Amot

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Phần mở đầu
Trang
Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
1.1. Tổng quan về trái phiếu..................................................................................1
1.1.1 Khái niệm ..................................................................................................1
1.1.2 Đặc điểm....................................................................................................1
1.2. Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và thị trường TPDN ...............2
1.2.1 Trái phiếu doanh nghiệp.............................................................................2
1.2.1.1. Khái niệm.......................................................................................2
1.2.1.2. Đặc điểm TPDN.............................................................................2
1.2.1.3. Phân loại TPDN.............................................................................2
1.2.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của TPDN................................................3
1.2.2 Thị trường TPDN.......................................................................................6
1.2.2.1 Khái niệm .......................................................................................6
1.2.2.2 Đặc điểm, phân loại thị trường TPDN ............................................6
1.2.2.3 Vai trò của thị trường TPDN...........................................................7
1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường TPDN............................... 10
Kết luận chương 1.................................................................................................. 11
Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam
2.1. Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam................................................... 12
2.1.1 Bối cảnh kinh tế....................................................................................... 12
2.1.2 Thực trạng thị trường vốn Việt Nam ........................................................ 14
2.1.3 Mối liên hệ giữa thị trường TPDN với thị trường cổ phiếu
và thị trường tín dụng ở Việt Nam hiện nay..................................................... 17
2.2. Thực trạng họat động của thị trường TPDN ở Việt Nam
trong thời gian qua............................................................................................... 19
2.2.1. Hoạt động phát hành TPDN .................................................................... 19
2.2.2. Tình hình giao dịch TPDN trên thị trường............................................... 22
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của thị trường
TPDN ở Việt Nam:............................................................................................... 23
2.3.1. Khung pháp lý chưa được xây dựng hoàn chỉnh...................................... 242.3.2. Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu còn kém phát triển...................... 24
2.3.3. Chưa có đường cong lãi suất chuẩn......................................................... 26
2.3.4. Nhận thức về chứng khoán của doanh nghiệp và nhà đầu tư
còn hạn chế....................................................................................................... 27
Kết luận chương 2.................................................................................................. 28
Chương 3: Giải pháp phát triển hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở
Việt Nam
3.1. Triển vọng và thách thức của thị trường TPDN Việt Nam trong
thời gian tới .......................................................................................................... 29
3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường tài chính ........................................... 29
3.1.2. Triển vọng phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam - “Một kênh
huy động vốn đầy hứa hẹn” .............................................................................. 30
3.1.3. Những khó khăn thách thức cho thị trường TPDN ở Việt Nam
trong quá trình phát triển................................................................................... 32
3.2. Một số đề xuất nhằm phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam trong
thời gian tới .......................................................................................................... 33
3.2.1. Nhóm giải pháp trọng tâm....................................................................... 33
3.2.2. Nhóm giải pháp khác .............................................................................. 41
3.2.2.1. Nhóm giải pháp thuộc về phía cơ quan nhà nước ............................ 41
3.2.3.2. Nhóm giải pháp về phía chủ thể phát hành trái phiếu ...................... 46
3.2.4.3. Về phía nhà đầu tư trái phiếu .......................................................... 49
Kết luận chương 3.................................................................................................. 50
Kết luận
Phụ lục 1A: Phân loại Trái phiếu DN
Phụ lục 1B: Điều kiện phát hành trái phiếu
Phụ lục 1C: Các cách phát hành trái phiếu
Phụ lục 1D: Một số kỹ thuật định giá trái phiếu đang được áp dụng hiên nay
Phụ lục 2A: Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp (tính đến năm 2007)
Phụ lục 2B: Phân tích các cách phát hành TP tại các NHTM Việt Nam
Phụ lục 3A: Mô hình công ty Dịnh mức tín nhiệm
Phụ lục 3B: Hệ thống đánh giá của Moody so sánh rủi ro tín dụng trên
toàn thế giới của Moody’s
Phụ lục 3C: quy mô xếp hạng tín nhiệm
Tài liệu tham khảo
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP : Cổ phiếu
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
ĐMTN : Định mức tín nhiệm
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng trung ương
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Trái phiếu
TPCP : Trái phiếu chính phủ
TPDN : Trái phiếu doanh nghiệp
TPĐP : Trái phiếu địa phương
TTCK : Thị trường chứng khoán
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTTP : Thị trường trái phiếu
TTTPDN : Thị trường trái phiếu doanh nghiệpDANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
Bảng:
Bảng 2.1: Qui mô niêm yết TTCK Việt Nam (tính đến tháng 04 năm 2008)
Bảng 2.2. So sánh lãi suất TPCP và TPDN cùng kỳ hạn
Hình vẽ:
Hình 2.1: Biểu đồ GDP của Việt Nam qua các năm (từ năm 2000 - 2007)
Hình 2.2: Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng giá tiêu dùng từ năm 1996 đến năm 2007
Hình 2.3: Biểu đồ tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 2000 - 2007
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ trọng khối luợng và giá trị của TTCK Việt Nam
Hình 2.5: Biểu đồ giá trị giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
Hình 3.1: Mô hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm
Hình 3.2: Mô hình định mức tín nhiệm dự kiến
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiPHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sự kiện
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Để có thể hòa nhịp cùng
với xu thế hội nhập đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chuẩn bị đầy đủ
những điều kiện cần thiết như: Đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao trình độ
đội ngũ lao động, mở rộng phạm vi hoat động… Ngoài ra, một điều kiện hết sức
quan trọng, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp đó chính là vốn.
