Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A.ĐẶT VẤN ĐỀ

Phật giáo được biết đến như một tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam đồng thời ở cả một số nước châu Á khác.Phật giáo không chỉ là tôn giáo của tín ngưỡng mà còn là tôn giáo của lí trí, là một trong những trường phái triết học có lịch sử lâu đời nhất. Kể từ khi được hình thành ở Ấn Độ, Phật giáo được truyền bá đi khắp năm châu bốn bể, từ phương Đông đến phương Tây. Sở dĩ Phật giáo có tầm ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài như vậy là bởi giá trị sâu sắc của nó. Phật giáo lấy từ bi, trí giác soi sáng tâm hồn nhân loại mọi thời đại, mọi không gian để cải tạo con người và xã hội cho công bằng, con người sống hoà bình với nhau trong tinh thần lợi tha vô ngã. Tầm ảnh hưởng của Phật giáo không ngoại trừ Việt Nam - một nước thuộc bán đảo Đông Dương, giáp Trung Quốc. Ảnh hưởng của nó với nước ta chủ yếu về mặt đạo đức, tư tưởng, lối sống của người dân. Hầu hết người dân Việt Nam từ xưa đến nay vẫn tìm sự thanh tịnh cho mình ở chốn chùa chiền nơi mà cuộc sống phức tạp và cạnh tranh sinh tồn không bao giờ chạm đến được
Tuy mang một giá trị nhân bản với nhiều tư tưởng đạo đức cao nhưng Phật giáo cũng không tránh khỏi một số những sai lầm và quan điểm phiến diện. là một nước có đông đảo nhân dân theo Phật giáo, việc nghiên cứu giá trị cũng như hạn chế của trường phái triết học này là một việc rất quan trọng. Từ đó ta có thể rút ra những bài học quí giá áp dụng trong lí luận và thực tiễn cũng như tránh quan điểm chủ quan duy ý chí, mê tín dị đoan còn xuất hiện nhiều trong xã hội ta hiện nay.
Trong bài này ta sẽ tìm hiểu để có một cái nhìn toàn diện về Phật giáo, về gía trị, hạn chế cũng như ảnh hưởng đến con người, đến xã hội Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước ta đang biến đổi từng ngày theo xu thế kinh tế thị trường và bị xâm nhập bởi vô vàn các loại hình văn hoá.



