Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT..................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ......................................................................................iv
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG KINH TẾ- XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN .............................................6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn ................................. 6
1.2. Kinh nghiệm phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn của một số nước và
vùng lãnh thổ..............................................................................................................46
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
NÔNG THÔN Ở TỈNH BẮC NINH TỪ 1997 ĐẾN NAY, BÀI HỌC
KINH NGHIỆM.................................................................................................60
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh ..................................60
2.2. Thực trạng phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ 1997
đến nay ...........................................................................................................70
2.3. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh
Bắc Ninh ...................................................................................................................125
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI....134
3.1. Phát triển KT - XH và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH nông thôn của
tỉnh Bắc Ninh..............................................................................................................134
3.2. Một số giải pháp phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh thời
gian tới .......................................................................................................................143
3.3. Một số kiến nghị .........................................................................................................184
KẾT LUẬN............................................................................................................................193
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN.....................................................................................................................195
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................196
PHỤ LỤC...............................................................................................................................203
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới, sự phát triển hạ tầng KT - XH nông
thôn đã góp phần làm thay đổi diện mạo KT - XH nông thôn, góp phần vào sự
thành công của công cuộc xóa đói, giảm cùng kiệt và thúc đẩy CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn nước ta. Sự phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn không
chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội quan trọng
nhằm tạo tiền đề cho nông thôn phát triển nhanh và bền vững. Do vậy, trong
đường lối và chính sách phát triển KT - XH trên phạm vi cả nước cũng như
từng địa phương nước ta, việc xây dựng và phát triển hạ tầng KT - XH nông
thôn luôn là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp chính
quyền chú trọng và luôn được gắn với các chương trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
Năm 1997, Bắc Ninh được tách ra từ tỉnh Hà Bắc (cũ). Thời gian qua, sự
gia tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cùng với việc ban hành các chính sách
huy động các nguồn lực đa dạng trong xã hội cho đầu tư phát triển hạ tầng KT -
XH nông thôn đã mang lại những kết quả tích cực. Điều đó đã góp phần quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi tình
hình kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa
phương khác trong cả nước, hạ tầng KT - XH nông thôn còn nhiều yếu kém,
bất cập và có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển KT - XH nông thôn tỉnh Bắc
Ninh. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển hạ tầng KT - XH
nông thôn để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp
nhằm phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn tỉnh Bắc Ninh sẽ có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh.
2
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Ở nước ta thời gian qua đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về
CNH, HĐH nông thôn, nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn trong đó có đề
cập đến vấn đề hạ tầng KT - XH nông thôn như:
Công trình của PGS.TS Đỗ Hoài Nam, TS. Lê Cao Đoàn (2001): “Xây
dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam” [37],
đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hạ tầng, phát triển hạ tầng ở nông
thôn và đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển hạ tầng cơ sở ở tỉnh Thái Bình.
Tác giả Trần Ngọc Bút (2002) có công trình: “Chính sách nông nghiệp nông
thôn Việt Nam nửa thế kỷ cuối XX và một số định hướng đến năm 2010” [10],
đã đi sâu nghiên cứu những chính sách, cơ chế, giải pháp cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn… trong đó có đề cập đến một số chính sách phát triển hạ
tầng nông thôn. Một số công trình khác như luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn
Tiến Dĩnh (2003): “Hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông
thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng CNH, HĐH” [18]; công trình nghiên
cứu của PGS. TS Vũ Năng Dũng (2004): “Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu
chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn” [19]; công trình của PGS. TS Phạm Thanh Khôi, PGS. TS Lương Xuân
Hiến (2006) “Một số vấn đề kinh tế xã hội trong tiến trình CNH, HĐH vùng
đồng bằng sông Hồng” [33]... đã nghiên cứu những vấn đề về KT - XH, về
các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có đề cập đến vấn
đề phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn. Luận án tiến sĩ kinh tế của NCS
Phạm Thị Tuý (2006), “Thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển kết cấu
hạ tầng ở Việt Nam” [60], đã tập trung nghiên cứu về nguồn vốn ODA cho
phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam.