Theo cam kết WTO, nước ta đã mở cửa nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài
chính. Từ đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt
Nam. Hiện nay, quá trình cổ phần hóa đang diễn ra mạnh mẽ, số lượng các doanh
nghiệp cổ phần ngày càng tăng, việc mua bán chứng khoán diễn ra sôi động, khiến
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quan tâm nhiều hơn đến việc huy
động vốn trên thị trường chứng khoán. Nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp hầu
như chỉ quan tâm đến phát hành cổ phiếu mà lãng quên hình thức phát hành trái
phiếu cũng là một kênh huy động vốn trung dài hạn phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát
triển.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua thị trường cổ phiếu có nhiều biến động,
NHNN siết chặt tín dụng, các NHTM đua nhau tăng lãi suất cao kỷ lục, thêm vào đó
là tình hình lạm phát tăng cao. Từ đó, khiến cho việc huy động vốn của doanh
nghiệp qua hình thức phát hành cổ phiếu và vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Như
vậy, hình thức huy động qua kênh phát hành trái phiếu là thích hợp nhất hiện nay.
Phát hành trái phiếu như một khoản vay có thời gian đáo hạn khá dài, rủi ro của
doanh nghiệp được chia sẻ cho nhiều nhà đầu tư.
Mặt khác, kể từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 xảy ra ở châu Á,
nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm từ
cuộc khủng hoảng là phải san sẻ bớt gánh nặng từ hệ thống ngân hàng sang cho thị
trường trái phiếu doanh nghiệp. Từ đó, đặt ra yêu cầu phải phát triển thị trường này
đủ điều kiện để có thể thực hiện chức năng tài trợ vốn nợ cho các doanh nghiệp một
cách hiệu quả.Xu hướng của các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, chủ yếu huy động
vốn qua phát hình trái phiếu. Trong khi, phát hành trái phiếu đối với nhiều doanh
nghiệp trên thế giới là phổ biến, ở Việt Nam thì chỉ có một số ít các công ty lớn phát
hành trái phiếu như tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng Công
ty Dầu Khí Việt Nam, tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) , Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) …
Song, với phần lớn các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát hành
trái phiếu vẫn còn là việc làm mới mẻ. Nguyên nhân do thị trường trái phiếu doanh
nghiệp chưa phát triển, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng của thị trường
còn yếu kém, thiếu đường cong lãi suất chuẩn, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp và nhà
đầu tư còn non kém kiến thức về chứng khoán nói chung và trái phiếu doanh nghiệp
nói riêng.
Nhằm giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển đúng với tiềm năng của
nó, khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa hình thức huy động vốn trung dài
hạn, tạo độ an toàn cho nền tài chính quốc gia, phù hợp với chủ trương của Chính
phủ và xu hướng chung của nền kinh tế. để làm được điều đó đòi hỏi phải đầu tư
thêm nhiều công sức nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra các giải pháp tốt hơn để phát
triển thị trường này. Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết như vậy, sinh viên thực
hiện đã chọn nghiên cứu đề tài:
“Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam,
tạo kênh huy động vốn hiệu quả”
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Đề tài đóng góp về mặt thay đổi nhận thức trong công tác huy động vốn đầu tư
phát triển của các doanh nghiệp ở Việt Nam, giúp các doanh nghiệp cởi mở và mạnh
dạn hơn khi tham gia thị trường chứng khoán.