B.Nội dung
1. Tìm hiểu chung về Phật giáo
1.1 Sự ra đời của Phật giáo
Ấn Độ là quê hương của Phật giáo, theo các tài kiệu lịch sử thì xã hội Ấn Độ cổ đại chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau. Bốn đẳng cấp lớn là tăng lữ, quí tộc, bình dân tự do và tiện nô. Mỗi giai cấp giữ một thế sinh hoạt riêng và phân biệt sâu sắc giữa các giai cấp kiếp người. Trong khi những người Bà la môn có uy tín tuyệt đối trong trong đám quần chúng và hưởng rất nhiều đặc quyền thì giai cấp tiện nô lại sống cuộc sống cơ cực lầm than, không có quyền ăn nói cũng như đóng góp ngang hàng với mọi người. Xã hội ấn Độ thời cổ đại là đầy rẫy bất công như vậy.
Nhìn rõ được cảnh khổ của chúng sinh, Đức phật thích ca-vốn là Thái tử nước này dã quyết xuất gia tầm đạo để giảI thoát được khổ đau cho con người trong xã hội. Ngài để lại vương triều và và gia đình vì theo ngài có cách khác để làm cuộc sống nhân dân thoát khỏi lầm than chứ không phảI cách cai trị cứng nhắc. Ròng rã sáu năm tu hành khổ hạnh trong rừng sâu và 49 ngày nhập định dưới cây bồ đề, Đức phật đã giác ngộ được đạo quả vô - thượng, chính - đẳng, chính - giác. Bánh xe phật pháp bắt đàu lăn chuyển lần đầu tiên tại vườn lộc uyển để độ cho năm người bạn đồng tu với ngài lúc trước và họ đều chứng quả A la hán. Sau khi Phật nhập diệt, giáo pháp của ngài được các chúng đệ tử kết tập lại thành giáo điển qua bốn lần diễn ra tại những địa điểm và thời gian khác nhau.
Phật giáo từ Ấn Ðộ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
1.2 Tìm hiểu chung về tư tưởng của phật giáo
1.2.1Nền tảng cuả Phật giáo
Tứ Diệu Đế mà chính Đức Phật đã khám phá và truyền dạy thế gian là đặc điểm chánh yếu mà cũng là nền tảng vững chắc của Phật Giáo.
Bốn Chân Lý Thâm Diệu ấy là Khổ (lý do tồn tại của Phật Giáo ), nguồn gốc của sự khổ (ái dục), chấm dứt sự khổ (Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo), và con đường "Trung Đạo".
Ba chân lý đầu tiên là phần triết lý của Phật Giáo. Chân lý thứ tư là phần luân lý căn cứ trên triết lý ấy. Tất cả bốn, gồm trọn vẹn giáo lý của Đức Phật, đều tùy thuộc nơi cơ thể vật chất này. Đây là những sự kiện hoàn toàn dính liền với con người và những chúng sanh khác, những sự kiện hiển nhiên, không còn tranh luận gì nữa.
Phật Giáo nằm vững trên nền tảng đau khổ. Mặc dầu nhấn mạnh vào sự hiện hữu của đau khổ, Phật Giáo không phải là một giáo lý bi quan. Phật Giáo không hoàn toàn bi quan, cũng không hoàn toàn lạc quan, mà chỉ thực tiễn. Người ta sẽ có lý do để chủ trương rằng Phật Giáo là bi quan nếu giáo lý nµy chỉ đề cập d«ng dài đến trạng thái đau khổ mà không vạch ra con đường để thoát khổ và tiến đạt hạnh phúc trường cửu. Đức Phật đã nhận ra tính cách phổ thông của sự khổ và kê liệt một phương thuốc trị liệu cho chứng bệnh chung của nhân loại. Theo Đức Phật Niết Bàn, sự chấm dứt đau khổ, là hạnh phúc cao thượng nhất mà con người có thể quan niệm.
1.2.2 Giáo lí chung của Phật giáo
Phật giáo gồm một hệ thống triết lí đa diện, cống hiến cho xã hội loài người mặt an sinh và tu chứng. Mặt an sinh xã hội, Phật giáo chủ trương thế giới đại đồng huynh đệ trong tình tương thân tương ái, còn về mặt tu chứng, với phương pháp tu hành đạt đến giảI thoát khỏi luân hồi,sinh tử để chứng nhập vào cảnh niết bàn tịch tịch an vui.
Phật giáo vì thế được quan niệm như một tôn giáo, một triết lí sống thực, một siêu hình học hay một mớ giáo điều mê tín dị đoan như người duy vật nhận xét thì Phật giáo vẫn giữ được cương vị của nó trên bình diện khách quan. Vì chân lí không bao giờ thay đổi trước bất kì thế lực hay khuynh hướng chính trị nào. Điều này chúng tỏ giáo pháp của đạo Phật suốt 2500 năm lịch sử vẫn giữ được địa vị độc tôn mà không bị chi phối bởi không gian và thời gian. Phật giáo đem lại cho con người sự thoải mái trong đời sống nội tâm mà không bị quay quồng trong đời sống văn minh vật chất.
2.Những điểm tích cực của Phật giáo
2.1 Điểm tích cực trong nhân sinh quan
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.
Thứ nhất, đặc điểm của Phật Giáo là “In như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp cùng kết qủa đều hợp lý, đều như thật. Phật Giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy. Đạo Phật chỉ thấy và chỉ nói những sự thật mà sự vật có, không thêm không bớt. Đạo Phật, nhân đó, cấm đoán những tín ngưỡng và những hành động không phát sinh từ sự hiểu biết như thật, luôn theo, đạo Phật không công nhận những kết qủa của tín ngưỡng mê mờ, hành động manh động là hợp lý. Cho nên đạo Phật cũng gọi là Đạo Như Thật.
Đặc điểm thứ hai là “tôn trọng sự sống”. Không sát sanh, ăn chay, là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm ấy. Đạo Phật xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hy sinh sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi tích cực như “thay khổ cho chúng sanh” để cứu vạn loại. Đạo Phật đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ lợi ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống.
Đặc điểm thứ ba của đạo Phật là chỉ thừa nhận sự “tương quan sinh tồn”. Đạo Phật dạy cho người ta thấy ở đời phải tự lập chứ không thể biệt lập. Phật tử không thấy, không tạo nên một đối phương. Vũ trụ là một lò tương quan; không có gì là trung tâm, không có gì là phụ thuộc, hay là ngược lại. Bởi thế cho nên phân ly là tự tạo một ung nhọt, mà chiến đấu (theo nghĩa hẹp) chỉ là tương đối. Chiến đấu phải là một hành động vì bảo vệ sự sinh tồn mà bất đắc dĩ phải áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ. Nếu biến sự bất đắc dĩ ấy thành sự tuyệt đối cần thiết trong mọi trường hợp, thì chiến đấu sẽ trở thành chiến tranh.