Nghiên cứu về Bắc Ninh có: Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn
Phương Bắc (2001), “Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh
Bắc Ninh” [4], luận án đi sâu về hoạt động đầu tư phát triển, các giải pháp cho
đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn. Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Sỹ
(2006), “Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh - Thực
trạng, kinh nghiệm và giải pháp” [58], đi sâu nghiên cứu những vấn đề về
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Bắc Ninh trong đó có đề cập
tới hạ tầng KT - XH. Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Lương Thành
(2006), “Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng KT - XH tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới - Thực trạng, kinh nghiệm
và giải pháp” [63], đã đưa ra những cơ sở lý luận và những giải pháp huy
động vốn phát triển cơ sở hạ tầng nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
thống về phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Do vậy,
nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn
tỉnh Bắc Ninh, kinh nghiệm và giải pháp” sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng
góp phần đề xuất các chính sách và giải pháp tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ
tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Từ nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển hạ tầng KT - XH
nông thôn để phân tích làm rõ thực trạng phát triển hạ tầng KT - XH ở nông
thôn thời gian qua và những tác động của nó đến sự phát triển KT - XH nông
thôn tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát
triển hạ tầng KT - XH nông thôn ở Bắc Ninh.
- Từ mục tiêu và yêu cầu phát triển KT - XH nông thôn Bắc Ninh, luận
án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Nhà nước, với chính quyền tỉnh
4
nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Luận án lấy quá trình phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh
Bắc Ninh làm đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Nội dung của hạ tầng KT - XH ở nông thôn là phạm trù rất rộng,
phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở những cơ sở vật chất làm điều
kiện cho các hoạt động kinh tế, xã hội như: Hệ thống giao thông, hệ thống
cung cấp điện, nước sạch nông thôn, hệ thống chợ, hệ thống giáo dục, y tế…
ở nông thôn. Nội dung của luận án không đề cập đến các tổ chức, thiết chế xã
hội đối với sự phát triển KT - XH ở nông thôn.
+ Sự phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn chịu ảnh hưởng của nhiều
nhóm nhân tố, tuy nhiên trong nghiên cứu luận án chủ yếu tập trung phân tích
nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước tác động đến sự phát triển
hạ tầng KT - XH nông thôn. Đó cũng là cơ sở để luận án rút ra một số bài học
có ý nghĩa thực tiễn cũng như đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với phát
triển hạ tầng KT - XH trong tiến trình CNH, HĐH nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1997, khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập
đến năm 2007, trong đó chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2000 - 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử. Luận án đã kết hợp sử dụng các phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgíc để tiếp cận nghiên cứu từ lý luận đến đánh giá thực trạng
cụ thể của từng loại hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn trên
cơ sở đó nhìn nhận rõ tính hai mặt của vấn đề đó là thành tựu và hạn chế.
- Quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đối chứng so sánh và
các phương pháp phân tích kinh tế dựa trên các nguồn số liệu, tài liệu thu
thập, tài liệu tham khảo của các cơ quan quản lý tại tỉnh Bắc Ninh có liên
quan đến phát triển hạ tầng KT - XH như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Giáo dục - Đào tạo... để làm rõ nội dung
nghiên cứu, đúc rút được kinh nghiệm từ thực tiễn.
- Đồng thời trong nghiên cứu luận án, tác giả đã kế thừa có chọn lọc
những kết quả nghiên cứu của một số học giả trong và ngoài nước, kinh
nghiệm của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới về phát triển hạ tầng KT
- XH nông thôn trong CNH, HĐH.
6. Những đóng góp của luận án
- Làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển hạ tầng KT - XH và tác động
của nó đối với sự phát triển KT - XH ở nông thôn. Luận án đã làm rõ một số
kinh nghiệm của một số nước trong phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn.
- Làm rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước đã được thực thi trong phát
triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn. Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng KT
- XH nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới và một số kiến nghị nhằm tăng
thêm tính khả thi của các giải pháp đó.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển hạ tầng
KT - XH ở nông thôn.