Ở góc độ vĩ mô, việc vận dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần
phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam. Ở góc độ vi mô, doanh
nghiệp vận dụng những nghiên cứu của đề tài phục vụ công tác huy động vốn qua
kênh phát hành trái phiếu, không những giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn
đầu tư trung dài hạn, mà còn giúp doanh nghiệp có quan điểm đúng đắn hơn về lợi
ích từ việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, đó là một trong những
việc cần làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3. Mục đích nghiên cứu:
Vấn đề trọng tâm mà đề tài muốn giải quyết là trên cơ sở xem xét thực trạng,
phân tích những mặt tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân, những triển vọng và thách thức
trong hiện tại để đưa ra các đề xuất phù hợp nhằm góp phần phát triển thị trường trái
phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua đó, khuyến khích các doanh nghiệp nâng
cao nhận thức, thay đổi quan điểm, xem phát hành trái phiếu là một công cụ huy
động vốn nợ thay cho hình thức vay vốn ngân hàng, góp phần san sẻ gánh nặng rủi
ro từ hệ thống ngân hàng sang cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo sự phát
triển bền vững cho nền kinh tế đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung các vấn đề liên quan đến thực trạng
hoạt động của thị trường sơ cấp (thị trường phát hành) lẫn thị trường thứ cấp (thị
trường giao dịch) trái phiếu doanh nghiệp và những giải pháp phát triển cả hai loại
thị trường này.
Phạm vi nghiên cứu : hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt
Nam từ năm 2000 đến nay.
Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở pháp lý cho sự hình thành thị
trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam, tình hình hoạt động của thị trường trái
phiếu trong thời gian qua. Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp để phát triển thị
trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Bên cạnh việc vận dụng lý thuyết các môn học Tài chính doanh nghiệp, Đầu tư
tài chính làm nền tảng lý luận, đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông
qua các kênh thông tin đại chúng, các tham luận; đề tài kế thừa có chọn lọc các tài
liệu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ; dùng phương pháp thống kê lịch sử và
phương pháp tổng hợp để đánh giá tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu
doanh nghiệp trong thời gian qua; vận dụng lý luân từ tình hình thực tế cơ sở đề xuất
các giải pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
vận động và phát triển.
6. Kết cấu đề tài: được chia làm 3 chương
Chương 1: Nội dung cơ bản về trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái
phiếu doanh nghiệp. Chương này đề cập những vấn đề lý luận về trái phiếu doanhnghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung. Sự cần thiết của thị trường
trái phiếu doanh nghiệp.
Chương 2 : Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong chương
này, đề tài nêu lên thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam trong
thời gian qua, phân tích và đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển
của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chương 3 : Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ
sở nguyên nhân dẫn đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp kém phát triển cùng với
triển vọng, thách thức trong bối cảnh hiện nay, đề tài đưa ra một số đề xuất phát triển
thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
1.1.Tổng quan về trái phiếu:
1.1.1. Khái niệm:
Trái phiếu (TP) là chứng chỉ hay bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu (Trái chủ) đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành, gồm
Chính phủ, Chính quyền địa phương và DN.
1.1.2. Đặc điểm: Một TP thường có những đặc trưng sau:
Mệnh giá: Là giá trị danh nghĩa của TP được in ngay trên tờ phiếu, thay mặt cho số vốn
gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn.
Ở VN, mệnh giá của TP được ấn định là 100.000 VNĐ và các mệnh giá khác là bội số
của 100.000 VNĐ. Mệnh giá của TP được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ
và số TP phát hành.
Công thức tính: Mệnh giá TP = Số vốn huy động / Số TP phát hành
Tỷ suất sinh lời của TP: Là lãi suất danh nghĩa của TP quy định mức lãi mà nhà đầu tư
hưởng hàng năm. Thông thường có 2 cách trả lãi: 6 tháng/lần và 1 năm/ lần.
Mỗi TP có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu TP
một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ.
Lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán
TP.
Số tiền lãi nhà đầu tư nhận được hàng năm = Lãi suất coupon x Mệnh giá
Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất TP:
+ Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tùy thuộc vào chu
kỳ kinh tế, động thái chính sách của NHNN, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và
cách tài trợ thâm hụt đó.
+ Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi
suất sẽ quy định lãi suất của mỗi TP. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao.
