Barrington

New Member
Download Luận văn Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Download Luận văn Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng miễn phí





MỤC LỤC
 
Lời cam đoan i
Lời Thank ii
Tóm lược luận văn iii
Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu iv
Danh mục các bảng vi
Mục lục vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3. Mục tiêu nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Kết cấu của Luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI 6
1.1.1. Các khái niệm về du lịch 6
1.1.2. Phát triển và điều kiện để phát triển du lịch 7
1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch 9
1.1.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch văn hóa sinh thái 11
1.1.5. Những nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững 13
1.1.6. Một số vấn đề đặt ra đối với du lịch văn hóa sinh thái hiện nay 15
1.2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TRONG CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 17
1.2.1. Thực trạng du lịch sinh thái trong các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn 17
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa sinh thái ở trong nước 20
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa sinh thái của một số nước 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG 28
2.1. TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG 28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 28
2.1.2. Lịch sử phát triển Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 32
2.1.2.1. Quá trình hình thành Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 32
2.1.2.2. Lịch sử phát triển du lịch của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 33
2.1.2.3. Tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ của Trung tâm Du lịch VHST 35
2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VQG PHONG NHA-KẺ BÀNG VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI 36
2.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa sinh thái của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 36
2.2.2. Tình hình khai thác tài nguyên vào phát triển du lịch văn hóa sinh thái 41
2.3. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI 43
2.3.1.Công tác quy hoạch phát triển du lịch văn hóa sinh thái 43
2.3.2. Đầu tư phát triển du lịch văn hóa sinh thái của Nhà nước 44
2.3.3. Đầu tư phát triển du lịch văn hóa sinh thái của các doanh nghiệp 47
2.4. TỔ CHỨC CÁC DỊCH VỤ BỔ TRỢ 50
2.4.1. Dịch vụ thuyền vận chuyển khách du lịch 50
2.4.2. Dịch vụ chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, giải khát 51
2.4.3. Dịch vụ ăn uống, lưu trú 53
2.5. NHỮNG KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG 56
2.5.1. Kết quả thu hút khách tham quan 56
2.5.2. Kết quả doanh thu và nộp ngân sách của các hoạt động dịch vụ du lịch từ 2003-2008 59
2.5.2.1. Doanh thu từ các dịch vụ 59
2.5.2.2. Kết quả thu nộp ngân sách 59
 
 
2.6. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TẠI VQG PHONG NHA - KẺ BÀNG ĐẾN NỀN KTXH CỦA ĐỊA PHƯƠNG 60
2.6.1. Tác động đến nền kinh tế 60
2.6.2. Tác động đến môi trường xã hội và nhân văn 63
2.6.3. Tác động đến môi trường tự nhiên 64
2.7. ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ, SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI HIỆN NAY 65
2.7.1. Một số thông tin chung của du khách 65
2.7.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 66
2.7.3. Đánh giá điểm trung bình 68
2.7.4. Phân tích nhân tố 69
2.7.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ 72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TẠI VQG PHONG NHA-KẺ BÀNG 79
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015 79
3.1.1. Cơ sở đề xuất các định hướng 79
3.1.2. Mục tiêu, định hướng 80
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VHST TẠI VQG PHONG NHA - KẺ BÀNG ĐẾN NĂM 2015 82
3.2.1. Các giải pháp tổng thể 82
3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch 82
3.2.1.2. Giải pháp về tài chính và chính sách đầu tư 85
3.2.1.3. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 88
3.2.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 89
3.2.1.5. Giải pháp về bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa bản địa 90
3.2.1.6. Giải pháp về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu khoa học 93
 
