Download miễn phí Đề tài Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ - Thực trạng và giải pháp
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các bảng biểu
Mở đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề 10
1.1. Quan niệm về làng nghề và những đặc điểm cơ bản của làng nghề Việt Nam 10
1.2. Vai trò của làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề ở nước ta hiện nay 18
1.3. Kinh nghiệm về phát triển làng nghề ở một số nước châu Á và một số địa phương trong nước 30
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ 49
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề và tiềm năng phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ 49
2.2. Tình hình phát triển làng nghề ở các tỉnh DHNTB 62
2.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của các làng nghề ở các tỉnh DHNTB 81
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ 101
3.1. Phương hướng phát triển làng nghề ở các tỉnh DHNTB 101
3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề ở các tỉnh 107
Kết luận 152
Danh mục tài liệu tham khảo
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-13-de_tai_phat_trien_lang_nghe_o_cac_tinh_duyen_hai_n.7reOUTVLeO.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-63364/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
riệu đồng/hộ, rượu 3,7 triệu đồng/hộ, gốm 3,8 triệu đồng/hộ,… thấp xa so với mức bình quân chung của LN toàn quốc là 26,73 triệu đồng/hộ chuyên và 16,1 triệu đồng của một hộ kiêm Sở Công nghiệp Bình Định - Quy hoạch phát triển LN trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - Trang 19..
Ở thành phố Đà Nẵng, qua số liệu báo cáo của Sở Công thương, quy mô vốn của các cơ sở sản xuất ở LN trên địa bàn như sau:
Bảng 11: Quy mô đầu tư vốn trung bình tại một số cơ sở LN tại Đà Nẵng năm 2007
LN
Quy mô lao động
(người)
Vốn đầu tư
(triệu đồng)
Vốn đầu tư/lao động
(triệu/người)
Bánh khô mè Cẩm Lệ
22
40
1.81
Chiếu Cẩm Nê
2
1
0.5
Đá chẻ Hòa Sơn
8
20
2.5
Nước mắm Nam Ô
4
40
10
Đá mỹ nghệ Non Nước
20
600-1000
30-50
Nguồn: Sở CôngThương thành phố Đà Nẵng, 2007.
Mặc dù số liệu bảng trên chỉ ở một số cơ sở sản xuất của LN nhưng cho thấy quy mô đầu tư vốn cho LN còn rất thấp. Đá mỹ nghệ Non Nước là một LN phát triển mạnh, một số cơ sở có vốn trên 1 tỷ đồng nhưng chủ yếu là đầu tư dự trữ nguyên liệu cho sản xuất.
Trong số vốn đầu tư của các cơ sở LN thì chủ yếu là vốn tự có. Theo kết quả điều tra cơ bản để xây dựng quy hoạch ngành nghề nông thôn và LN của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Bình Định, Phú Yên thì nguồn vốn tại cơ sở của doanh nghiệp LN chiếm 48,3%-50%, của một hộ chuyên ngành nghề chiếm 61,7-70%, số còn lại các cơ sở phải huy động vốn bên ngoài, mà phổ biến là từ nguồn vốn tín dụng phi chính thức (vay mượn của người thân trong gia đình, họ hàng, bạn bè, vay nợ của tư thương,…) còn nguồn huy động chính thức (từ ngân hàng thương mại hay hợp tác xã tín dụng, qũy tín dụng nhân dân) rất khó tiếp cận do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Do thiếu vốn và huy động vốn khó khăn nên cơ sở vật chất của các hộ LN khá sơ sài, giá trị tài sản cố định bình quân đạt rất thấp.
Nguồn vốn đầu tư ít ỏi đã dẫn đến khả năng đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất của các LN cũng rất hạn chế.
Bảng 12: Mức độ sử dụng công nghệ ở các cơ sở LN
Trình độ
Hộ gia đình
Doanh nghiệp
Thủ công
65%
35%
Nửa cơ khí
20%
30%
Cơ khí
14%
33%
Tương đối hiện đại
0.1%
1.8%
Nguồn: Cục thống kê các tỉnh DHNTB
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, ở các tỉnh DHNTB công nghệ của các cơ sở LN vẫn chủ yếu là bằng tay, công cụ thủ công sản xuất với kinh nghiệm cổ truyền. Việc sử dụng công nghệ tương đối hiện đại chiếm một tỷ lệ rất thấp. Đây chính là nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều dẫn đến sức cạnh tranh yếu, tiêu thụ khó khăn.
Cụ thể mức độ sử dụng kỹ thuật, công nghệ ở LN một số tỉnh DHNTB như sau:
- Tỉnh Quảng Nam có 62% số cơ sở trong LN có trình độ thủ công, 38% nửa cơ khí và cơ khí.
- Tỉnh Quảng Ngãi, 64% cơ sở có trình độ thủ công, 36% nửa cơ khí và cơ khí.
