kenshin7611
New Member
Download miễn phí Đề tài Phát triển thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Việt Nam
Mục lục
Lời mở đầu 2
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 6
1. Quan niệm về thương mại điện tử 6
2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp 8
3. Các điều kiện phát triển thương mại điện tử 14
3.1. Môi trường pháp lý và chính sách 14
3.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội 14
3.3. Hạ tầng cơ sở nguồn nhân lực 15
3.4. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật - công nghệ 16
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 17
4.1. Các nhân tố quốc tế 17
4.2. Các nhân tố trong nước 20
Chương II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 25
1. Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử 25
2. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Việt Nam 29
3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Việt Nam 37
3.1. Những thành tựu đạt được 37
3.2. Những tồn tại cần quan tâm giải quyết khi phát triển thương mại điện tử ở các doanh nghiệp 41
Chương III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 45
1. Quan điểm 45
2. Mục tiêu 48
3. Giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Việt Nam 50
Kết Luận 64
Tài liệu tham khảo 67
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-13-de_tai_phat_trien_thuong_mai_dien_tu_o_cac_doanh_n.J4Wr9K3j9C.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-63430/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
c tuyến chiếm 9% trong tổng số các khoá đào tạo theo kết quả điều tra. Chất lượng đào tạo cũng được nâng lên một bước khi một số khoá học được đào tạo bằng tiếng Anh và có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài.Qua điều tra của Vụ TMĐT, Bộ Thương mại trên 200 tổ chức có cung cấp dịch vụ đào tạo công nghệ thông tin (CNTT) và TMĐT cho thấy các khoá đào tạo về CNTT và TMĐT ở nước ta chủ yếu được thực hiện dưới những hình thức sau: (1) Đào tạo chính quy dài hạn: 16%; (2) Đào tạo tập trung ngắn hạn: 33%; (3) Đào tạo theo đặt hàng (tại tổ chức, công ty đối tác): 37%. (4) Đào tạo trực tuyến: 9%. (5) Các hình thức khác: 5%. Nghiên cứu chi tiết các chương trình đào tạo này cho thấy sự vận dụng đa dạng những quan điểm đào tạo trên trong đào tạo ở nước ta.
Về hạ tầng viễn thông và Internet, kết quả điều tra cho thấy 100% doanh nghiệp có điện thoại, 100% doanh nghiệp có máy fax và tỉ lệ doanh nghiệp đã kết nối Internet là 92%. Trong số doanh nghiệp đã kết nối Internet, hình thức truy cập bằng ADSL chiếm 81,5%, đường truyền riêng chiếm 5,4% và hình thức truy cập bằng quay số chỉ còn 5,2%. Trong số 8% doanh nghiệp chưa kết nối Internet, 3,5% cho biết đã có kế hoạch kết nối trong năm tới.
Như vậy có thể khẳng định điều kiện hạ tầng tối thiểu cho ứng dụng thương mại điện tử đã được xác lập ở hầu hết các doanh nghiệp tại khu vực đô thị trên cả nước.
Ngoài ra, để đánh giá mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử trong doanh nghiệp chúng ta cũng có thể xem xét mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông ở mỗi doanh nghiệp như việc sử dụng các mạng nội bộ. Theo số liệu điều tra mới đây của Bộ Thương mại, có 73,78% doanh nghiệp đã lắp đặt mạng LAN và 4,03% doanh nghiệp có sử dụng mạng WAN. Những con số này phần nào phản ánh mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử trong doanh nghiệp khá cao. Thương mại điện tử có thể ứng dụng và phát triển ở mức độ cao phải được xuất phát từ mức độ tin học hoá cao trong nội bộ doanh nghiệp. Việc kết nối các mạng Intranet và Extranet của các doanh nghiệp. Đây thực sự vẫn còn là công nghệ mới với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo báo cáo điều tra phản ánh việc các doanh nghiệp sử dụng hai mạng này trong nội bộ doanh nghiệp minh còn rất thấp, tương ứng là 8,01% doanh nghiệp sử dụng mạng Intranet và 1,21% doanh nghiệp sử dụng mạng Extranet. Công nghệ này hiện nay chỉ mới được ứng dụng tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Bảng 2. Mức độ sử dụng mạng trong doanh nghiệp
Mạng được sử dụng
Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng
Mạng LAN
73,78%
Mạng WAN
4,03%
Mạng Intranet
8,01%
Mạng Extranet
1,21%
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2006 (Bộ Thương mại)
2. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Việt Nam
Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT trong những năm qua gắn liền với thành tựu phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định của Việt Nam, năm 2006 kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng cao với tốc độ tăng GDP là 8,17%. Thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh với vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm 2006 đánh dấu sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam, với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng thời tổ chức thành công hội nghị diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thể hiện cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế với thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội mới và những thách thức mới. Những cơ hội đó là: có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa; thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (AD)…; có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư. Cùng với cơ hội và đồng hành với nó, nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp nước ta cũng phải đối đầu với các thách thức lớn. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả ba cấp độ do hàng rào bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia, nên các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng như trong nội địa. Bối cảnh đó đòi hỏi các doanh nghiệp nước ta phải quan tâm thực sự đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh và TMĐT là một giải pháp quan trọng tích cực được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm ứng dụng.
Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với thương mại điện tử trước hết được thể hiện qua hoạt động giao dịch mua bán tại các sàn thương mại điện tử (e-Marketplace) sôi động hơn, dịch vụ kinh doanh trực tuyến phong phú và doanh thu tăng mạnh. Đồng thời, số lượng các website doanh nghiệp, đặc biệt là website mang tên miền Việt Nam (.vn) tăng nhanh, số lượng cán bộ từ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử lớn hơn so với năm trước. Đông đảo doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi ích thiết thực của thương mại điện tử thông qua việc cắt giảm được chi phí giao dịch, tìm được nhiều bạn hàng mới từ thị trường trong nước và nước ngoài, số lượng khách hàng giao dịch qua thư điện tử nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng với các đối tác thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
Các kế hoạch và đề án ứng dụng thương mại điện tử phổ biến nhất là thiết kế, xây dựng website doanh nghiệp, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, bổ sung, hoàn thiện các chức năng cho website, đào tạo thêm nguồn nhân lực hay thiết lập phòng ban riêng về thương mại điện tử.
Nếu xem việc doanh nghiệp có website là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp thì số liệu khảo sát của Bộ Thương mại cho thấy một bức tranh tổng thể về mức độ ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp Việt Nam tương đối khả quan. Trong tổng số 1.077 doanh nghiệp được điều tra, thì 31,3% đã có website và 35,1% cho biết sẽ tiến hành xây dựng website trong năm tới.
Khác với giai đoạn 2001 – 2005, năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng hơn đến đầu tư phát triển các website theo chiều sâu. Số liệu điều tra mới đây của Bộ Thương mại cho thấy 62,2% doanh nghiệp cập nhật thông tin trên website hàng ngày, 13,7% doanh nghiệp cập nhật thông tin trên website hàng tuần. Thống kê này là một tín hiệu khả quan cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đến hiệu quả hoạt động thực chất của website, chứ không chỉ đơn thuần lập website theo phong trào.
Các mặt hàng được giới thiệu nhiều nhất trên các website bao gồm những sản phẩm điện tử, viễn thông, sách, văn hóa phẩm và quà tặng. Đây cũng là những mặt hàng có doanh số bán qua mạng cao. Thực trạng này hoàn toàn phù hợp với tình hình chung trên thế giới, sản phẩm nào ...