Đặc điểm thứ tư của đạo Phật là xác nhận “người là trung tâm điểm của xã hội loài người”. Đạo Phật không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do người phát sinh và đều phát sinh vì người. Kết luận này thật tế ở đâu cũng rõ rệt cả. Trên thế giới loài người này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, tiến hóa hay thoái hóa, là đều do con người dã man hay văn minh. Người là chuá tể của xã hội loài người, xã hội loài người không thể có chúa trời thứ hai.
Đặc điểm thứ năm là đạo Phật chú trọng “đối trị tâm bệnh con người trước hết”. Lý do rất dễ hiểu. Con người là trung tâm điểm của xã hội loài người, xã hội ấy tiến hoá hay thoái hóa là hoàn toàn do hoạt động con người chi phối; mà hoạt động con người lại do tâm trí con người chủ đạo, vậy xã hội là phản ảnh trung thành của tâm trí con người. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bệnh con người. Tâm bịnh con người nếu còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là địa ngục; tâm bnh con người được đối trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết qủa của hoạt động ấy, cũng rất cực lạc.
Đặc điểm thứ sáu, mục đích đạo Phật là “đào luyện con người thành bi, trí, dũng”. Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm qủa cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là trí thức tiến hoá, dũng là năng lực tiến hoá. Con người như thế là con người mới, căn bản của xã hội mới.
những không giết hại mà còn cấp cho thuyền bè, lương thực để họ về nước.
Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ rất phổ biến trong quần chúng Việt Nam như "lá lành đùm lá rách", hay
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Đó là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt Nam nào cũng điều thấm nhuần và thuộc nằm lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam.
Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh. Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Đặc biệt trong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt. Vì đạo phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã thuyết giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan.. nhắc đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ" .Bởi Phật Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp sống đạo lý truyền thống của dân tộc Việt.
Nhìn chung, đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đối tượng thực hiện là nhắm vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân , chúng sanh, vũ trụ, đó là môi trường sống của chúng sanh gồm cả mặt tâm linh nữa. Đạo lý Tứ Ân còn có chung cái động cơ thúc đẩy là Từ Bi, Hỷ Xã khiến cho ta sống hài hòa với xã hội, với thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường. Từ cơ sở tư tưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật Giáo Việt Nam hình thành được một bản sắc đặc thù rất riêng biệt của nó tại Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt.
4.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa của người dân Việt
Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng.
Với tư tưởng từ bi, cứu khổ, chùa đã dang rộng vòng tay đón các bạn xe ôm, xích lô các bà bán hàng rong, các cháu bán báo, vé số, đánh giày, ăn xin... vào nghỉ trưa ở ghế đá, dưới bóng mát của các tán cây và họ thường được mời ăn bữa cơm chay đạm bạc cùng với tăng ni trong chùa. Hình ảnh đó đã trở thành quen thuộc với nếp sống thường ngày của nhiều ngôi chùa, đặc biệt các ngôi chùa ở những nơi đông dân cư. Nhiều người coi chùa là ngôi nhà thử hai của mình, những ngôi chùa ấy trở thành nơi nghỉ ngơi, nơi chia sẻ bớt những khó khăn của họ lúc thiếu thốn, ốm đau, căng thẳng của cuộc sống đời thường.
Những năm gần đây, đời sống kinh tế của người dân nâng cao, tạo điều kiện cho nhiều người đi chùa lễ Phật thường xuyên hơn. Ngoài cầu nguyện Phật ban phúc, phù hộ, người dân còn quan tâm hơn tới việc nghe giảng giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tu tập đức hạnh. Các buổi nghe giảng giáo lý ngày càng thu hút nhiều người, kể cả những người không phải Phật tử. Để thấm nhuần đạo pháp, ngoài nghiên cứu giáo lý qua sách vở thì việc nghe giảng trực tiếp là rất quan trọng, bởi không phải ai nghiên cứu giáo lý qua sách vở cũng có thể hiểu được, vì giáo lý Phật giáo rất uyên thâm. Thông qua buổi nghe giảng, mọi người có thể hỏi tăng ni những điều chưa hiểu. Các buổi giảng trang bị cho họ những hiểu biết về giá trị đạo đức thể hiện trong ngũ giới, thập thiện, lục độ... lấy Đức Phật làm gương sáng, ghi khắc những giới răn ở trong lòng và thực hiện nó trong đời sống, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.Phật giáo chủ trương khuyến thiện, tránh ác, giữ tâm trong sạch, cổ xúy hành vi công ích cứu tế, giúp người neo đơn, cơ nhỡ, tàn tật, trẻ mồ côi, cho thuốc chữa
Phật giáo không chỉ dừng lại ở công việc chia sẻ những khó khăn của xã hội như hòa bình, thịnh vượng, công bằng, mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người. Với quan niệm nhân quả và nghiệp báo "gieo nhân nào thì gặt quả ấy", kiếp trước làm nhiều điều ác thì kiếp sau sẽ bị báo ứng (ác giả ác báo), các tăng ni, Phật tử đã không ngừng “gieo nhân lành để gặt quả tốt" bằng những việc làm hữu ích, góp phần vào sự ổn định, phát triển của đất nước.








