Download miễn phí Luận văn Phát triển kinh tế và đổi mới doanh nghiệp với vấn đề dư thừa lao động trong các doanh nghiệp nhà nước





Thực tế cho thấy, vấn đề trả lương và việc khuyến khích người lao động là những vấn đề gai góc nhất mà DNNN phải đối mặt khi phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, Nhà nước vẫn thực hiện chế độ quy định tỷ lệ mà các DNNN có thể trích ra từ lợi nhuận để lập các quỹ khen thưởng và phúc lợi. Đồng thời, Nhà nước cũng quy định mức lương tối thiểu, tốc độ tăng lương, các điều kiện để DNNN áp dụng được hệ số điều chỉnh lương để tính lương cho người lao động. Những quy định về quỹ lương, thưởng và phúc lợi đã tác động đến hoạt động và khả năng sáng tạo của người lao động. Tuy nhiên, phần lớn các DNNN vẫn coi lương là vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp và thường phàn nàn về vấn đề khuyến khích vật chất, về đào tạo lại lao động, về chế độ đãi ngộ để khuyến khích tự nguyện nghỉ hưu.Những vấn đề này làm cho việc giải quyết tình trạng dư thừa lao động càng trở nên khó khăn, phức tạp.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chế biên chế sang cơ chế tự do tuyển dụng lao động của DNNN. Chính sự chuyển đổi này đã đem lại luồng sinh khí mới cho DNNN nhưng đồng thời cũng dẫn đến dư thừa một bộ phận lao động khoảng 70 vạn người vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90. Do sắp xếp lại nên số lượng DNNN trong thời kỳ 1990-1998 đã giảm đi khoảng 6.600 doanh nghiệp, nhưng lao động trong các DNNN nói chung giảm không đáng kể. Nguyên dân là do chưa xử lý được vấn đề lao động và do không đủ nguồn tài chính để hỗ trợ trong sắp xếp lại. Cũng vì vậy có nhiều DNNN thuộc dạng giải thể, phá sản nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được.
Bên cạnh sắp xếp lại, các biện pháp cổ phần hoá DNNN và giao, bán, khoán, kinh doanh, cho thuê DNNN đã được triển khai nhằm khơi dậy động lực và hạn chế tình trạng mất việc làm, giảm gánh nặng bao cấp của Nhà nước đối với những doanh nghiệp không cần nắm giữ. Đến giữa năm 2000, số lượng doanh nghiệp đã cổ phần hoá là khoảng 460 doanh nghiệp và có 27 DNNN được chuyển giao cho tập thể người lao động hay bán cho khu vực ngoài quốc doanh.
Do đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp nhà nước, sáp nhập, giải thể, cho thuê, khoán kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN dẫn đến số lao động không bố trí được việc làm gia tăng. Tổng số lao động của các doanh nghiệp dự kiến sẽ sắp xếp lại dưới các hình thức cổ phần hoá, sáp nhập, giải thể, giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động, bán doanh nghiệp, cho thuê, khoán kinh doanh trong 3 năm tới là gần 430 ngàn người. Trong đó có một bộ phận lao động sẽ không bố trí được việc làm, một bộ phận khác chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác.
Tính đến năm 2001 có khoảng 1,7 triệu lao động làm việc trong các DNNN, chiếm khoảng 5% lực lượng lao động xã hội, trong đó doanh nghiệp do trung ương quản lý với hơn 1 triệu lao động và doanh nghiệp do địa phương quản lý với hơn 700 nghìn lao động. Tuy số lượng lao động không nhiều nhưng trong thời gian tới các biện pháp cơ cấu lại doanh nghiệp như trên sẽ tiếp tục được thực hiện. Đồng thời yêu cầu đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới có ý nghĩa sống còn đối với DNNN khi bước vào hội nhập theo các điều kiện của AFTA sẽ làm cho lao động dôi dư trong doanh nghiệp nhà nước tăng lên. Như vậy sức ép về lao động dôi dư sẽ ngày càng tăng.
Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nước cần tìm các biện pháp giải quyết vấn đề lao động dôi dư để tránh gây ra các phản ứng bất lợi cho cải cách DNNN. Cũng vì vậy, song song với việc cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam đã tiến hành đổi mới cơ chế quản lý lao động trong doanh nghiệp nhà nước, chuyển các quan hệ lao động theo hướng thị trường như mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động, xoá bỏ chế độ biên chế suốt đời, xoá bỏ dần các chế độ bao cấp, chuyển sang chế độ hợp đồng lao động...