Chương 2: Thực trạng phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn ở tỉnh
Bắc Ninh từ 1997 đến nay và bài học kinh nghiệm.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng KT -
XH nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
1.1.1. Khái niệm hạ tầng KT - XH nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm về hạ tầng KT - XH xã hội
Cho đến nay, quan niệm về cơ sở hạ tầng vẫn còn có nhiều ý kiến khác
nhau. Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Nông thì: “Cơ sở hạ tầng là tổng thể các
ngành kinh tế, các ngành công nghệ dịch vụ” [39, tr.153]. Cụ thể cơ sở hạ
tầng bao gồm: Việc xây dựng đường xá, kênh đào tưới nước, bãi cảng, cầu
cống, sân bay, kho tàng, cơ sở cung cấp năng lượng, cơ sở kinh doanh, giao
thông vận tải, bưu điện, cấp thoát nước, cơ sở giáo dục, khoa học, y tế, bảo vệ
sức khoẻ... PGS. TS Lê Du Phong cho rằng kết cấu hạ tầng là “tổng hợp các
yếu tố và điều kiện vật chất - kỹ thuật được tạo lập và tồn tại trong mỗi quốc
gia, là nền tảng và điều kiện chung cho các hoạt động KT - XH...” [42, tr.5].
Với TS Mai Thanh Cúc quan niệm cơ sở hạ tầng là: “hệ thống các công trình
làm nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng
cao chất lượng cuộc sống” [15, tr.65]. Cơ sở hạ tầng bao gồm cung cấp nước,
tưới tiêu và phòng chống bão lụt, cung cấp năng lượng, giao thông, thông tin
liên lạc... Còn theo PGS. TS Đỗ Hoài Nam thì cho rằng hạ tầng “là khái niệm
dùng để chỉ những phương tiện làm cơ sở nhờ đó các quá trình công nghệ,
quá trình sản xuất và các dịch vụ được thực hiện” [37, tr.14]. Có quan niệm
cho rằng hạ tầng KT - XH được sử dụng để chỉ: “những hạ tầng đa năng phục
vụ cho cả kinh tế và xã hội; hay trong trường hợp để chỉ những hạ tầng
chuyên dùng phục vụ trong hoạt động kinh tế và văn hoá, xã hội khi cùng đề
cập đến cả hai loại hạ tầng phát triển KT - XH nói chung” [64, tr.158]. Quá
trình sản xuất cần có người lao động, tư liệu sản xuất và công nghệ. Trong tư
liệu sản xuất có một bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là
những cơ sở phương tiện chung nhờ đó mà quá trình công nghệ, sản xuất và
dịch vụ được thực hiện. Bộ phận này chính là cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng
hay hạ tầng. Như vậy mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, cụm từ
khác nhau nhưng các quan điểm, ý kiến này đều cho rằng: Cơ sở hạ tầng hoặc
kết cấu hạ tầng hay hạ tầng đều là những yếu tố vật chất làm nền tảng cho các
quá trình sản xuất và đời sống xã hội hình thành và phát triển.
Với quan niệm về hạ tầng như vậy, cùng với sự phát triển của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ làm cho hạ tầng không những có vai trò quan
trọng trong lĩnh vực kinh tế mà nó còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong
phát triển xã hội. Tương ứng với mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội có một
loại hạ tầng tương ứng chuyên dùng. Hạ tầng trong kinh tế phục vụ cho hoạt
động kinh tế, hạ tầng trong quân sự phục vụ cho hoạt động quân sự, hạ tầng
trong lĩnh vực giáo dục, y tế phục vụ cho hoạt động giáo dục, y tế… Trong
thực tế cũng có những loại hạ tầng đa năng có tầm hoạt động rộng lớn, có tác
động nhiều mặt như: Hạ tầng giao thông vận tải, điện năng, thuỷ lợi… Đó là
những hệ thống hạ tầng trong khi tồn tại và vận hành không chỉ phục vụ cho
một hoạt động ví dụ như hoạt động kinh tế mà còn phục vụ cho nhiều hoạt
động khác. Do đó khái niệm hạ tầng KT - XH được sử dụng để chỉ những hạ
tầng có tính đa năng phục vụ cho lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội hay để
chỉ cho những hạ tầng chuyên dùng phục vụ cho lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực
xã hội khi cùng đề cập đến.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng - tài chính giữ vai
trò là nền tảng cho các hoạt động kinh tế. Nó là cơ quan vận hành và cung ứng
vốn cho nền kinh tế vận hành và phát triển. Do vậy, hoạt động của hệ thống tài
chính, ngân hàng giữ vai trò hết sức quan trọng trong vận hành của toàn bộ nền
kinh tế. Với vai trò là nền tảng, hệ thống tài chính, ngân hàng cũng được coi là
một loại hạ tầng mang tính thiết chế của nền kinh tế thị trường hiện đại. Trong
điều kiện hiện tại của sự phát triển và trong nền kinh tế thị trường hiện đại, tôi
thống nhất với PGS. TS Đỗ Hoài Nam cho rằng: “Hạ tầng KT - XH của xã hội
hiện đại là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những phương tiện và thiết chế, tổ
chức làm nền tảng cho KT - XH phát triển” [37, tr.16].