C. kết luận
Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc ra đời của Phật giáo, hệ tư tưởng của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và người dân ta. Đặc biệt đề tài này cho chúng ta thấy rõ vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đó là vấn đề xây dựng hình thành nhân cách và tư duy con người Việt Nam trong tương lai với sự hỗ trợ của những giá trị đạo đức nhân văn của Phật giáo, cũng như một số tư tưởng tôn giáo khác.
Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Đặc trưng hướng nội của Phật giáo giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình. Tuy nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ thì như thế vẫn chưa đủ. Bước sang thế kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách mà một thanh niên cần có đòi hỏi phải hoàn thiện cả về mặt thể xác lẫn tinh thần, phải có đủ khả năng chinh phục cả thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm..
Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích cực hợp lý của Đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợp của xã hội - gia đình - nhà trường - bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả truyền thống và hiện đại. Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cường tráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, đạo đức tác phong trong sáng kế thừa truyền thống cha ông cũng như những giá trị nhân bản Phật giáo sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày càng ổn định, phát triển.


Mục lục
A. Đặt vấn đề……………………………………………..……….1
B. Nội dung
1 Tìm hiểu chung về Phật giáo…………………………………2
1.1. Sự ra đời của Phật giáo…………………………………….. 2
1.2 Tìm hiểu chung về tư tưởng của phật giáo............................. 3

1.2.1 Nền tảng cuả Phật giáo...........................................................3
1.2.2 Giáo lí chung của Phật giáo...................................................4
2. Điểm tích cực của Phật giáo.................................................4
2.1 Điểm tích cực trong nhân sinh quan.....................................4
2.2 Điểm tích cực trong lí luận triết học....................................8
3. Hạn chế của Phật giáo .................................................. .....9
3.1 Hạn chế chủ quan...............................................................9
3.2 Hạn chế khách quan............................................................10
4. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống người Việt...........10
4.1 Ảnh hưởng của Phật giáo đến tư tưởng đạo lí ..................10
4.1.1 Về tư tưởng ......................................................................11
4.1.2 Về đạo lí ............................................................................12
4.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá người Việt 14

D. K ết luận………………………………………………………….16



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phật giáo ở Ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương qu Lịch sử Thế giới 0
D NHân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống con người VIệt nam Văn hóa, Xã hội 0
D giá trị và hạn chế trong nhân sinh quan của phật giáo và ảnh hưởng của nó trong xã hội Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Sự tác động và ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo Văn hóa, Xã hội 0
O Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thủy trong Thanh Tịnh Đạo Luận Kinh tế chính trị 0
L Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, một số vấn đề triết học và ý nghĩa của nó Kinh tế chính trị 1
A "Đạo hiếu" trong phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức ở VN hiện nay Kinh tế chính trị 0
T Đạo đức phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay Kinh tế chính trị 0
C Một số giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo và những định hướng vận dụng trong việc xây dựng đạ Kinh tế chính trị 0
Y Một số đặc điểm của phật giáo thời Ngô - Đinh - Tiền Lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử Việt Nam Kinh tế chính trị 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top