Download miễn phí Khóa luận Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế
MỤC LỤC
---o0o---
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài : 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
Bảng. Kết quả thu thập phiếu điều tra 4
5. Ý nghĩa của đề tài 4
6. Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5
1.1. Những vấn đề chung về sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững 5
1.1.1. Các khái niệm 5
1.1.2. Nội dung của xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững 7
1.1.3. Các quan điểm liên quan 8
1.1.4. Vai trò và đặc trưng 10
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất xuất khẩu nông sản 13
1.1.6. Tính tất yếu khách quan phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững 16
1.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở một số quốc gia và địa phương trong nước 19
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững của một số nước trên thế giới 19
1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững ở Việt Nam 20
1.2.3. Tình hình phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 22
1.2.4. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững của một số địa phương 24
1.2.5. Kinh nghiệm rút ra cho Tỉnh Thừa Thiên Huế 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 28
2.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 29
2.2. Tình hình sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 32
2.2.1. Tình hình sản xuất nông sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010 32
2.2.2. KN xuất khẩu nông sản của tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2006 – 2010 36
2.2.3. Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu hàng nông sản tỉnh Thừa Thiên Huế 37
2.2.4. Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế với các vấn đề xã hội 45
2.2.5. Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế với các vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường 47
2.3. Đánh giá chung 48
2.3.1. Thành công đạt được và nguyên nhân thành công 48
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 49
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT XUẤT KHẨU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 54
3.1. Phương hướng 54
3.2. Mục tiêu 55
3.2.1. Mục tiêu chung 55
3.2.2. Mục tiêu cụ thể 55
3.3. Giải pháp 55
3.3.1. Giải pháp đảm bảo xuất khẩu nông sản tăng trưởng cao 56
3.3.2. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố xã hội 60
3.3.3. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố môi trường 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Kiến nghị 64
2.1. Đối với chính quyền trung ương 65
2.2. Đối với chính quyền địa phương 65
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-08-khoa_luan_phat_trien_san_xuat_xuat_khau_nong_san_t.G91RFR0neT.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-44404/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
hất, diện tích rừng giảm do chặt phá để lấy đất trồng cây công nghiệp, sự cạn kiệt của các nguồn lợi thủy sản do khai thác quá mức với những phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt.Hậu quả của những vấn đề trên đang tác động trực tiếp ngay tới toàn bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn: Diện tích đất hoang hóa, rừng trọc có diện tích ngày càng tăng, sản lượng đánh bắt thủy hải sản gần bờ có xu hướng giảm. Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng. Bảo vệ tài nguyên môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp cũng như sản xuất xuất khẩu nông sản.
Thứ ba, phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững gắn liền với vấn đề xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của cư dân nông thôn.
Đối với Thừa Thiên Huế, khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực tập trung phần lớn dân cư. Không chỉ có riêng Thừa Thiên Huế mà nhiều địa phương, khu vực nông nghiệp vẫn là khu vực phát triển chậm nhất, đời sống của cư dân nông thôn phần lớn vẫn ở tình trạng cùng kiệt đói. Tuy nhiên để vượt qua vòng luẩn quẩn cùng kiệt đói ở khu vực nông nghiệp là hết sức khó khăn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khu vực nông thôn đang rơi vào tình trạng “ cùng kiệt đi tương đối”. Đời sống khó khăn, cùng với sự gia tăng của hàng loạt các tệ nạn xã hội các tệ nạn xã hội gây mất ổn định không chỉ khu vực nông nghiệp, nông thôn mà nó tạo ra áp lực đè nặng lên nền kinh tế quốc dân. Để giải quyết được vấn đề đó thì không còn con đường nào khác là phải tập trung các nguồn lực để vực dậy sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh đó là việc phân chia bình đẳng lợi ích thương mại từ hoạt động sản xuất xuất khẩu nông sản. Chỉ khi đó sự phát triển mới thực sự bền vững.
