Download Chuyên đề Phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương

Download Chuyên đề Phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương miễn phí





Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 2006 theo quyết định số 37/UBCK-GPHĐKD của Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước. Tên đầy đủ là Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương và tên giao dịch quốc tế là Asia- Pacific Securities Joint Stock Company ( viết tắt là APEC)
Hiện nay vốn điều lệ của APEC là 80 tỷ VND. Là CTCK thứ 37 được thành lập và đi vào hoạt động trong giai đoạn TTCK Việt Nam đang phát triển mạnh, APEC đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật để trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư trong cả nước. Phương châm hoạt động của APEC là“Lấy con người làm nền tảng, lấy khách hàng làm trung tâm, lấy chất lượng dịch vụ làm phương tiện nhằm cùng với khách hàng đạt được những thành công vượt bậc”.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp. Như vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển của TTCK, cac CTCK sẽ có điều kiện mở rộng hoạt động trong thị trường. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái, dẫn đến giảm về đầu tư đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh, như vậy sẽ làm TTCK kém phát triển, tác động trực tiếp đến hoạt động của các CTCK.
Lạm phát và vấn đề chống lạm phát, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp nhất đến TTCK, những chính sách này có thể làm thị trường phát triển, nhưng cũng có thể làm thị trường đi xuống. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các CTCK.
Những năm trở lại đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức khá cao, năm 2002 đạt 7,1%, năm 2003 đạt 7,23%, năm 2004 đạt 7,7%, năm 2005 là 8,4%, năm 2006 đạt 8,17%, năm 2007 đạt 8,5%. Nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường tài chính nói chung, TTCK nói riêng cũng như các chủ thể tham gia thị trường này, trong đó có các CTCK.
1.3.2.2. Môi trường chính trị - xã hội và pháp luật
Đối với mỗi quốc gia, môi trường chính trị- xã hội luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động của nền kinh tế nước đó. Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị hay hệ thống pháp luật trong, ngoài nước có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn định về kinh tế, dẫn đến sự thay đổi đầu tư và lòng tin của công chúng… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK, và như vậy sẽ tác động đến kết quả hoạt động của các CTCK cũng như mạng lưới chi nhánh, đại lý của công ty.
Môi trường pháp lý là yếu tố quan trọng tác động tới hiệu quả hoạt động TTCK, nó có thể tạo ra những tác động tích cực tới thị trường nhưng ngược lại nó cũng có thể đem lại những tác động tiêu cực. Một môi trường đầu tư với khung pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Khi xem xét tới yếu tố pháp lý, các nhà phân tích thường đánh giá theo các góc độ sau:
- Hệ thống hành lang pháp lý của TTCK được xây dựng như thế nào? Có đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư hay không?
- Các luật khác liên quan có trùng chéo, mâu thuẫn nhau hay không?
- Khả năng thực thi pháp luật thế nào?
- Những mặt khuyến khích, ưu đãi và hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật?
- Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng đến TTCK?
Sự phát triển của thị trường
- Số lượng và chất lượng hàng hoá trên thị trường
Một TTCK phát triển với lượng hàng hoá dồi dào sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho các CTCK. Các CTCK có thể mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như tăng tính cạnh tranh giữa các CTCK.
Tại Việt Nam, tính đến tháng 5- 2006, cả nước đã thực hiện cổ phần hóa được 2935 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 80% số doanh nghiệp mới thực hiện cổ phần hóa từ năm 2001. Quá trình cổ phần hóa cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế đã cho ra đời rất nhiều công ty hoạt động hiệu quả, tạo nguồn cung hàng hóa dồi dào cho TTCK. Vì vậy, trong thời gian vừa qua, có rất nhiều các CTCK được thành lập và đi vào hoạt động, đồng thời mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhà đầu tư. Lượng hàng hóa nhiều, tuy nhiên tại Việt Nam, hàng hóa tài chính này còn quá đơn giản, trong khi các hàng hóa tài chính tại các nước đã trở nên rất phức tạp. Vì vậy, CTCK cũng cần nghiên cứu giới thiệu các hàng hóa mới, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn đầu tư cũng như có thêm các công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu cho mình.
- Tâm lý của các nhà đầu tư
Tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí của người dân. Tại một số thị trường mới phát triển như Việt nam, nhìn chung sự hiểu biết của dân chúng về TTCK còn rất hạn chế. Khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn, cùng với sự hiểu biết chưa đầy đủ như vậy thì tâm lý đầu tư theo số đông sẽ rất phổ biến. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động phải căn cứ vào đặc điểm của nhà đầu tư trên địa bàn cũng như căn cứ vào chi phí bỏ ra ban đầu và lợi ích thu được sau này để đưa ra quyết định.
Sự phát triển của công nghệ
Sự tiến bộ kỹ thuật có thể có tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị trường, khách hàng, thực tiễn tiếp thị và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra những thị trường mới, kết quả là sự sinh sôi của những sản phẩm mới. Tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có. Hiện nay, không doanh nghiệp nào mà tự cách ly với những phát triển công nghệ đang xuất hiện. Đối với các CTCK, áp dụng tiến bộ kỹ thuật là đòi hỏi không thể thiếu đối với hoạt động của công ty. Nó làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty cũng như tăng chất lượng phục vụ khách hàng.
Cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu. Quy luật cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, như vậy mới có thể tồn tại và phát triển. Những doanh nghiệp không đầu tư đổi mới, không có sản phẩm mới, chất lượng dịch vụ không tốt sẽ không có chỗ đứng trên thị trường. Điều này đặc biệt đúng đối với thị trường tài chính.
Các đặc trưng được dùng để mô tả khả năng cạnh tranh của các công ty:
- Vấn đề thị phần
- Hiểu và nhớ thật chính xác bạn đang kinh doanh gì
- Đổi mới hay là mất đi; đặc biệt là trong các ngành kinh doanh được công nghệ điều khiển.
- Con người tạo ra sự khác biệt
- Không có gì thay thế được chất lượng.
Sự phát triển của các trung gian tài chính khác như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư... đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của thị trường tài chính góp phần thu hút, luân chuyển các nguồn lực tài chính dành cho đầu tư phát triển. Đồng thời, sự phát triển này cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các trung gian tài chính. Như vậy, CTCK không những phải cạnh tranh với các công ty trong cùng lĩnh vực hoạt động mà còn phải cạnh tranh với các trung gian tài chính trên thị trường tài chính.
Cạnh tranh trên TTCK Việt Nam đang trở nên gay gắt. Số lượng các CTCK không ngừng được thành lập trong thời gian vừa qua. Hệ thống ngân hàng thương mại, cũng rất phát triển cả về số lượng các ngân hàng cũng như loại hình dịch vụ cung cấp. Do đó, trong thời gian tới sẽ có sự c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
M phát triển mạng lưới tư vấn tài chính tại công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG Luận văn Kinh tế 1
H Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng Luận văn Kinh tế 0
P Sự hình thành và phát triển đường lối cánh mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
C Phát triển mạng lưới của Ngân hàng Thương mại CP xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên Luận văn Kinh tế 0
C Phát triển mạng lưới phân phối tại Công ty TNHH Trung Thành Luận văn Kinh tế 0
J Quản lý nhân lực tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông Viettel Luận văn Kinh tế 1
D slide Phát triển tầm nhìn, sứ mạng, hệ thống giá trị cốt lõi và mục tiêu của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top