+ Thời gian đáo hạn của TP. Nếu các TP có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian
đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
Giá mua: Giá mua TP là khoản tiền thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra để có được quyền sở
hữu TP. Giá mua có thể bằng, cao, hay thấp hơn mệnh giá. Tuy nhiên dù giá mua thế nào
thì tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá. Và đến ngày đáo hạn, trái chủ sẽ được trả lại
vốn gốc bằng với mệnh giá TP.Thời hạn: Thời hạn của TP là số năm theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những
điều kiện của nghĩa vụ. Kỳ hạn TP có ý nghĩa quan trọng vì lợi tức TP phụ thuộc vào thời
hạn của nó.
Quyền mua lại: Đối với loại TP có điều khoản mua lại cho phép tổ chức phát hành TP
thu hồi TP và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát
hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ
vay. Tổ chức phát hành thu hồi TP khi tỷ lệ lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất của TP
của tổ chức phát hành đã phát hành trước đó và có thể phát hành TP mới với tỷ lệ lãi suất
thấp hơn.
1.2. Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và TTTPDN:
1.2.1. Trái phiếu doanh nghiệp:
1.2.1.1. Khái niệm: TPDN là một loại chứng khoán nợ do DN phát hành nhằm huy động
vốn trung và dài hạn trên thị trường, quy định nghĩa vụ của người phát hành (DN) phải trả
cho người nắm giữ TP (nhà đầu tư) một khoản tiền xác định, thường là trong khoảng thời
gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
1.2.1.2. Đặc điểm TPDN: Bên cạnh những đặc điểm của một chứng khoán nợ nói chung,
TPDN còn có những đặc trưng sau:
 Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham gia vào
các quyết định của DN. Nhưng cũng có loại TP không được trả lãi định kỳ, người mua được
mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá.
 Khi DN giải thể hay thanh lý, TP được ưu tiên thanh toán trước các CP. Có những
điều kiện cụ thể kèm theo, hay nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay.
 TPDN rất đa dạng và phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của các
nhà đầu tư, là nguồn vốn vay chủ yếu cho các doanh nghệp ở các nước phát triển.
1.2.1.2. Phân loại trái phiếu doanh nghiệp: (xem phụ lục 1A)
 Căn cứ theo hình thức phát hành:
+ TP được phát hành theo mệnh giá
+ TP được phát hành theo hình thức chiết khấu (discount)
chính thức lẫn trên thị trường phi chính thức. Vì thế, nhà đầu tư mới có thể cân nhắc
giữa việc mua cổ phiếu và TPNH có sự chuyển đổi thành cổ phiếu. Nếu mua trái
phiếu NH thì nhà đầu tư sẽ bỏ ra số tiền ít hơn để mua cổ phiếu, tuy quyền lợi trước
mắt thì không bằng như mua cổ phiếu nhưng đây là cách thức xâm nhập dần để có
thể trở thành “ông chủ” của NH trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu đến hạn nhà đầu tư
đổi ý không muốn đầu tư lâu dài thì vẫn thu được gốc và lãi trái phiếu.
Tóm lại, cách phát hành trái phiếu tại các NHTM VN hiện nay là rất
sáng tạo và linh hoạt vừa tạo ra lợi ích kinh tế cho NH, cho cổ đông, vừa tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư mới có điều kiện trở thành cổ đông của NH trong tương lai
với số tiền đầu tư hợp lý. Tuy nhiên, thiết nghĩ các NH cũng nên quan tâm, nghiên
cứu dành một phần phát hành trái phiếu loại này với giá phát hành ưu đãi cho những
đối tượng có mối quan hệ với NH như các cơ sở đào tạo chuyên ngành, viện nghiên
cứu, các chuyên gia kinh tế, tài chính … bởi vì các đối tượng này nếu được gia
nhập và có mối quan hệ thường xuyên với NH sẽ là đội ngũ quảng bá thương hiệu,
dịch vụ NH một cách rộng rãi, tích cực và cũng sẽ góp một phần “ý tưởng” có
ích trong chiến lược phát triển NH. Về phía nhà đầu tư mới, ngoài việc tìm đến với cổ
phiếu NH thì việc tiếp cận với trái phiếu NH có sự chuyển đổi thành cổ phiếu trong
giai đoạn hiện nay sẽ góp phần đa dạng hóa danh mục đầu tư và cũng là một cách đầu
tư thiết thực mang lại lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài bền vững
(Theo Tạp chí phát triển kinh tế số tháng 6 năm 2007)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phần tập đoàn DaBaCo Nông Lâm Thủy sản 0
R Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
R Phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Thành Lợi Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển thị trường phát thải carbon ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện marketing – mix nhằm phát triển thị trường của nhà hàng oven d’or, khách sạn sheraton hà nội Marketing 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top