daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành du lịch của huyện KonPlông đã
có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, và đang
khẳng định vị trí vai trò của mình vào thu nhập GDP của huyện. Bên
cạnh đó, hiện nay du lịch là loại hình dịch vụ, ngành công nghiệp
không khói, đang được địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng và phát
triển nhiều loại hình du lịch, việc lựa chọn phương hướng phát triển du
lịch phù hợp với tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú, tạo ra các
sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh để có thể thu hút khách du
lịch là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong đó, loại hình du lịch cộng
đồng - một loại hình du lịch hấp dẫn du khách, thị trường du lịch mới
lạ, những sản phẩm văn hoá, du lịch còn nguyên sơ, đó là một thế
mạnh của ngành du lịch Kon Tum nói chung và du lịch KonPlông nói
riêng có khả năng tạo ra loại hình du lịch cộng đồng thu hút khách du
lịch trong nước và nước ngoài. Du lịch cộng đồng được du khách nước
ngoài rất quan tâm vì họ thích đi du lịch tới những bản, làng xa xôi,
nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống, cảnh quan ở đây còn hoang sơ,
những phong tục tập quán, văn hóa truyền thống, các làng nghề thủ
công của đồng bào còn được lưu truyền, chưa mai một trong cuộc sống
hiện đại.
KonPlông là một huyện phía Đông của tỉnh Kon Tum, với khu
du lịch sinh thái Măng Đen được ví như “Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam”,
nơi đây có nhiều hồ như: hồ Toong Đăm, toong zơri, Toong pô...,
nhiều thác như thác Pa Sĩ, ĐăkKe, thác Lôba. Khí hậu mát mẻ quanh
năm, có nhiệt độ bình quân 21-24oC. Huyện KonPlông cũng là khu
vực có tiềm năng đặc sắc về mặt thiên nhiên và văn hoá, những bản
làng mang đậm nét hoang sơ... Bên cạnh, việc đầu tư phát triển khu du
ngoài nước để mở rộng hoạt động du lịch;
Liên kết hợp tác giữa cộng đồng địa phương với các doanh
nghiệp du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Liên kết, hợp tác giữa chính quyền địa phương với các cơ
quan quản lý về du lịch. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách tạo môi
trường pháp lý, thu hút, ưu đãi đầu tư vào hoạt động du lịch.
Thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch khu vực
miền Trung - Tây Nguyên, liên kết với các địa phương để hình thành
những tuor du lịch. Xây dựng và thực hiện chương trình liên kết với
các hãng du lịch lữ hành quốc tế, từng bước hình thành các tour du lịch
quốc tế Thái Lan - Lào - Campuchia theo đường bộ qua cửa khẩu Bờ
Y (Kon Tum) đến Đà Lạt.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.2.1. Đối với cơ quan trung ƣơng
3.2.2. Đối với chính quyền và cơ quan quản lý địa phƣơng
3.2.3. Đối với cộng đồng dân cƣ tham gia hoạt động du lịch
3.2.4. Đối với khách du lịch
3.2.5. Đối với các đơn vị khai thác và kinh doanh du lịch
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
KẾT LUẬN
1. Du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch trong đó cộng đồng
địa phương tham gia một cách chủ động, tích cực từ khâu tổ chức,
quản lý, giám sát và phần lớn lợi ích thuộc về cộng đồng… Tuy nhiên,
để du lịch cộng đồng có thể hình thành và phát triển, cần đảm bảo một
số điều kiện như: thái độ, khả năng ứng xử của cộng đồng phải thân
thiện, dễ gần; vị trí, khả năng tiếp cận điểm đến thuận lợi; khả năng
cung ứng các dịch vụ đồng bộ và đặc biệt phải có tài nguyên du lịch
phong phú đa dạng, hấp dẫn.
2. Để có cơ sở xác lập các giải pháp phát triển du lịch cộng
đồng tại KonPlông, luận văn đã tiến hành phân tích các điều kiện phát
triển du lịch cộng đồng như: điều kiện về tài nguyên du lịch; yếu tố
cộng đồng dân cư (thái độ, khả năng của cộng đồng); khả năng tiếp
cận; khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch; chính sách phát triển du
lịch; công tác xúc tiến, quảng bá.
KonPlông là một huyện hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh khu du lịch sinh
thái Măng Đen được ví ''Đạt lạt thứ hai của Việt Nam", các loại hình
du lịch nghĩ dưỡng, du lịch khám phá, nghiên cứu...thì việc phát triển
du lịch cộng đồng tạo điều kiện cho du khách có nhiều cơ hội tham
quan du lịch, khám phá phong cảnh, những văn hóa, phong tục tập
quán của con người ở vùng đất này, đồng thời cũng tạo nên sự đa dạng
về sản phẩm du lịch góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của huyện… Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch
cộng đồng tại KonPlông.
Khả năng tiếp cận KonPlông tương đối thuận lợi, các tuyến
đường kết nối dễ dàng tới các khu, điểm du lịch khác trong và ngoài
tỉnh, khách quốc tế đến KonPlông ngày càng có xu hướng tăng và
muốn trải nghiệm cuộc sống của người dân nơi đây và sử dụng các
dịch vụ do cộng đồng cung cấp. Mặt khác, người dân địa phương có
thái độ thân thiện, dễ gần với khách du lịch. Đây là lợi thế để phát
triển du lịch cộng đồng. Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch của
KonPlông như ăn, nghỉ, vui chơi giải trí… tuy chưa đầy đủ, đồng bộ
nhưng phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Tuy
nhiên, điều kiện này KonPlông cần tiếp tục cần cải thiện trong thời
gian tới để nâng cao khả năng cung ứng các dịch vụ cho du khách.
3. Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại KonPlông cho thấy
du lịch cộng đồng đang hình thành và thu hút lượng khách du lịch tương

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 Văn hóa, Xã hội 1
N Vận dụng các giá trị tài nguyên sinh học vào phát triển du lịch bền vững tại Khu Di sản Thiên Nhiên Thế giới vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Khoa học Tự nhiên 0
R Những ảnh hưởng của phát triển du lịch biển tới môi trường tự nhiên ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
S Phát triển du lịch văn hóa tại vùng hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn cầu Quản trị Nhân lực 0
J Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của vốn ODA với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Những vấn đề đặt ra để đảm bảo vốn ODA cho phát triển kinh tế thời kỳ 2006 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Quản lý các dự án đầu tư tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 6 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
B Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh trường cao đẳng Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top