3.2.1.7. Giải pháp về quảng bá tiếp thị 94
3.2.1.8. Giải pháp phát triển du lịch gắn với công cộng đồng 95
3.2.1.9. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm và vùng lõi 96
3.2.2. Các giải pháp cần triển khai trước mắt 97
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm du lịch văn hóa sinh thái động Phong Nha, động Tiên Sơn 97
3.2.2.2. Đầu tư xây dựng để hoàn thiện các điểm du lịch văn hóa sinh thái khác chưa hoàn thiện 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104
1. KẾT LUẬN 104
2. KIẾN NGHỊ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

chỉ đạt 3%; tăng bình quân cả giai đoạn 2003 -2008 là 11,7%.
Kết quả Bảng 15 cũng nói lên rằng, thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong những năm vừa qua đã giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động của các xã vùng đệm, từ 961 người năm 2003 đã tăng lên 1.668 năm 2008. Một số lao động trước đây là lâm tặc, chuyên sống bằng nghề khai thác lâm sản hiện nay đã bỏ nghề chuyển sang các hoạt động dịch vụ thuyền du lịch, chụp ảnh lưu niệm, kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng.
Bảng 15 Kết quả sử dụng lao động trong hoạt động du lịch VHST từ 2003-2008
ĐVT: người
Lĩnh vực hoạt động
Tính theo từng năm
BQ
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Trung tâm DLVHST
77
83
101
116
135
139
108
Đội thuyền du lịch
460
558
582
610
618
622
575
Dịch vụ lưu trú, nhà hàng
257
339
412
440
502
512
410
Dvụ chụp ảnh, bán lưu niệm
167
237
320
355
375
395
308
Cộng
961
1.217
1.415
1.521
1.630
1.668
1.402
Biến động lực lượng lao động (%)
Tốc độ phát triển liên hoàn
107,8
121,7
114,9
116,4
103,0
Tốc độ phát triển định gốc
100
107,8
131,2
150,6
175,3
180,5
Tốc độ phát triển bình quân
giai đoạn 2003-2008
111,7
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, 2008
Theo kết quả tìm hiểu tại Trung tâm Du lịch VHST cho biết, thu nhập bình quân của cán bộ Trung tâm hiện nay khoảng 1.450.000đ/tháng, thu nhập của lực lượng đội thuyền khoảng 1.150.000đ/tháng (tháng 12-2008). Đối với lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác, tuy chưa điều kiện để điều tra cụ thể nhưng qua phỏng vấn sơ bộ, các đối tượng này có thu nhập bình quân khoảng 1.000.000 đồng/tháng. Mặc dù thu nhập chưa cao nhưng mức thu nhập này đã góp phần xóa đói giảm cùng kiệt và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các xã vùng đệm, giảm áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ Di sản Thiên nhiên Thế giới, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Ngoài những tác động trực tiếp và gián tiếp đến xã Sơn Trạch và các xã vùng đệm, việc phát triển du lịch VHST của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đã có những tác động đến nền KTXH của huyện Bố Trạch và của tỉnh Quảng Bình. Ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có những phát triển đáng kể nhằm cung cấp lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động của các xã lân cận; việc tiêu thụ vật liệu xây dựng đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển.
Bảng 16 Cơ cấu kinh tế của huyện Bố Trạch từ 2003-2007
ĐVT: %
Khu vực
Tính theo từng năm
2003
2004
2005
2006
2007
Nông lâm - TS
51,5
49,1
45,6
43,7
41,1
Công nghiệp - XD
21,7
22,6
24,1
24,5
24,8
Dịch vụ
26,8
28,3
30,3
31,8
34,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, 2007
Như đã đánh giá ở phần trên, do hệ thống cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí tại Phong Nha hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu ở lại qua đêm của du khách, nên hầu hết khách đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng xong đi về thị trấn Hoàn lão, bãi biển Đá Nhảy và Thanh Khê (Bố Trạch) hay thành phố Đồng Hới ăn uống, ở lại qua đêm, đã tạo điều kiện cho nhóm ngành dịch vụ ở các địa phương này có những chuyển biến tích cực. Phát triển du lịch VHST tại Phong Nha - Kẻ Bàng thời gian qua đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Bố Trạch và của tỉnh Quảng Bình theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Tỷ trọng dịch vụ huyện Bố Trạch tăng từ 26,8% năm 2003 tăng lên 34% năm 2007; tỷ trọng Công nghiệp xây dựng tăng từ 21,7% năm 2003 lên 24,8% năm 2007. Tỷ trọng dịch vụ của tỉnh Quảng Bình tăng từ 37,4% năm 2003 tăng lên 38,9 năm 2007 (xem Bảng 16, Bảng17).
