình thái trong phát ngôn tiếng Việt - trợ từ Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top