- Tỉnh Bình Định, sản xuất thủ công chiếm 68,5% và bán thủ công là 31,5%. Trong 8 huyện có LN thì 3 huyện là Hoài Ân, Phù Mỹ và Phù Cát (có 16 LN) hiện đang thực hiện sản xuất thủ công với tỷ lệ là 100%. Huyện Tây Sơn, các cơ sở sản xuất gạch ngói đang thực hiện sản xuất bán thủ công với tỷ lệ khoảng 80% Quy hoạch LN tỉnh Bình Định, sách đã dẫn, trang 5.
.
- Tỉnh Phú Yên, trình độ cơ khí được sử dụng 30% ở hộ kinh doanh cá thể, 60% cơ sở doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong số 18 LN trên địa bàn, có 6 làng thủ công thuần túy, 12 làng có sự hỗ trợ của máy móc để giải quyết những công đoạn không chính yếu, không có làng nào được cơ khí hóa hoàn toàn Quy hoạch ngành nghề, tỉnh Phú Yên, sách đã dẫn, trang 54.
.
- Tỉnh Khánh Hòa, trình độ thủ công và bán cơ khí trong các LN chiếm một tỷ lệ khá lớn, khoảng 70%.
Nếu xét theo đặc điểm nhóm nghề thì LN chế biến nông, lâm, hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu thể hiện bằng phương pháp thủ công (do tính chất công việc tỉ mỉ), còn lại các nhóm nghề khác, tùy theo công đoạn sản xuất có thể áp dụng nửa cơ khí hay cơ khí để có năng suất cao hơn.
Tập hợp các báo cáo về LN của các tỉnh DHNTB cho thấy, có gần 60% cơ sở sản xuất thủ công ở các LN (doanh nghiệp và hợp tác xã) đang gặp khó khăn về công nghệ sản xuất, gần 20% số cơ sở rất khó khăn. Đối với các hộ LN có trên 70% đang gặp khó khăn về công nghệ sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm LN.
2.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu của các LN
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các LN vùng DHNTB chủ yếu là tiêu thụ trong nước, trong đó, phần lớn tiêu thụ tại địa phương hay khu vực lân cận.
Theo thông tin về ngành nghề và LN truyền thống của Sở Công nghiệp Quảng Nam năm 2007, trong 51 LN trên địa bàn, chỉ có 4 LN có sản phẩm xuất khẩu. LN có tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu cao nhất là LN mây, tre, trúc Núi Thành, chiếm 80%, thấp nhất là LN chế biến trà hương thuộc các phường nội thị Tam Kỳ, chiếm 5%. Các LN khác (mộc Kim Bồng, gốm sứ La Tháp) tỷ trọng xuất khẩu chiếm 40-50%, còn 47/51 LN có sản phẩm tiêu thụ trong nước. Như vậy, số LN xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 8%. Giá trị xuất khẩu năm 2006 của các LN này là 6,15 triệu USD, chiếm 5% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ toàn tỉnh. Năm 2007 đạt khoảng 7 triệu USD. Đối với các LN có sản phẩm tiêu thụ trong nước, có 13/47 LN có 100% sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh, và tính chung tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh chiếm 70-80%, còn lại 20-30% tiêu thụ ở các tỉnh khác trong vùng hay khu vực Tây Nguyên, lượng tiêu thụ ở thị trường Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh không nhiều, khoảng 3%.
Ở thành phố Đà Nẵng, theo báo cáo của Sở Công thương năm 2007, trong 7 LN, có 2 LN có sản phẩm xuất khẩu, đó là đá mỹ nghệ Non Nước, tỷ trọng xuất khẩu 40% và mây tre, có tỷ trọng xuất khẩu 10%. Thị trường xuất khẩu của đá mỹ nghệ Non Nước là Hồng Kông, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Úc,… 5 LN có sản phẩm tiêu thụ trong nước, trong đó đá chẻ Hòa Sơn được tiêu thụ mạnh tại khu vực phía Bắc và miền Nam, nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nước mắm Nam Ô có thị trường chủ yếu ở miền Trung và phía Bắc.
Tỉnh Khánh Hòa, phần lớn sản phẩm của LN là tiêu thụ trong tỉnh. Tuy vậy, một số sản phẩm đã xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là sản phẩm của Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Vĩnh Phước chủ yếu phục vụ cho thị trường Nhật Bản, Pháp, Ý, Đức, Thụy Điển,… Năm 2006, tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, mây, tre, lá ở LN chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu (123 triệu USD) toàn tỉnh.
Tỉnh Bình Định, khoảng 70,4% LN có thị trường tương đối ổn định, như các LN chế biến hải sản và nông, lâm sản, còn thị trường tiêu thụ của nhóm LN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ít ổn định, sản phẩm tiêu thụ chậm. Tuy vậy, một số ít sản phẩm đã có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, như đồ gỗ mỹ nghệ đã có xuất khẩu ủy thác qua các thị trường Trung Quốc, Nhật, Đài Loan,...