Theo báo cáo của 3.639 doanh nghiệp trong năm 1998 thì số lao động không bố trí được việc làm ở 1946 doanh nghiệp là 92.274 người, chiếm khoảng 9,1% số lao động hiện có trong các doanh nghiệp báo cáo. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (vốn dưới 3 tỷ đồng) có tỷ lệ lao động dôi dư rất cao, chiếm tới khoảng 15% tổng số lao động, tức gấp khoảng 2,5 lần các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 5 tỷ đồng. Lao động nữ, lao động trẻ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động được đào tạo ở trình độ trung cấp và dạy nghề cũng chịu tác động mạnh của cải cách, có tỷ lệ dôi dư cao hơn.
Ngoài số lao động dôi dư thực sự DNNN không bố trí được việc làm còn có lao động vẫn có việc làm nhưng không thật sự cần thiết mà có thể giảm bớt mà không ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp. Theo các kết quả điều tra dựa trên đánh giá của các doanh nghiệp thì số lao động không thực sự cần thiết này bằng 9,4% tổng số lao động trong các doanh nghiệp. Số lao động này có thể được coi là số lao động dôi dư tiềm tàng trong các DNNN. Nếu tính cả số lao động dôi dư tiềm tàng thì tỷ lệ lao động cần giải quyết việc làm trong DNNN là khoảng 18,5%.
Giải quyết việc làm đối với lao động trong DNNN hiện nay không chỉ đối với lao động dôi dư mà cần giải quyết căn nguyên của vấn đề lao động dôi dư, không chỉ trong khu vực DNNN mà cần tìm đến sự hỗ trợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với các cơ chế chính sách thích hợp về bảo đảm xã hội cho số lao động chuyển dịch khỏi khu vực nhà nước.
Do khu vực DNNN ít có khả năng tạo thêm việc làm đối với lao động của các DNNN và lao động ngoài xã hội, vì tạo việc làm một phần quan trọng phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của các DNNN và để tạo thêm chỗ làm việc trong khu vực này cần tăng đầu tư vào DNNN. Nhưng giải quyết vấn đề này gặp phải những hạn chế về nguồn tài chính và hiệu quả vốn đầu tư, trong đó một phần quan trọng không phải chi cho đầu tư mở rộng sản xuất mà nhu cầu cấp bách hiện nay là đầu tư nâng cấp công nghệ, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh mới có tích luỹ vốn để doanh nghiệp tự mở rộng sản xuất và trên cơ sở tích luỹ của doanh nghiệp thì Nhà nước mới có nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất xã hội.
Mặt khác việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới DNNN hiện nay bằng các biện pháp cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê DNNN không chỉ đảm bảo việc làm cho số lao động hiện có khi chuyển sang doanh nghiệp mới theo pháp luật về lao động, mà quan trọng là tạo cơ sở vững chắc trên cơ sở hiệu quả cao hơn trước để tái tích luỹ, mở rộng sản xuất, thu hút lao động từ khu vực DNNN chuyển sang và lao động ngoài xã hội.
Ngoài ra phải thực hiện các chính sách bảo đảm xã hội hợp lý để giải quyết vấn đề lao động dôi dư từ khu vực DNNN sang khu vực ngoài quốc doanh.
2. Dư thừa lao động trong quá trình phát triển kinh tế và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước
Quá trình sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, số lao động thiếu việc là sẽ tăng lên. Đây là một thực tế khách quan đòi hỏi phải có sự phân tích, đánh giá nghiêm túc để có những giải pháp hữu hiệu. Hơn nữa, vấn đề lao động, việc làm không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà nó thực sự là vấn đề xã hội nổi cộm nhất đối với Việt Nam hiện nay.
Tình trạng dư thừa lao động trong các DNNN được xem xét trên hai mức độ: Dư thừa lao động thực tế trong các DNNN hiện nay có tỷ lệ là 7,12%. Dư thừa tiềm năng, nghĩa là nếu có cắt giảm cũng không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, loại này có tỷ lệ là 9,44%. Như vậy, dư thừa lao động ở các DNNN có thể lên tới 16,5%. Hiện tại cả nước có khoảng 1,7 triệu lao động trong các DNNN, với tỷ lệ trên số lao động dư thừa của khu vực này lên tới 280.000 người và còn tiếp tụ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam đến năm 2050 Khoa học Tự nhiên 0
R Nghiên cứu về Kinh tế học của Phát triển Carbon thấp, Chống chịu với Khí hậu ở Việt Nam – Giai đoạn Xác định Phạm vi Ngoại ngữ 0
R Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế Văn hóa, Xã hội 0
D Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top