Thực tế cho thấy, hạ tầng KT - XH ngày càng đóng vị trí quan trọng
trong sự phát triển KT - XH của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hạ tầng KT - XH là một trong những chỉ tiêu tổng hợp đánh giá mức độ phát
triển của một quốc gia. Bất cứ một xã hội nào, một quốc gia nào muốn phát
triển thì đều cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ, điều
đó cũng có nghĩa là phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phải xem nó là nền
tảng, là điều kiện tiền đề vật chất để thúc đẩy các hoạt động KT - XH phát triển.
Hạ tầng KT - XH có những đặc trưng sau:
- Tính hệ thống: Hạ tầng KT - XH của một quốc gia, một vùng hay một
địa phương là một hệ thống cấu trúc phức tạp bao trùm và có phạm vi ảnh
hưởng mức độ cao thấp khác nhau lên mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên địa
bàn. Dưới hệ thống đó lại có những phân hệ với mức độ và phạm vi ảnh hưởng
thấp hơn, nhưng tất cả đều liên quan gắn bó với nhau, mà sự trục trặc ở khâu này
sẽ liên quan, ảnh hưởng đến khâu khác. Do đó việc quy hoạch tổng thể phát triển
hạ tầng KT - XH phải kết hợp, phối hợp các loại hạ tầng trong một hệ thống
đồng bộ để giảm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng của các công trình hạ tầng.
Tính đồng bộ hợp lý trong phối kết hợp các bộ phận cấu thành hạ tầng KT - XH
có ý nghĩa quan trọng cả về mặt kinh tế và còn có ý nghĩa cả về xã hội. Công
trình hợp lý không chỉ là đòn bẩy tác động vào lĩnh vực kinh tế mà còn tác động
lớn đến nếp sống, môi trường, sinh hoạt của dân cư trên địa bàn, tạo sự thay đổi
cảnh quan trong không gian của khu vực.
- Đối với hệ thống nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: Thực hiện
lồng ghép với chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn của Chính phủ. Nâng mức hỗ trợ của Nhà nước từ 40% lên 50% tổng
mức đầu tư, ngân sách tỉnh hỗ trợ 40%, còn dân đóng góp giảm xuống còn
10%. Đầu tư toàn bộ bằng vốn ngân sách để mua xe chở rác và nâng mức hỗ
trợ công trình xử lý chất thải bằng bể Bioga từ 50% lên 70% giá trị dự toán
theo thiết kế mẫu
- Đối với mạng lưới chợ nông thôn: Cần thúc đẩy mạnh hơn nữa, xây
mới, cải tạo hệ thống chợ vùng nông thôn, đề nghị nâng mức hỗ trợ đầu tư
nâng cấp chợ từ 40% lên 60% giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, giá trị dự toán theo thiết kế mẫu. Nâng mức 500 triệu đồng lên 1 tỷ
đồng trên 1 chợ để xây dựng: Tường bao, cổng, đường nội bộ, nhà vệ sinh, hệ
thống cấp, thoát nước...
- Đối với kiên cố hoá trường học: Đề nghị nâng mức hỗ trợ từ 50% lên
70% giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giá trị dự toán theo
thiết kế mẫu của công trình.