Bảng 17 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình từ 2003-2007
ĐVT: %
Khu vực
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Nông lâm - TS
33,7
32,5
29,7
27,9
25,8
Công nghiệp - XD
28,9
29,9
32,1
33,6
35,3
Dịch vụ
37,4
37,6
38,2
38,5
38,9
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2007
2.6.2. Tác động đến môi trường xã hội và nhân văn
Phát triển du lịch thường đi kèm với việc tồn tại và gia tăng các vấn đề phức tạp như nạn mại dậm, ma túy, tội phạm. Qua trao đổi với một số chuyên gia và các nhà quản lý, tác giả đồng tình nhận định rằng: Hiện nay ở khu vực xã Sơn Trạch và các xã lân cận tệ nạn xã hội không có chiều hướng gia tăng. Trong khi ở các khu du lịch khác các tệ nạn này đang diễn biến phức tạp thì hiện nay Sơn Trạch vẫn được đánh giá là địa phương “sạch” về các tệ nạn này. Một mặt, nhờ chính quyền địa phương đã làm tốt công tác quản lý, mặt khác, do hiện nay số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú tại Phong Nha - Sơn Trạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu, các khu vui chơi giải trí về ban đêm chưa được đầu tư nên hầu như du khách đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ đi về trong ngày mà không ở lại qua đêm, vì thế các tệ nạn này chưa có điều kiện gia tăng. Các hiện tượng chèo kéo, ăn xin, cò mồi cũng đã diễn ra đôi lúc, đôi nơi nhưng đều được Trung tâm Du lịch VHST phối hợp với chính quyền địa phương và đồn Công an địa bàn chấn chỉnh kịp thời.
Do hiện nay tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ mới khai thác loại hình du lịch VHST tham quan động Phong Nha và động Tiên Sơn, các sản phẩm, loại hình du lịch VHST khác chưa được đầu tư khai thác; các dịch vụ bổ trợ chỉ phát triển mạnh ở khu vực Sơn Trạch, các xã vùng đệm khác dịch vụ du lịch chưa phát triển, chưa có sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, vì thế bản sắc văn hóa của các địa phương, đặc biệt là giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người trong khu vực vùng lõi của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cơ bản vẫn được giữ gìn, chưa bị pha tạp bởi các nét văn hóa bên ngoài.
2.6.3. Tác động đến môi trường tự nhiên
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với những khu du lịch. Trong mấy năm vừa qua, việc phát triển các dịch vụ du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã bắt đầu tạo ra những áp lực về môi trường trong khu vực, hiện tượng ô nhiễm nhiên liệu động cơ thuyền du lịch xuống sông Son, ô nhiễm rác thải rắn do du khách vứt chai lọ đựng đồ uống và bao bì khác có chiều hướng gia tăng, rác thải của các cơ sở kinh doanh ăn uống và lưu trú cũng tăng dần. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm chưa trầm trọng. Trong phạm vi quản lý của mình, Trung tâm Du lịch VHST đã tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, khu vực bãi đỗ xe, trên các thuyền du lịch và trong các hang động đều có biển nội quy để nhắc nhở và nâng cao ý thức tự giác của du khách; đồng thời, Trung tâm cũng đã bố trí một tổ công tác chuyên thu gom và nhặt rác ngay sau khi du khách vô ý để lại. Trên phạm vi toàn bộ khu Trung tâm Phong Nha xã Sơn Trạch vấn đề môi trường đã được tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư và tăng cường quản lý, bãi thu gom rác đã được xây dựng (chỉ chứa rác mà chưa có công nghệ xử lý), việc thu gom rác thải đã được giao cho Công ty TNHH Tràng An, một đơn vị tư nhân trên địa bàn đảm nhận. Hàng n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top