Tóm lại, do sự biến động thất thường ngày càng tăng lên trong môi trường kinh doanh khắp thế giới, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, sự khủng hoảng tài chính mới đây tại Mỹ, đã lan tỏa nhanh và làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với việc sản xuất xuất khẩu nông sản nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học về sản xuất xuất khẩu nông sản, sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững,…, sẽ là những yếu tố nền tảng quan trọng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất xuất khẩu nông sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những giải pháp cho sự phát triển sản xuất xuất khẩu cho những năm sắp tới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Đặc điểm tự nhiên – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, có tọa độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông được giới hạn bởi biển Đông. Diện tích tự nhiên 5.053,99 km2, chiếm 1,5% về diện tích và 1,4% về dân số so với cả nước. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 8 huyện và Thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn.
Thừa Thiên Huế có một vị trí quan trọng, nằm trên các trục giao thông huyết mạch của cả nước như quốc lộ, tuyến đường sắt Bắc – Nam; đồng thời là một trong những cửa ngõ quan trọng thông ra Biển của các hành lang Đông – Tây: Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào. Trục quốc lộ 1A- trục đường 9, trục 49 qua cửa khẩu S10 (A Đớt – Tà Vàng), S3 (Hồng Vân – Cutai), cửa khẩu Lao bảo đường 9; Trục 14B qua cửa khẩu Bờ Y, đường 18 (Lào), đây là các trục Hành lang Đông – Tây quan trọng nối cảng Chân Mây với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và cả tiểu vùng sông Mê Kông.
Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
2.1.1.2.Ðịa hình
Địa hình Thừa Thiên Huế được chia thành các loại:
Địa hình khu vực núi trung bình
Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi
Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải
Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tỉnh Thừa Thiên - Huế có 505.399 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 58.996 ha, chiếm 11,67%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 224.525 ha, chiếm 44,42%; diện tích đất chuyên dùng là 21.113 ha, chiếm 4,17%; diện tích đất ở là 3.957 ha, chiếm 0,78%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 196.808 ha, chiếm 38,94%.
Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 228.121 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 176.473 ha, diện tích rừng trồng là 51.648 ha.
Tài nguyên nước và khí hậu thủy văn
Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ Á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
Các sông chính của Thừa Thiên Huế là sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi. Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường xuyên bị nạn hạn hán, nước mặn đe dọa; có năm hạn mặn kéo dài gần 2 tháng liền, gây nhiều tổn thất về đời sống và kinh tế. Sự thất thường của khí hậu và thời tiết là một trong những khó khăn lớn của tỉnh, đặc biệt đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Trong suốt quá trình phát triển của Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến nay, với những quan điểm và chính sách đổi mới kinh tế - xã hội đúng đắn của Đảng đề ra tại các Đại hội VI, VII, VIII, IX và X đã được cụ thể hóa qua các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với những nỗ lực cao của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền các cấp đưa kinh tế tỉnh vượt qua những khó khăn thử thách, tiếp tục duy trì khả năng phát triển kinh tế xã hội với tốc độ khá nhanh và đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy kinh tế của tỉnh đứng trước không ít khó khăn, thách thức, những các chỉ tiêu đề ra đều hoàn thành, kinh tế phát triển tương đối toàn diện.
2.1.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của Thừa Thiên Huế
Là một tỉnh nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, chỉ chiếm 2,1% về diện tích và 1,31% dân số của Việt Nam. So với nhiều tỉnh trong cả nước, qui mô kinh tế Thừa Thiên Huế thuộc loại nhỏ. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2009 tính theo giá hiện hành là 16.818,5 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994 là 5.458,9 tỷ đồng). Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng trong 10 năm qua đạt được khá cao, đặc biệt trong giai đoạn 2004 - 2009 đạt hơn 11% đã làm cho quy mô GDP năm 2009 gấp 2 lần so với năm 2000.
Bảng 2.1. Quy mô tốc độ tă...