- Đối với trạm y tế xã: Nâng mức hỗ trợ từ 40% lên 70% giá trị quyết
toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giá trị dự toán theo thiết kế mẫu. Cần
thống nhất mức hỗ trợ của ngân sách cấp huyện nâng cấp các trạm y tế xã
phấn đấu đạt chuẩn quốc gia từ 20 - 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng 1 trạm để
đầu tư mua sắm trang thiết bị. Thực hiện chương trình lồng ghép trạm y tế xã
với chương trình dân số và KHHGĐ.
- Đối với nhà văn hoá thôn: Tăng mức hỗ trợ từ 40% lên 60% giá trị quyết
toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giá trị dự toán theo thiết kế mẫu.
3.3.5. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ cơ sở liên quan đến phát triển hạ
tầng KT - XH nông thôn
Thực tế, những hạn chế, bất cập trong xây dựng và quản lý sử dụng
các công trình hạ tầng KT - XH ở nông thôn xuất phát từ nhiều nguyên

nhân, trong đó có nguyên nhân từ những hạn chế, yếu kém của đội ngũ
cán bộ cơ sở trong quản lý và xây dựng các công trình hạ tầng KT - XH,
thể hiện ở hầu hết các khâu lập và triển khai, sử dụng dự án xây dựng
công trình hạ tầng KT - XH, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án…
Điều đó cho thấy, việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ
sở liên quan đến công tác phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn sẽ góp phần
khắc phục những hạn chế đó nhằm tạo điều kiện thực hiện những nhiệm vụ
phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn. Tuy nhiên, ở mỗi cấp cơ sở nội dung
đào tạo, bồi dưỡng cần được thiết kế cho phù hợp và mang tính thiết thực.
- Đối với cán bộ cấp tỉnh: Nội dung bồi dưỡng bao gồm: Chiến lược phát
triển KT - XH của tỉnh; nội dung các chương trình mục tiêu quốc gia có liên
quan đến phát triển hạ tầng; các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và chính
quyền địa phương về quản lý, xây dựng và sử dụng công trình hạ tầng KT - XH
ở nông thôn như hướng dẫn quản lý cấp phát vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng
cơ sở, quy hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn, hướng dẫn thực hiện dân
chủ công khai trong xây dựng hạ tầng KT - XH ở nông thôn… Yêu cầu đối với
đội ngũ cán bộ cấp tỉnh là phải nắm chắc các văn bản để đưa ra chủ trương và
các giải pháp thực hiện phù hợp với thực tế địa phương mình.
- Đối với cán bộ cấp huyện: Trong thực tế, huyện là cấp trực tiếp
giúp xã xây dựng các dự án, tiến hành thiết kế và chỉ đạo thi công các công
trình hạ tầng KT - XH nông thôn nên nội dung đào tạo, bồi dưỡng có phần
giống như đối với cán bộ cấp tỉnh, nhưng cần chú ý thêm các nội dung:
Trình tự xây dựng các dự án; cách tổ chức thiết kế các công trình; cách đấu
thầu hay chỉ định thầu các công trình; cách quản lý và giám sát việc thi
công các công trình; cách thanh quyết toán các công trình… Yêu cầu đối
với đội ngũ cán bộ cấp huyện là nắm chắc các văn bản, các quy định để
thực hiện đúng, đồng thời phải am hiểu quy trình công nghệ thực thi một
dự án để tiến hành một cách có hiệu quả.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Ở Hạ Long, Quảng Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tác động của công tác chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển hạ tầng, đô thị tại phường bãi chãy, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho khu vực hạ lưu Sông Mã Khoa học Tự nhiên 1
B Giải pháp huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn Luận văn Kinh tế 0
J Hoàn thiện công tác trả lương ở Công ty Phát Triển Hạ Tầng Khu Công Nghệ Cao Hoà Lạ Công nghệ thông tin 0
D phát triển kết cấu hạ tầng nhằm xoá đói giảm nghèo cho các vùng dân tộc ít người từ nay đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
O cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Agribank Láng Hạ Luận văn Kinh tế 0
P Liệu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã tương xứng với vai trò của nó chưa Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top